1.Biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù là gì?
Hình phạt tù được hiểu là loại hình thức phạt truyền thống trong luật hình sự của các nước nói chung và cũng là loại hình phạt được áp dụng phổ biến nhất trong thực tế ở Việt Nam hiện nay. Trong Bộ luật hình sự, hầu hết các khung hình phạt đều được xây dựng có hình phạt tù. Ngoài mục đích trừng trị, giáo dục, hình phạt tù còn có tác dụng hạn chế ở mức tối đa khả năng người đã phạm tội tiếp tục phạm tội, bảo vệ các quan hệ xã hội trước sự đe dọa của những hành vi tái phạm. Hình phạt tù theo Luật hình sự Việt Nam bao gồm hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tù không thời hạn (hình phạt tù chung thân).
Bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, do tòa án, viện kiểm sát căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể ra quyết định áp dụng đối với người thực hiện (trước, trong hoặc sau khi thực hiện) hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tức là không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và buộc phải chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật, của Nhà nước. Mục đích của biện pháp tư pháp này là phòng ngừa khả năng gây thiệt hại cho trật tự an toàn xã hội của những người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù không phải là hình phạt mà chỉ là những biện pháp hỗ trợ cho hình phạt, có vai trò quan trọng trong đấu tranh – phòng chống tội phạm. Qua đó để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người chấp hành hình phạt tù
Căn cứ Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định:
“1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
>> Xem thêm: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là gì ? Đối tượng điều chỉnh của các ngành luật cơ bản
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”
Biện pháp bắt buộc chữa bệnh mang tính chất cưỡng chế nhà nước. Có thể nói, đây cũng là một quy định thể hiện tính chất nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội. Cho dù người phạm tội có thực hiện hành vi nguy hiểm như thế nào đối với xã hội, gây ra hậu quả ra sao, xâm phạm bao nhiêu quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì khi có cơ sở xác định họ mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì yêu cầu trước tiên được đặt ra là áp dụng biện pháp tư pháp “bắt buộc chữa bệnh” đối với các chủ thể này.
>> Xem thêm: Quy định mới nhất về thủ tục thi hành án tử hình ?
Việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh có thể xảy ra tại bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp đang chấp hành hình phạt tù thì được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự với nội dung như sau:
Đây là trường hợp mà người phạm tội bị mắc bệnh trong khi đang chấp hành hình phạt tù, việc mắc bệnh dẫn đến làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội. Vì vậy khi có quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì thời hạn chấp hành hình phạt tù tạm thời ngưng cho đến khi người phạm tội được điều trị khỏi bệnh. Trừ trường hợp có lý do được miễn chấp hành hình phạt, nếu không người phạm tội vẫn phải tiếp tục chấp hành hình phạt tù trong thời hạn còn lại.
Đối với trường hợp này, pháp luật Việt Nam quy định cụ thể thời hạn bắt buộc áp dụng biện pháp chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt. Điều này có nghĩa thời hạn chữa bệnh bao lâu thì được trừ vào thời hạn hình phạt tù còn lại, nếu khi khỏi bệnh mà thời gian điều trị bằng hoặc dài hơn phần thời hạn còn lại thì người phạm tội không phải tiếp tục chấp hành hình phạt nữa.
Cần lưu ý, ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì khi áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nêu trên đều phải bảo đảm vấn đề người phạm tội chỉ khi nào điều trị khỏi bệnh thì mới tiếp tục bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù còn lại. Việc xác định người phạm tội đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định có thẩm quyền. Nếu người phạm tội chỉ mới dừng ở mức thuyên giảm, chưa khỏi bệnh thì không đủ cơ sở để tiếp tục truy cứu hoặc áp dụng hình phạt.
>> Xem thêm: Chế độ thăm phạm nhân (gặp thân nhân) áp dụng mới từ năm 2021
Về thời gian bắt buộc chữa bệnh, căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị chuyên khoa, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thì tùy theo giai đoạn tố tụng mà viện kiểm sát hay Tòa án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành án biện pháp này. Thời gian bắt buộc chữa bệnh không bị hạn chế về mặt thời hạn, người được đưa vào các cơ sở điều trị chuyên khoa sẽ được điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Việc xác định người phạm tội đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định có thẩm quyền. Đối với người đang chấp hành án phạt tù thì thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
3. Quy định về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù
Điều 452. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù
1. Trường hợp có căn cứ cho rằng người đang chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Trại giam, Trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
>> Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật
2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành án phạt tù ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành án phạt tù nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt tù.
4. Thủ tục đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh được quy định như sau
– Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho bệnh viện tâm thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án, đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
>> Xem thêm: Mẫu đơn tố giác tội phạm cập nhật mới nhất năm 2021
– Bệnh viện tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào bệnh viện tâm thần phải thông báo cho gia đình hoặc thân nhân của người bị áp dụng biện pháp tư pháp nơi người đó đang được chữa bệnh.
5. Quy định của pháp luật
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang thi hành án tại Trại giam hoặc Trại tạm giam mà có nghi ngờ họ bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì Giám thị Trại giam, Giám thị Trại tạm giam đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi có Trại giam hay Trại tạm giam đang giam giữ người bị kết án tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với họ và quyết định việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
– Trường hợp có căn cứ cho rằng người đang chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Trại giam, Trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
>> Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật
– Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành án phạt tù ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành án phạt tù nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt tù.
– Những tổ chức cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
+ Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Thường tín, Hà Nội) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực phía Bắc.
+ Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
+ Phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam và Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực phía Nam.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group