1. Bố bỏ nhà đi sau 20 năm quay về đòi ly hôn, chia tài sản xử lý thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group! Cho mình hỏi vấn đề sau: Bố mẹ mình cưới nhau đẻ được 2 người con gái sau khi cưới có xây được 1 căn nhà. Nhưng xây xong thì bố mình bỏ đi nơi khác làm ăn để lại tất cả nợ nần về chi phí xây nhà và các khoản vay để làm ăn. Và 3 mẹ con mình phải làm lụng vất vả cực nhọc để trả số nợ đó. Còn ông ra ngoài cặp kè với 1 người khác, cũng sinh được 2 người con 1 trai 1 gái.
Hiện giờ sau 20 năm ông bỏ đi khi về thấy cơ ngơi mẹ con mình gây dựng ông đòi đưa thằng con riêng ra để hưởng thụ nhưng mẹ con mình không đồng ý. Ông đi suốt từng đấy năm khi mình mới được 3 tuổi không nhòm ngó.
Vậy giờ bố mẹ mình ly hôn thì tài sản sẽ được chia như thế nào ạ. Bạn có thể cho mẹ con mình xin lời khuyên là nên làm như thế nào với ạ ?
Mình xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ và chồng

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

>> Như vậy: Sau 20 năm bố bạn bỏ đi khi về thấy cơ ngơi mẹ con bạn gây dựng bố bạn đòi đưa người con riêng ra để hưởng thụ nhưng mẹ con bạn không đồng ý. Vậy giờ bố mẹ bạn ly hôn thì tài sản sẽ được chia do các bên thỏa thuận, nếu mẹ con bạn có căn cứ chứng minh việc bố mình bỏ đi nơi khác làm ăn để lại tất cả nợ nần về chi phí xây nhà và các khoản vay để làm ăn ba mẹ con bạn phải làm lụng vất vả cực nhọc để trả số nợ đó thì mẹ con bạn có thể không phải chia giá trị số tài sản đó. Trong trường hợp này không chứng minh được thì sẽ được coi là tài sản chung và phải phân chia theo như khoản 2, 3 điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Giải quyết ly hôn và phân chia tài sản khi vợ bỏ nhà đi 28 năm quay trở về ?

2. Sau ly hôn mà kết hôn ảnh hưởng gì đến quyền nuôi con ?

Xin chào công ty Luật LVN Group, em có yêu cầu sau mong công ty giải đáp giúp em như sau: Em có gia đình và có một bé gái 03 tuổi nhưng cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nên em đã ly hôn đựơc 02 năm và khi ly hôn thì toà án cho em được nuôi con.
Vậy bây giờ con em đã được 05 tuổi thì em muốn kết hôn với người khác có đựơc hay không? Và em có đựơc quyền tiếp tục nuôi con không?
Xin Luật sư của LVN Group giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có gia đình và có một bé gái 03 tuổi nhưng cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nên bạn đã ly hôn được 02 năm và khi ly hôn thì Toà án cho bạn được nuôi con. Hiện nay, con bạn đã được 05 tuổi và bạn muốn kết hôn với người khác. Lúc này, căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, nếu bạn và chồng sắp cưới của bạn đáp ứng tất cả các điều kiện trên thì bạn vẫn có thể đăng ký kết hôn với người chồng mới mà pháp luật không cấm, vì lúc này, bạn đã ly hôn với chồng cũ, bạn đã là người độc thân thì bạn hoàn toàn có thể kết hôn với người khác. Còn về vấn đề bạn có được tiếp tục trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn hay không còn phụ thuộc vào việc sau khi bạn kết hôn với chồng mới thì bạn còn đủ điều kiện, đủ khả năng để nuôi dưỡng, chăm sóc con hay không? Nếu bạn vẫn đủ điều kiện, đủ khả năng để nuôi dưỡng con thì bạn vẫn có thể tiếp tục trực tiếp nuôi dưỡng con kể cả khi bạn kết hôn với chồng mới.

Chồng cũ bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy, bạn có thể sẽ không được trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi bạn kết hôn với chồng mới khi thuộc một trong hai trường hợp dưới đây:

Trường hợp thứ nhất, tự bạn nhận thấy sau khi kết hôn với chồng mới, bạn không còn đủ khả năng, đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn nữa. Lúc này, bạn đã thỏa thuận được với chồng cũ là thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Khi đó, bạn hoặc chồng bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

Trường hợp thứ hai, bạn vẫn muốn tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn nhưng chồng cũ của bạn đưa ra được những bằng chứng để chứng minh bạn không còn đủ khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn kể từ thời điểm bạn kết hôn với người chồng mới bạn không còn đủ thời gian, điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của bạn nữa. Còn chồng cũ bạn có đủ điểu kiện về tài chính, thu nhập ổn định, có đủ thời gian để chăm sóc con, cũng như gia đình chồng cũ có đủ điều kiện, khả năng để nuôi dưỡng cháu. Lúc này, căn cứ vào bằng chứng mà chồng cũ của bạn nêu ra thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn của chồng cũ của bạn để đảm bảo quyền lợi ích chính đáng nhất cho con của bạn, kể cả khi bạn không đồng ý.

Do đó, để chắc chắn rằng bạn vẫn là người được trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn kể cả khi bạn kết hôn với chồng mới thì bạn cần chứng minh được mình vẫn luôn có đủ điều kiện, đủ khả năng, đủ tài chính cũng như có đủ thời gian để nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Lúc này, chồng cũ của bạn kể cả khi chứng minh được anh ấy có điều kiện tốt hơn so với bạn thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn cũng rất khó.

3. Làm thế nào để có thể ly hôn theo luật ?

Thưa Luật sư, tôi và chồng kết hôn năm 2003 tại nơi tôi sinh sống. Đến năm 2004 tôi sinh đứa con đầu lòng và cũng là lúc tôi và chồng chia tay. Chồng tôi trở về Bình Thuận ở (quê chồng tôi). Mãi đến năm 2014 tôi đã làm đơn xin ly hôn nhưng tòa án huyện tôi không xử, bảo tôi gửi đơn vào Bình Thuận. Sau đó tôi có gửi đơn nhưng lúc này chồng tôi không có mặt tại địa phương mà đi làm ăn xa mấy năm không về (có địa phương xác nhận), nhưng khi tôi nộp đơn xin ly hôn nhưng tòa án huyện Ma Lâm không xử lý hồ sơ, sau đó tôi có yêu cầu xin ly hôn đơn phương, nhưng cũng không được, lý do không có mặt chồng tôi ở địa phương, tôi từ huyện Khánh Vĩnh xa xôi mỗi lần có giấy báo triệu tập. Tôi xin phép cơ quan được nghỉ và năm lần bảy lượt vào yêu cầu tòa án xin ly hôn đơn phương, nhưng tòa ở đó vẫn trả lời không có chồng tôi thì không xử được.
Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group tôi phải làm thế nào để được ly hôn đúng quy định pháp luật?
Xin cảm ơn!

Hỏi về chi phí dịch vụ làm thủ tục ly hôn

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo Điều 12 Luật cư trú năm 2006; Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013:

Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”

Điều 35. Thẩm quyền Tòa án

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn đi làm ăn xa năm không về có sự xác nhận của địa phương. Căn cứ theo quy định của pháp luật về nơi cư trú, thì bạn có thể nộp đơn ngươi chồng chị đang sinh sống và làm việc hiện tại. Nếu chị không xác định được nơi cư trú, làm việc của chồng chị thì chị yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng đó là nơi quê của chồng chị.

Điều 205 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải, như sau:

Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Như vậy, sau khi bạn gửi đơn, Tòa án phải xem xét thụ lý vụ án, không thể giải thích với lý do vắng mặt chồng chị. Trong trường hợp thụ lý vụ án, chồng chị không tham gia xét xử lần thứ hai mà không thuộc các trường hợp vì sự kiện bất khả kháng thì Tòa án xét xử vắng mặt.

4. Hỏi về chi phí dịch vụ làm thủ tục ly hôn ?

Gửi công ty luật LVN Group, tôi đang có nhu cầu thực hiện thủ tục ly hôn với sự tư vấn của quý công ty. Tôi xin nói qua về thực trạng của tôi. Tôi đăng ký kết hôn năm 2016 và nay có con được 1 tuổi. Do không hợp về cách sống nên chúng tôi quyết định ly hôn (thuận tình). Chúng tôi không có nhu cầu chia tài sản. Về phần tôi làm mẹ muốn giành quyền nuôi con (qua tìm hiểu sơ bộ thì tôi có lợi thế hơn nên điều kiện này chắc cũng không gây khó khăn gì cho quý công ty để giúp tôi).
Vậy cho tôi hỏi với nhu cầu như trên và tôi muốn làm việc với công ty luật mình thì tôi phải trả phí như thế nào và các công việc công ty hỗ trợ trọn gói dịch vụ này là những gì ?
Mong phản hồi sớm của quý công ty. Cảm ơn,trân trọng !

Trả lời:

1. Thủ tục ly hôn thuận tình:

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thuận tình ly hôn như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận ly hôn đồng thuận; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Như vậy, điều kiện để yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là vào thời điểm viết đơn, ký đơn, gửi đơn, vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc:

+ Đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa hai bên;

+ Quyền trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng (hoặc tự nguyện không yêu cầu tòa giải quyết);

+ Tài sản chung và nợ chung.​

Các bước tiến hành thủ tục ly hôn đồng thuận

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án kiểm tra đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật để xem xét ra Quyết định công nhận ly hôn.

Thời gian giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn:

Thời gian từ 2 tháng đến 03 tháng.

Thời gian làm thủ tục ly hôn thuận tình nhanh là 30 ngày.

Bên cạnh đó, nội dung thỏa thuận của vợ chồng cũng được xem xét sao cho bảo đảm được quyền lợi chính đáng của người vợ và người con khi ly hôn.

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

– Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con

– Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Trong trường hợp hoà giải tại Toà án mà thiếu một trong các điều kiện về thuận tình, Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Đồng thời, Tòa tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

2. Thẩm quyền, hồ sơ, thời gian làm thủ tục thuận tình ly hôn

Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình

Vợ và chồng đồng thuận ly hôn với nhau thì hai bên có quyền lựa chon nộp đơn ở Tòa án nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng đang cư trú.

Hồ sơ yêu cầu thuận tình ly hôn

Đơn ly hôn thuận tình/đơn yêu cầu;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– CMND và hộ khẩu (bản sao y chứng thực);

– Giấy khai sinh các con (bản sao);

Về việc nuôi con 32 tháng tuổi, theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

– Muốn làm việc với công ty luật mình thì tôi phải trả phí như thế nào và các công việc công ty hỗ trợ trọn gói dịch vụ này là những gì ? với câu hỏi này của chị công ty xin mời chị liên hệ số điện thoại bên dưới để được tư vấn rõ thêm ạ !

5. Tư vấn giải quyết lại việc phân chia tài sản sau khi ly hôn ?

Kính chào Luật LVN Group, Tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Vợ chồng đã ly hôn những tài sản đã thỏa thuận xong với tòa án đã có quyết định phê duyệt rồi, nhưng nay hai bên chưa thỏa mãn với những tài sản đó. Vậy muốn xin tòa giải quyết lại có được không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: T.T

Tư vấn giải quyết lại việc phân chia tài sản sau khi ly hôn ?

Luật sư tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn, gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Huyện.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, vì vợ chồng bạn đã ly hôn, những tài sản cũng đã thỏa thuận xong và Tòa án đã ra quyết định có hiệu lực pháp luật. Nên bây giờ nếu chưa thỏa mãn với những tài sản đó bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét, giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. Và theo quy định của Bộ luật TTDS thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.

Hy vọng câu trả lời giải đáp được phần nào vấn đề bạn quan tâm, nếu còn bất kỳ vướng mắc nào trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài điện thoại, gọi:1900.0191để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân gia đình – Công ty luật LVN Group