Nhưng khi làm việc thì tôi được giao số lượng công việc khác lại quá nhiều, chiếm đi thời gian tôi làm công việc chính, và tôi có nói chuyện với tổng giám đốc là công việc xây dựng hệ thống ISO chậm nhất là phải 6 tháng mới xong và cũng đã được đồng ý với quan điểm này. Trong quá trình làm việc, tôi được TGĐ giao cho những công việc (không tên) và cũng không hề cho thời gian hoàn thành, nhưng song song đó ông ta vẫn giao công việc này cho một nhân viên khác đảm nhận. Khi tôi đưa kết quả CV thì ông ta vẫn ký và cho áp dụng ban hành. Công việc cứ thế diễn ra liên tục đến tháng 1 năm 2016, ông ta gửi Email bảo tôi đã không nhiệt tình trong công việc và làm việc không hiệu quả nên làm chậm trễ công việc chung trong công ty vì lý do tôi không chịu làm bản vẽ (trong khi đó, ông ta giao tôi kiểm tra bản vẽ chứ không giao tôi làm bản vẽ).

Tôi có trả lời Email rõ là tôi có trách nhiệm sửa bản vẽ cho anh, còn lại nhân viên của anh là người phải sửa theo cho đúng nhưng ông ta vẫn bắt tôi phải là người vẽ. Nên tôi không đồng ý quan điểm này, Ông ta nói nếu tôi chấp nhận làm thì mức lương phải hạ xuống bằng mức các Tp hiện nay, còn không thì nghỉ. Tôi đã chấp nhận giải pháp nghỉ việc vào khoản ngày 30 tháng 1 năm 2016, và ông ta cũng đồng ý. Nhưng tới 1/2/2016 ông ta ban hành quyết định cho tôi thôi việc, mà không hề làm đúng luật là báo trước 30 ngày. Một điểm nữa là tôi làm việc mà không được ký hợp đồng lao động. Tới thời điểm hiện tại công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm cho tôi. Rất mong được tư vấn cho trường hợp này. 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động công ty Luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Lao động 2012

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định của BLLĐ, nghĩa vụ báo trước chỉ áp dụng trong trường hợp NSDLĐ kỉ luật sa thải NLĐ hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo hình thức NSDLĐ đơn phương chấm dứt. Theo như thông tin mà  bạn cung cấp, bạn bạn đã đồng ý với phương án cho bạn thôi việc của tổng giám đốc của công ty. Như vây, căn cứ chấm dứt hợp đồng của bạn là chấm dứt do sự thỏa thuận của hai bên, do đó NSDLĐ không phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước. Bạn cũng đã thỏa thuận rằng sẽ nghỉ vào khoảng ngày 30/1/2016, do đó việc ra quyết định cho bạn thôi việc vào ngày 1/2/2016 cũng không phải vấn đề vi phạm ở đây. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 47 BLLĐ:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Như vậy, pháp luật quy định về vấn đề trách nhiệm của NSDLĐ phải trả lại sổ cho NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không có quy định cụ thể về thời hạn trả sổ cho NLĐ. Theo như thông tin mà bạn cung cấp NSDLĐ không kí kết hợp đồng bằng văn bản với bạn, do đó công ty có thể vi phạm về hình thức của hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 16 BLLĐ:

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.” Tuy nhiên, vấn đề hình thức của hợp đồng có thể dẫn đến việc công ty bạn bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, theo như tính chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của hai bên, do đó, bạn cũng có lỗi trong trường hợp này và pháp luật cung không có quy định về việc NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ.

Hành vi không ký kết hợp đồng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư lao động – Công ty luật LVN Group