1. Mộ số bộ luật dân sự đã ban hành:
Bộ luật dân sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX, kì họp thứ 8 thông qua ngày 28.10.1995, có hiệu lực từ ngày 1.7.1996. Bộ luật bao gồm lời nói đầu và 7 phần, 838 điều luật với những nội dung chính sau: Phần thứ nhất – Những quy định chung; Phần thứ hai – Tài sản và quyền sở hữu; Phần thứ ba – Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; Phần thứ tư – Thừa kế, Phần thứ năm – Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất; Phần thứ sáu – Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; Phần thứ bảy – Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Sau gần 10 năm thực hiện, Bộ luật dân sự năm 1995 đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội đã đặt ra yêu cầu, sự đòi hỏi mới để điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ pháp luật dân sự. Chính vì vậy, Quốc hội khoá XI, tại kì họp thứ bảy đã thông qua Bộ luật dân sự mới vào ngày 14.6.2005. So với Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 tiếp tục được chia thành bảy phần với tên gọi như Bộ luật dân sự năm 1995, đã có sự thay đổi cơ cấu các điều luật, chỉ còn 777 điều, bên cạnh những điểm mới nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Bộ luật dân sự được xem là nguồn chủ yếu của luật dân sự, là phương tiện pháp lí quan trọng nhằm thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển, bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lí cho các giao dịch dân sự, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong giao lưu dân sự.
Hiện nay, Quốc hội ban hành bộ luật dân sự năm 2015 và đang có giá trị áp dụng.
2. Phân biệt luật dân sự với các ngành luật khác ?
Theo truyền thống trong khoa học pháp lí, một ngành luật được xác định và phân biệt với ngành luật khác căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và các đặc điểm phương pháp điều chỉnh của nó. Dựa vào đối tượng điều chỉnh và những nét đặc trưng cơ bản của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có thể định nghĩa luật dân sự như sau:
Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam – tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá-tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó.
Việc phân biệt ngành luật này với ngành luật khác cũng dựa vào đồi tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và những đặc điểm của nó.
– Chúng ta dễ dàng phân biệt luật dân sự với luật hành chính. Luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực điều hành và quản lí nhà nước. Các chủ thể tham gia không bình đẳng về địa vị pháp lí và không thể thoả thuận trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hành chính mà được xác lập dựa trên các quy định của pháp luật.
– Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ các quan hệ xã hội bằng cách quy định những hành vi nào bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội đồng thời quy định hình phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi đó. Mặc dù việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật hình sự quy định là sự cưỡng chế của Nhà nước nhưng những biện pháp này trước tiên là ttách nhiệm của cá nhân với xã hội, với Nhà nước nói chung. Chức năng chủ yếu của hình phạt là trừng phạt và giáo dục; còn trong dân sự, trách nhiệm tài sản trước tiên là trách nhiệm của chủ thể này đối với chủ thể khác và mục đích chủ yếu của nó là phục hồi tình trạng tài sản của bên bị thiệt hại.
– Luật dân sự được coi là luật chung trong lĩnh vực luật tư, bao gồm các quy định liên quan đến quyền lọi của chủ thể và về nguyên tắc có thể thay đổi bằng sự thoả thuận của các bên. Do sự phát triển của xã hội cũng như khoa học pháp ỉí, trên cơ sở của luật dân sự đã phát triển thêm những lĩnh vực pháp luật khác (như luật thương mại…). Trong các giao lưu dân sự, có những quan hệ được coi là quan hệ thương mại. Đây là những quan hệ đặc thù được điều chỉnh bởi luật thương mại. Khi điều chỉnh các quan hệ thương mại, nếu không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh thì áp dụng các quy định của BLDS năm 2005 để điều chỉnh các quan hệ đó.
– Luật lao động được tách ra từ luật dân sự khi sức lao động trở thành hàng hoá trong xã hội tư bản. Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là bản thân quá trình lao động mà không phải là kết quả của quá trình đó giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi các quan hệ lao động không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh thì sẽ áp dụng các quy định của BLDS năm 2015 để điều chỉnh các quan hệ đó.
– Luật hôn nhân và gia đình được tách ra từ luật dân sự để điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ – chồng và các thành viên trong gia đình, trong đó quan hệ nhân thân giữa vợ – chồng là trung tâm, quyết định các quan hệ khác. Các quan hệ tài sản mà luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh giữa các chủ thể không độc lập về tài sản và không thể áp dụng nguyên tắc đền bù tương đương. Tài sản của vợ, chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản riêng của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình. Trong trường hợp không có quy định trong luật hôn nhân và gia đình, sẽ sử dụng các quy định trong BLDS năm 2015 để điều chỉnh các quan hệ đó.
– Luật tố tụng dân sự được coi là luật hình thức của luật dân sự và luật hôn nhân và gia đình, luật kinh tế, luật lao động; quy định trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể tham gia tố tụng.
3. Quy định về hệ thống pháp luật dân sự
Hệ thống pháp luật dân sự là hệ thống các quy phạm dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân. Các quy phạm pháp luật này hợp thành những nhóm quy phạm điều chỉnh những nhóm quan hệ tương đổi đồng nhất. Những nhóm quy phạm đó được gọi là chế định trong luật dân sự – những chế định lớn (quyền sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế…) được phân chia thành các chế định nhỏ hơn. Các chế định đều phải tuân theo các quy định ở phần chung và mỗi chế định của phàn riêng có những quy định chung xuyên suốt phần riêng đó.
Căn cứ vào cách sắp xếp truyền thống và được thể hiện trong BLDS, khoa học luật dân sự phân chia luật dân sự thành hai phần lớn – Phần chung và Phần riêng.
Phần chung: Bao gồm những quy phạm chung, xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự, quy định những nguyên tắc, nhiệm vụ của luật dân sự, chủ thể, địa vị pháp lí của chủ thể, các căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền dân sự, thời hạn, thời hiệu.
Phần riêng: Dựa theo các nhóm quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh, căn cứ vào khách thể của quan hệ dân sự, trong luật dân sự, các quy phạm được chia thành các chế định lớn tương ứng. Các chế định lớn này có phần chung và chỉ áp dụng cho riêng phần đó. Hiện nay, luật dân sự Việt Nam hình thành các chế định lớn sau đây:
+ Chế định quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản: Đây là chế định trung tâm, quan trọng nhất không chỉ riêng cho luật dân sự mà cho cả hệ thống pháp luật nói chung. Trong đó, quy định các hình thức sở hữu; đối tượng của quyền sở hữu, quyền khác đối vói tài sản; các căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản; nội dung quyền sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đồng thời cũng quy định những hạn chế đối với chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đổi với tài sản trong việc thực hiện các quyền năng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
+ Chế định nghĩa vụ và hợp đồng: Đây là chế định lớn nhất trong luật dân sự – là chê định dẫn xuất của chế định quyền sở hữu, gồm các quy định liên quan đến nghĩa vụ và các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự. Chế định lớn này được chia thành những chế định nhỏ sau:
– Những quy định chung về nghĩa vụ dân sự, căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
– Hợp đồng dân sự thông dụng (mua bán, thuê tài sản…);
– Chế định thực hiện công việc không có uỷ quyền;
– Chế định được lợi về tài sản không có căn cứ hợp pháp;
– Chế định sách nhiệm dân sự do gây thiệt hại (quy định căn cử phát sinh trách nhiệm do gây thiệt hại và một số trường hợp riêng biệt cùa trách nhiệm do gây thiệt hại).
+ Chế định thừa kế:Quy định về trình tự dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sổng, việc dịch chuyển di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Khoa học luật dân sự là gì ?
Tương ứng với mỗi ngành luật có môn khoa học pháp lí về ngành luật đó, với ngành luật dân sự có khoa học luật dân sự. Với tư cách là một mồn học, một phân ngành khoa học pháp lí, khoa học luật dân sự là hệ thống những khái niệm, những quan điểm, phạm trù… về những vấn đề rất khác nhau của luật dân sự. Nó bao gồm việc xác định luật dân sự như là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, các quan hệ xã hội mà luật dân sự điều chỉnh, các phương pháp điều chỉnh, các đặc trưng của quan hệ pháp luật, cấu thành các quan hệ đó…, về lịch sử hình thành và phát triển của luật dân sự, mối liên kết giữa các chế định luật dân sự và với các ngành luật khác. Khoa học luật dân sự nghiên cứu bản thân các quy phạm pháp luật dân sự, tính mâu thuẫn và thống nhất của nó, việc áp dụng luật dân sự trong đời sổng xã hội, đưa ra những giải thích có tính khoa học các quy phạm pháp luật dân sự, tìm các lỗ hổng ưong pháp luật và biện pháp khắc phục những lỗ hổng đó…
Khoa học luật dân sự xây dựng trên cơ sở luật thực định nhưng không đồng nghĩa với luật thực định.
Với tư cách là một môn học trong các trường chuyên ngành luật, luật dân sự có vai trò, vị trí như những môn học khác, đó là môn chuyên ngành nghiên cứu luật dân sự như là môn học được xây dựng trên hệ thống lí luận truyền thống và hiện đại và trên cơ sở luật thực định.
5. Lịch sử phát triển của pháp luật dân sự ?
Ngày 2/9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được tuyên bố thành lập – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Việc điều hành đất nước phải được thể chế hoá bằng các quy định của pháp luật. Ngày 10/10/1945, không lâu sau ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bắc – Trung – Nam cho đến khi ban hành những bộ luật duy nhất cho toàn quốc nếu “những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà”. Với tinh thần đó, BLDS Nam Kì giản yếu năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kì năm 1931 và Bộ dân luật Trung Kì năm 1936 (Hoàng Việt Trung Kì Hộ luật) được tiếp tục thi hành. Như vậy, tại ba miền Bắc – Trung – Nam tồn tại ba bộ dân luật. Tiếp đó, trong điều kiện chiến tranh khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, để điều hành công việc của Nhà nước và điều chỉnh các giao lưu dân sự trong điều kiện, hoàn cảnh mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí nhiều sắc lệnh, trong đó Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 “Sửa đổi một sổ quy lệ và chế định ttong dân luật” có ý nghĩa đặc biệt trong sự phát triển của luật dân sự. sắc lệnh này một mặt không huỷ bỏ những quy định của các bộ dân luật cũ, mặt khác nó bổ sung, thay đổi làm cho các bộ luật của “đế quốc phong kiến” có nội dung mới, đem đến những biến đổi thực sự trong cách thức sinh hoạt và tư tưởng của nhân dân Việt Nam, đặt cơ sở, những nguyên tắc cơ bản cho sự hình thành và phát triển của luật dân sự – pháp luật dân sự của một Nhà nước độc lập, có chủ quyền. Những nguyên tắc này thật sự dân chủ, tiến bộ, mang tính nhân dân sâu sắc và cho đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa chủ đạo cho sự hình thành và vận dụng các quy định pháp luật dân sự mới. Đó là các nguyên tắc “Những quyền dân sự đều được luật bảo vệ khỉ người ta hành xử nó đúng với quyển lợi của nhân dân” (Điều 1); “Người ta chi được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân” (Điều 12); “Người đàn bà có chồng có toàn năng về mặt hộ” (Điều 6); “Khi lập ước mà có sự ton thiệt do sự bóc lột của một bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có the bị coi là vô hiệu” (Điều 13)… Những nguyên tắc được quy định trong sắc lệnh số 97/SL đã làm biến đổi sâu sắc bản chất những quy định của các bộ dân luật trước đó, làm cho các quy định này mang nội dung mới phù hợp với bản chất của xã hội mới. Các BLDSBLDS của phong kiến, đế quốc đã bị huỷ bỏ theo Chỉ thị số 772/TATC ngày 10/7/1959 “Về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của phong kiến đế quốc”.
Hiến pháp năm 1959 ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển của quá trình lập pháp Việt Nam – Hiến pháp của Nhà nước dân chủ cộng hoà, hiến pháp của thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đẩu tranh thống nhất đất nước. Luật hôn nhân và gia đình được ban hành đã tách một mảng quan hệ xã hội quan trọng không nằm trong đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
Từ đầu nhũng năm 80, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự. Đặc trưng của các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự trong giai đoạn này là chịu ảnh hưởng sâu sắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, biện pháp hành chính được sử dụng phổ biến làm biến dạng các quan hệ dân sự với những đặc trưng của nó là bình đẳng, tự định đoạt giữa các chủ thể. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính đã phổ cập ttong các quan hệ dân sự.
Trong giai đoạn này, các văn bản pháp luật được ban hành dưới dạng nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kinh tế, không có văn bản dưới luật mang tính dân sự. Nhiều lĩnh vực dân sự không được điều chỉnh trực tiếp như thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ… Những quy định về nghĩa vụ dân sự đã được quy định nhưng chủ yếu về nhà ở, về vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Các quy định này mang nặng tính chất hành chính.
Để khắc phục các khiếm khuyết, những lỗ hổng trong đời sống xã hội không được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật dù dưới dạng nghị định, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành các thông tư, chỉ thị. Ngoài ra, hàng năm Toà án nhân dân tối cao tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn toà án nhân dân các cấp giải quyết các ưanh chấp dân sự. Những thông tư, chỉ thị, nghị quyết của Toà án nhân dân tối cao có giá trị như pháp luật đối vói toà án cấp dưới. Trong nhiều trường hợp, Toà án nhân dân tối cao đã giải thích những nghị định quá rộng làm biến dạng và không loại trừ những trường hợp trái cả các quy định của pháp luật.
Nhưng xét lại những vấn đề nêu trên dưới góc độ lịch sử, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước trong giai đoạn đó, chúng ta có thể thấy rằng khó có thể có lựa chọn nào khác. Đất nước đang có chiến tranh, mục tiêu của chúng ta là hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập trung mọi nguồn lực, sức người, sức của để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao của cách mạng, cho nên các quan hệ dân sự mang tính hành chính hoá và được giải quyết một cách nhanh chóng.
Từ giữa những năm 80, khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, phát triền nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới kinh tế – xã hội. Nhìn chung, các văn bản này đã góp phần phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; bước đầu thể hiện được những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau phù hợp với thông lệ quốc tế trong giao lưu dân sự.
Các văn bản ban hành trong giai đoạn này có hiệu lực tương đối cao thể hiện dưới dạng luật, pháp lệnh và các nghị định hướng dẫn thi hành, các luật và pháp lệnh được Quốc hội và Hội đồng Nhà nước ban hành. Các văn bản pháp luật dân sự hoặc có liên quan đến lĩnh vực dân sự như: Luật hôn nhân gia đình (1986), Luật quốc tịch (1988), Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam (1988), Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh về thừa kế (1990), Pháp lệnh về hợp đồng dân sự (1991), Pháp lệnh về nhà ở (1991), Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam (1992).
Năm 1992, Nhà nước ta ban hành Hiến pháp mới – Hiển pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thòi kì đổi mới. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành, sửa đổi, điều chỉnh cho phù họp với Hiến pháp như: Luật đất đai (1993); Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được giao đất, cho thuê đất; Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam; Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả (1994). Để hướng dẫn các luật, pháp lệnh, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, ngoài ra các cơ quan ngang bộ ban hành thông tư hướng dẫn nghị định…
Trong thực tế, còn nhiều vấn đề về dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh như; các quan hệ về sở hữu tài sản, nghĩa vụ dân sự; các loại hợp đồng dân sự thông dụng; vấn đề bồi thường thiệt hại; về thực hiện công việc không có uỷ quyền; được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài… Mặt khác, do sự chuyển đổi của nền kinh tế, cơ chế quản lí kinh tế, nhiều quy định trong các văn bản pháp luật dân sự, kinh tế không còn phù hợp với giai đoạn đổi mới. Điều này đã gây không ít khó khăn cho việc áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Vì thiếu văn bản pháp luật, cho nên toà án các cấp phải vận dụng các báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối cao để giải quyết các vụ việc, những tranh chấp nảy sinh trong thực tế.
BLDS được ban hành năm 1995 và có hiệu lực từ ngày 01/7/1996 đánh dấu bước quan trọng trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta. Bộ luật có tầm quan trọng “sau Hiến pháp” điều chỉnh các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp, làm nền tảng và định hướng cho việc phát triển các quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động. BLDS được ban hành có quy mô lớn nhất trong các bộ luật từ trước đến nay nhưng vì phạm vi điều chỉnh của Bộ luật quá rộng lớn, cho nên cần phải có rất nhiều các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện và phải thành lập nhiều cơ quan chửc năng để thực hiện các quy định của BLDS.
Qua 10 năm thi hành, BLDS đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo lập hành lang pháp lí điều chỉnh các quan hệ dân sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích Nhà nước và lợi ích công cộng. Tuy nhiên, BLDS cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như: BLDS là luật chung trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể có địa vị pháp lí bình đẳng theo nguyên tắc tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm nhưng thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật của nước ta cho thấy nhiều văn bản pháp luật đều khoanh vùng áp dụng của các văn bản đó nên hiệu lực áp dụng của BLDS đã bị hạn chế rất nhiều; một số quy định trong BLDS không còn phù hợp với thực tế, có những quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, quy định quá chung; trong BLDS còn có những quy định mang tính hành chính… Ngoài ra, nhiều luật mới được ban hành có những nội dung liên quan đến BLDS nhưng trong BLDS chưa được điều chỉnh hoặc chưa bổ sung sửa đổi cho phù hợp dẫn đến sự mâu thuẫn, bất cập trong hệ thống pháp luật. Trong điều kiện hội nhập kinh tể quốc tế, BLDS còn có những quy định chưa tương thích với các điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế.
Để khắc phục tình trạng ưên, tháng 6/2005, Quốc hội khoá XI kì họp thứ 7 đã thông qua BLDS sửa đổi – BLDS năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Thực hiện thể chế hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và yêu cầu về bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, ngày 24/11/2015, tại kì họp thứ 10 Quốc hội khoá 13 đã thông qua BLDS năm 2015 (Luật số 91/2015/QH13). BLDS năm 2015 cũng đã được Chủ tịch nước công bổ theo Lệnh số 20/2015/L-CTN ngày 08/12/2015. BLDS nam 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế BLDS năm 2005. BLDS năm 2015 là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự được hình thành ưên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ đó. Đây là dấu mốc quan ttọng đánh dấu sự phát triển của pháp luật dân sự ở nước ta.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, thừa kế … Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group (biên tập)