Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Nghĩa vụ quân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn luật Nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

1. Bị loạn thị có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2. Luật sư tư vấn:

Phụ lục 1: PHÂN LOẠI SỨC KHỎE THEO THỂ LỰC VÀ BỆNH TẬT (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế -Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Quy định việc Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự)

Căn cứ bảng phân loại sức khỏe trong Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

2

Cận thị:

– Cận thị dưới -1,5 D

2

– Cận thị từ – 1,5 D đến dưới – 3 D

3

– Cận thị từ – 3 D đến dưới – 4 D

4

– Cận thị từ – 4 D đến dưới – 5 D

5

– Cận thị từ – 5 D trở lên

6

– Cận thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt

Dựa vào thị lực không kính tăng lên 1 điểm

3

Thoái hoá hắc võng mạc do cận thị nặng (từ -3D trở lên)

6

4

Viễn thị:

– Viễn thị dưới + 1,5 D

3

– Viễn thị từ + 1,5 D đến dưới + 3 D

4

– Viễn thị từ + 3 D đến dưới + 4 D

5

– Viễn thị từ + 4 D đến dưới + 5 D

6

– Viễn thị đã phẫu thuật trên 1 năm kết quả tốt

4

5

Các loại loạn thị

6

1. Căn cứ phân loại sức khỏe Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cách cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

…………..

4. Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số Điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt Điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị Điểm 6.

Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn bị loạn thị căn cứ bảng phân loại nêu trên bạn sẽ không thuộc đối tượng tham gia NVQS.

Ngược lại, nếu cận thị mức độ nêu trên bạn vẫn thuộc đối tượng tham gia NVQS.

Theo như quy định tại Điều 4 khoản 3 Thông tư 148/2018 Quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ

Điều 4 Tiêu chuẩn tuyển quân

….

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Như vậy là theo quy định tại khoản 3 Điều 4 thì những công dân có sức khỏe loại 3 và có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ) nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.” không bị gọi nhập ngũ.

Bài viết tham khảo thêm:
>> Bị loạn thị có được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự không ?
>> Loạn thị có được hoãn nghĩa vụ quân sự ?

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Bị loạn thị có được hoãn NVQS không. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số:1900.0191 để được giải đáp. Các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực khác quy kháh cũng có thể trao đổi trực tiếp với Luật sư của LVN Group thông qua tổng đài tư vấn pháp luật hoặc đặt lịch tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng Công ty luật MInh Khê để được Luật sư của LVN Group tham vấn, đưa ý kiến cụ thể.

2. Tư vấn về việc thực hiện Quyết định khám nghĩa vụ quân sự?

Kính gửi Công ty Luật LVN Group, hiện đang công tác tại Chi Nhánh Thái Nguyên- Công ty CP Ô tô Trường Hải. Hiện nay em đang trong độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, hiện tại em đang làm việc trong công ty đóng trên địa bàn TP.Thái Nguyên.

Hộ khẩu thường trú của em ở TX.Phổ Yên nhưng Ban chỉ huy quân sự Tp.Thái Nguyên gửi Lệnh điều động khám sức khỏe nghĩa vụ tại Ban chỉ huy quân sự TP.Thái Nguyên tới em ( vào ngày 17/11/2019). Song song với việc đó, tại TX Phổ Yên nơi em có hộ khẩu thường trú cũng đưa ra Quyết định khám nghĩa vụ quân sự( Ngày 16/11/2019). Vậy trong trường hợp này em phải thực hiện theo quyết định nào? Ban chỉ huy Quân sự TP Thái Nguyên làm như vậy có đúng luật nghĩa vụ quân sự hay không?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group. Chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

Nghị định số 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú

2. Nội dung trả lời:

Việc khám nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 16 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì:

1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.

2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.

3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.

Công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh; trường hợp có lý do chính đáng mà không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập và báo cáo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Trưởng Công an cấp huyện.

Nơi cư trú của cá nhân được giải thích chi tiết tại Điều 5, Nghị định số 31/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú như sau:

Điều 5. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.

Nếu bạn chỉ công tác tại Chi Nhánh Thái Nguyên- Công ty CP Ô tô Trường Hải mà không thực hiện việc đăng ký tạm trú tại TP.Thái Nguyên thì bạn sẽ thực hiện quyết định gọi khám sức khỏe theo nơi bạn đã đăng ký thường trú. Tức là thực hiện theo quyết định gọi khám sức khỏe của TX.Phổ Yên.

Trân trọng.

>> Xem thêm: Quy định mới nhất năm 2020 về quyền lợi khi bộ đội xuất ngũ ?

3. Đi khám nghĩa vụ quân sự ở đâu khi có 2 lệnh khám?

Chào Luật sư của LVN Group LVN Group. Hiện tại em có giấy báo triệu tập khám nghĩa vụ quân sự ở cơ quan công tác. Nhưng 1 tuần trước em có giấy triệu tập ở địa phương rồi, và có thực hiện đi khám sức khỏe. Vậy em có phải đi khám ở cơ quan không ạ ? Nếu không phải thực hiện thì cần những giấy tờ gì có liên quan ạ ? Mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn ạ.

Trả lời:

Theo quy định tại điều 17 luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:

“Quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ, khi chuyển chỗ ở đến địa phương khác, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để xoá tên trong sổ đăng ký; khi đến nơi ở mới, trong thời hạn bảy ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và trong thời hạn mười ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để ghi tên vào sổ đăng ký.”

-> Như vậy ở đây bạn có hai giấy gọi đi khám sức khỏe thì bạn cần làm một tờ trình gửi lên nơi bạn làm việc hoặc gửi về địa phương để yêu cầu xóa tên trên đăng ký tại địa phương để bạn chỉ đi khám tại nơi bạn thấy thuận tiện nhất.

Tham khảo bài viết liên quan: Khám nghĩa vụ quân sự khi bị cao huyết áp?

>> Xem thêm: Năm 2020, Nghĩa vụ quân sự có bắt buộc phải thực hiện không ?

4. Có cần về quê để khám nghĩa vụ quân sự?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi sinh năm 1992, vừa mới tốt nghiệp ĐH và đang đi làm tại 1 công ty ở Sài Gòn. Tôi mắc chứng bệnh hay chảy máu cam (mủi), và cận thị. Bây giờ gia đình tôi ở quê nhận được giấy báo khám NVQS. Tôi có thể làm giấy xác nhận đang làm việc hoặc xác nhận các bệnh trên để gửi về quê và không cần về quê khám được không ạ? Tôi cảm ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn luật nghĩa vụ quân sự, gọi số:1900.0159

Trả lời:

Theo bạn trình bày, bạn bị mắc chứng bệnh chảy máu cam (có mủ) thường xuyên và bạn bị cận thị. Theo Điều 30 Luật NVQS quy định:

Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật quy định tại Mục II, phụ lục 1, Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng là những bệnh thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự không nhận vào quân thường trực. Đây là những trường hợp dễ dàng phát hiện, phân loại sơ bộ được qua theo dõi, quản lý sức khỏe của địa phương và thuộc diện được miễn phát lệnh gọi đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe ở y tế cấp huyện:

39

Chảy máu cam:

– Chảy máu cam tái phát chưa có thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ

4

– Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu trung bình

5

– Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu nặng

6

Như vậy trường hợp của bạn bị chảy máu cam thường xuyên thì bạn sẽ thuộc khoản 39 bên trên và có thể được miễn nghĩa vụ quân sự

Thứ hai: Về thủ tục để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:

Theo điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự:

“Việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn làm nghĩa vụ quân sự theo Điều 29 và Điều 30 của Luật này do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định.”

Để được miễn gọi nhập ngũ, bạn cần chuẩn bị đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự, ngoài ra còn phải có giấy chứng nhận sức khỏe bạn đã mắc bệnh về mũi(chảy máu cam thường xuyên) của thấp nhất là bệnh viện tuyến huyện để cung cấp giấy tờ chứng minh bạn thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự.Như vậy bạn có thể gửi giấy về nhà và giấy tờ chứng nhận của bệnh viện là chính xác thì bạn sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự mà không cần phải đi khám.

>> Xem thêm: Quy định mới nhất năm 2020 về quyền lợi khi bộ đội xuất ngũ ?

>> Xem thêm: Tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp nghề thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không ?

5. Tư vấn độ tuổi khám nghĩa vụ quân sự cho học sinh cấp 3?

Thưa Luật sư, em sinh ngày 15/9/1991. Em đang học cấp 3 thì bỏ và xưa có đi học Trung cấp nghề. Hiện đang làm bên Lào. Theo quy định mới 2015 thì chỉ những ai học cao đẳng, đại học thì mức tuổi tham gia nghĩa vụ là 27. Còn trường hợp của em là chỉ đến 25 tuổi thôi đúng không ? Và như vậy là tính đến hết 15/9/2015 hay 15/9/2016 em mới hết được gọi tham gia khám nghĩa vụ ?

Trả lời:

Công ty Luật LVN Group chào bạn đọc, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Ngày 19/6/2015 Quốc hội chính thức ban hành Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Căn cứ điều 30 LNVQS 2015 quy định độ tuổi gọi nhập ngũ:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Như vậy, pháp luật quy định đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ từ 18 đến hết 27 tuổi chứ không phải là mức tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là 27 tuổi. Bạn không thuộc trường hợp là công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ do vậy, độ tuổi gọi nhập ngũ của bạn là từ 18 tới hết 25 tuổi. Tức, bạn sinh ngày 15/9/1991 thì đến ngày 15/9/2016 thì bạn sẽ không nằm trong đối tượng gọi nhập ngũ thời bình.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin ra quân trước thời hạn mới nhất năm 2020

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0159 để được giải đáp. Công ty luật LVN Group luôn cố gắng đưa đến dịch vụ tư vấn pháp luật tận tâm, chuyên nghiệp, đơn giản đến mọi người dân Việt Nam.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự – Công ty luật LVN Group