1. Giám hộ là gì?

Người chưa thành niên không còn cha, mẹ; cha, mẹ mất năng lực hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ; cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc.

Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi.Những quy định của chế định này xác định việc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, chế định giám hộ còn có những quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ…

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ ( Khoản 1 Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015).

Như vậy, giám hộ là chế định nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền, nghĩa vụ của họ vì họ là những người chưa thành niên mà không có sự chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người có khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự.

2. Người được giám hộ là ai?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 BLDS thì người được giám hộ bao gồm:

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

– Người mất năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định này thì những người giám hộ có thể phân chia thành các nhóm sau:

– Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm: người mất năng lực hành vi dân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ.

– Người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên.

– Những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về thể chất.

3. Quy định về người giám hộ

Trong chế định giám hộ không đề cập tư cách giám hộ của cha, mẹ với con chưa thành niên nhưng có thể suy đoán mặc nhiên vai trò của cha, mẹ đối với các con với tư cách là người đại điện đương nhiên cho con chưa thành niên. Các quy định về giám hộ đối với người chưa thành niên chỉ được áp dụng khi không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó.

Theo quy định của pháp luật, hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.

3.1. Giám hộ đương nhiên

Giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ dạng này được xác định bằng các quy định về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ và tài sản của họ.

3.2. Giám hộ được cử

Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.

Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ. Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm giám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợp pháp nào cũng đều có thể là người giám hộ.

Lưu ý, Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định dưới đây:

– Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

– Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

4. Bố mẹ có thể là người giám hộ cho con bị tâm thần trong vụ việc ly hôn hay không?

Trong thời gian qua, có một vài vụ việc bố hoặc mẹ viết đơn gửi Toà án vối tư cách là người đại diện xin ly hôn thay cho người con của mình mắc bệnh tâm thần, các Toà án lúng túng trong xử lý? Có Toà án trả lại đơn khởi kiện, có Toà án thụ lý vụ án và xem xét yêu cầu mà người đại diện đưa ra. Thực tế cũng có trưòng hợp trong hồ sơ có đơn xin ly hôn do chính người bị bệnh tâm thần đứng tên, và bố hoặc mẹ có đơn gửi Toà án xin là người đại diện cho con đang bị bệnh tâm thần đã mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn cho con.

Đối với loại việc này nên xử lý như thế nào hiện còn có những quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Việc xin ly hôn, xin đăng ký kết hôn là một loại quan hệ nhân thân gắn liền với mỗi chủ thể, không thể tách rời. Do đó, không ai có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình trước Toà án để giải quyết việc ly hôn; nếu người đó mất năng lực hành vi dân sự, thì cũng không có ai có thể đại diện họ để khởi kiện xin ly hôn và đại diện cho họ trước Toà để giải quyết quan hệ nhân thân này. Tại Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về người đại diện, Điều 53, Điều 57, Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự và quyền, nghĩa vụ của người giám hộ đã được thể hiện khá rõ, nhưng cũng không có điều nào quy định bố mẹ có quyền đại diện cho con để xin ly hôn, chia tài sản, V.V.. Do đó, Tòa án phải trả lại đơn khỏi kiện của bố hoặc mẹ đứng đơn với tư cách là người đại diện cho người con mất năng lực hành vi dân sự trong vụ án ly hôn, vì những người này không có quyền khởi kiện để xin ly hôn hay chia tài sản chung thay cho người mất năng lực hành vi dân sự.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Khi người vợ hoặc chồng của người mất năng lực hành vi dân sự mà thiếu trách nhiệm, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng vối người đang mất năng lực hành vi dân sự, thì bố hoặc mẹ sẽ là người giám hộ, người đại điện đương nhiên cho con mình để khỏi kiện xin ly hôn, chia tài sản, con cái, V.V., thì Toà án phải thụ lý giải quyết đơn của họ. Nếu Toà án thấy không thể duy trì được quan hệ vợ chồng thì Tòa án cho người vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự ly hôn và giải quyết các quan hệ khác kèm theo nếu người đại diện yêu cầu.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Bố hoặc mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự không có quyền đại diện cho con để xin ly hôn, vì đó là quan hệ nhân thân không được uỷ quyền, không được đại diện. Quan hệ nhân thân này phải do chính chủ thể đó thực hiện. Bố hoặc mẹ của người con mất năng lực hành vi dân sự chỉ có quyền đại diện cho con để khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết quan hệ con cái, tài sản, yêu cầu buộc bên kia cấp dưỡng và Toà án phải thụ lý, giải quyết quan hệ con cái, tài sản khi bố mẹ đại diện yêu cầu.

Có thể cho rằng, các ý kiến nêu trên có một số điểm hợp lý nhưng còn nhiều điểm chưa chinh xác hoặc chưa rõ ràng, đầy đủ.

Để xác định bố, mẹ có quyền đại diện cho người con bị bệnh tâm thần khởi kiện xin ly hôn hay không thì cần phải nghiên cứu chế định đại diện và chế định giám hộ được quy định trong Bộ luật dân sự, đồng thời, phải nghiên cứu từ Điều 85 đến Điều 90 trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về người đại diện. Từ nghiên cứu trên, có thể nhận thấy trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ, nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. Không có quy định nào cho phép cả hai bên là người chồng (hoặc vợ) và bố mẹ của người mất năng lực hành vi dân sự cùng có quyền giám hộ cho người vợ (hoặc chồng) mất năng lực hành vi dân sự. Khi một người được pháp luật thừa nhận là người giám hộ thì người đó sẽ là người đại diện cho họ trong các quan hệ dân sự, quan hệ tố tụng. Tại khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm năm 2014 đã quy định rõ:

“Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan”.

Tuy nhiên, nếu người vợ (hoặc chồng) mất năng lực hành vi dân sự mà người chồng (hoặc vợ) không chăm sóc, không chung thuỷ, thậm chí còn đánh đập, hành hạ họ, v.v. và lấy tài sản chung cho người tình, hoặc tẩu tán tài sản chung, thì trong trường hợp này người chồng (hoặc vợ) đã không làm được vai trò là người giám hộ, là người đại diện mà pháp luật đã trao cho họ, vậy ai có quyền đại diện cho người vợ (hoặc chồng) bị mất năng lực hành vi dân sự để khởi kiện bảo vệ các quyền nhân thân như quyền ly hôn, quyền tài sản, v.v. cho họ không? Điều 135 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định: Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật). Việc vợ chồng có quyền đại diện cho nhau là một loại đại diện do pháp luật quy định. Nhưng khi người được pháp luật quy định là người đại diện theo pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người được đại diện, họ có đương nhiên mất quyền đại diện hay không thì chưa có điểu luật nào thể hiện rõ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì:

“1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:

a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;

b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.”

Trong bài này tác giả chưa có điều kiện đề cập sâu vấn đề giám hộ và bằng cách nào để người đang là giám hộ đương nhiên, người đại diện đương nhiên mất quyền giám hộ, quyền đại diện khi họ vi phạm điều kiện của người giám hộ hoặc vi phạm nghĩa vụ giám hộ, hay nói cách khác là muốn thay người giám hộ đương nhiên phải thực hiện theo thủ tục nào? Vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập trong một bài khác.