1. Bố là thương binh thì sau khi mất người thân được hưởng trợ cấp mai táng phí thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội qua tổng đài, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bố bạn là thương binh và có tham gia bảo hiểm xã hội, nay bố bạn mất thì gia đình bạn sẽ được hưởng những khoản trợ cấp như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì sau khi bố bạn mất thì gia đình sẽ được hưởng phần trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà bố bạn mất. Cụ thể:
Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
Thứ hai, tùy theo thời gian tham gia bảo hiểm và điều kiện của thân nhân người mất thì gia đình bạn có thể được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện để người tham gia bảo hiểm xã hội sau khi mất thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 điều 67 được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (những thân nhân này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở) bao gồm:
+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
>> Tham khảo ngay: Cách tính tiền mai táng phí khi người hưởng lương hưu chết?
2. Hưởng chế độ mai táng phí khi thuộc nhiều đối tượng?
Trả lời
Khỏan 3 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 quy định:
Điều 6. Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
1. Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
3. Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.
4. Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng.
được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.
5. Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
a) Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
b) Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hằng tháng của một người có công với cách mạng;
c) Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
d) Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng;
đ) Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
6. Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
Vì bố bạn thuộc hai đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí nên chế độ mai táng phí sẽ do phía bảo hiểm xã hội chi trả. Mức hưởng chế độ mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà bố bạn mất. Bố bạn mất vào ngày 12/10/2020 nên mức lương cơ sở tại thời điểm đó là 1 490 000 đồng.
Trợ cấp mai táng phí được quy định được quy định tại Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể như sau:
Điều 66. Trợ cấp mai táng phí
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.
3. Bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
Bảo hiểm xã hội là quyền lợi của người lao động và tùy theo từng trường hợp người lao động sẽ nhận BHXH 1 lần. Vậy cách tính BHXH 1 lần như nào? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết đến người lao động.
I. Điều kiện hưởng BHXH 1 lần
Căn cứ theo Điều 60, Luật BHXH Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định rõ 06 trường hợp được nhận BHXH 1 lần bao gồm:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
– Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
– Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
– Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).
II. Hướng dẫn chi tiết cách tính BHXH 1 lần.
Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định cách tính BHXH 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
1. Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính như sau:
Mbqtl |
= |
Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm |
Tổng số tháng đóng BHXH |
2. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH
Căn cứ Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 quy định mức điều chỉnh tiền lương và Thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:
Bảng 1: Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Năm |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
Mức điều chỉnh |
4,72 |
4,01 |
3,79 |
3,67 |
3,41 |
3,26 |
3,32 |
3,33 |
3,20 |
3,10 |
2,88 |
2,66 |
2,47 |
Năm |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
Mức điều chỉnh |
2,28 |
1,86 |
1,74 |
1,59 |
1,34 |
1,23 |
1,15 |
1,11 |
1,10 |
1,07 |
1,04 |
1,00 |
1,00 |
Bảng 2: Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 |
Mức điều chỉnh | 1,86 | 1,74 | 1,59 | 1,34 | 1,23 | 1,15 | 1,11 | 1,1 | 1,07 | 1,04 | 1,00 | 1,00 |
3. Lưu ý về thời gian tham gia BHXH
Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là một năm.
Ví dụ:
Ông Nguyễn Văn A 36 tuổi có thời gian tham gia BHXH từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018 như sau:
Từ tháng 10/2016 – 12/2016: mức lương 4.000.000đ.
Từ tháng 01/2017 – 03/2018: mức lương 4.500.000đ.
Tháng 04/2018: mức lương 5.278.000đ.
Ông A có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 6 tháng và chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
Thời gian tham gia BHXH của ông A trước năm 2014 bằng O và thời gian tham gia BHXH của ông A là sau ngày 01/01/2014 ( từ năm 2016 đến 2018) do đó thời gian đóng BHXH của ông A là 1 năm 6 tháng (1,5 năm).
Mức lương bình quân = |
2×4.000.000×1,07 + 12×4.500.000×1,04 + 3×4.500.000×1 + 1×6.278.000×1 18 |
Mức lương bình quân = 4.638.778 VND /tháng
Trợ cấp BHXH 1 lần: = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl
= 0 + (2 x 1,5 năm x Mbqtl)
= 2 x 1,5 x 4.638.778 = 13.916.334 (đ)
4. Làm thế nào để xem lại sổ bảo hiểm khi bị mất thẻ.
Trả lời
Theo Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam để cấp lại thẻ BHYT, đề nghị bạn kê khai Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho đơn vị hiện đang công tác (nếu tham gia BHYT bắt buộc)
Trong trường hợp bạn tham gia BHYT hộ gia đình thì nộp trực tiếp cho Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH.
Để tra cứu mã thẻ BHYT, đề nghị bạn truy cập vào cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại chỉ sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Điền đầy đủ thông tin tại các ô có đánh dấu sao màu đỏ, điền thông tin ngày tháng năm sinh; tích vào ô “ tôi không phải là người máy” rồi bấm ô xem kết quả.
5. Làm thế nào đê biết công ty cũ có đóng BHXH không
Trả lời:
Tại Khoản 7 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định người lao động có quyền: “Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.”
Khoản 6 Điều 21 Luật bảo quy định: “Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.”
Khoản 7 Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.“
Như vậy, công ty có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn. Trên sổ bảo hiểm xã hội hoặc tờ rời bảo hiểm xã hội của bạn có ghi rõ thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội, mức tham gia là bao nhiêu.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Phan Huyền – Bộ phận tư vấn pháp Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group