1. Bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông ?
>> Luật sư tư vấn luật về bồi thường thiệt hại, gọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 601: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Theo quy định của pháp luật trên thì nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì người lái xe không phải bồi thường. Nếu không thuộc các trường hợp trên thì người lái xe đó xe phải bồi thường.
Người lái xe đó sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự, bao gồm các khoản sau:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
Như vậy, trong trường hợp tai nạn này xác định một phần do lỗi của người lái xe thì người lái xe tải phải bồi thường cho chồng bạn theo những nghĩa vụ như trên, phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con bạn đến khi đủ 18 tuổi, và một số khoản khác như chi phí mai táng, chi phí bồi thường tổn thất về tinh thần theo thỏa thuận….
2. Cảnh sát giao thông lập chốt trên cầu không ?
>> Tư vấn pháp luật giao thông đường bộ trực tuyến, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ như sau:
Điều 4. Nhiệm vụ
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh); Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông); Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện); kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
4. Hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ.
5. Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông, tổ chức cấp cứu người bị nạn, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
6. Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện), địa bàn được phân công theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì việc Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu đại bàn cầu Vĩnh Tuy thuộc địa bàn kiểm soát của CSGT thì họ sẽ có quyền thực hiện việc kiểm tra và xử phạt theo quy định.
>> Bạn có thể tham khảo bài viết liên quan sau: Công an xã có quyền kiểm tra hành chính người tham gia giao thông hay không ?
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông ?
Trả lời:
Chào bạn, Xin được chia buồn về vụ tai nạn của em bạn. Qua vụ tai nạn trên, do bên gây ra tai nạn có lỗi nên Cơ quan điều công an Quận 6 sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can vì đã có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Về mặt trách nhiệm dân sự, bên gây ra tai nạn và gia đình bạn sẽ tiến hành thương lượng mức bồi thường. Bên gây ra tai nạn là đơn vị trực tiếp quản lý chiếc xe gây tai nạn. Nếu không thương lượng được thì tại phiên tòa hình sự sẽ tuyên án luôn mức trách nhiệm dân sự.
Mức bồi thường sẽ bao gồm các khoản sau:Điều 588 và điều 590 Bộluậtdânsựnăm 2015
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Trong trường hợp của em bạn, sẽ được bồi thường chi phí sửa chữa xe đạp.
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (mức lương tối thiểu hiện nay giả sử là là 540.000 đồng/tháng, tối đa sẽ không quá: 540.000 x60= 32.400.000 đồng)
Do đó, gia đình bạn nên lưu giữ lại các giấy tờ, hóa đơn chi phí từ lúc đưa nạn nhân đi cấp cứu cho đến lúc mai táng để làm cơ sở yêu cầu bồi thường.
4. Cảnh sát giao thông dừng xe không vi phạm luật có đúng không ?
Trả lời:
Tại mục V khoản 2 Thông tư 27 của BCA về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (số 27/2009/TT-BCA(C11) quy định như sau :
2.1 Các trường hợp được dừng phương tiện
a) Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.– Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.– Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.– Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.b) Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:– An toàn, đúng quy định của pháp luật;– Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;– Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.Về trang phục, tại mục III khoản 1 thông tư 27 của BCA về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ (số 27/2009/TT-BCA(C11) quy định như sau :
Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ.1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
5. Khiếu nại xử phạt sai về lỗi khi tham gia giao thông ?
Trả lời:
– Đối với hành vi chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt như sau:
“3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;”
– Đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu sáng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm l Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…..
c) Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;”
Như vậy, theo như bạn nêu, bạn điều khiển xe máy không có tín hiệu báo rẽ nhưng trong biên bản và quyết định xử phạt thì lại ghi là lỗi không sử dụng đèn chiếu sáng khi điều khiển xe vào trời tối. Vì vậy, khi nhận được quyết định hành chính trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bạn có quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011. Trình tự, thủ tục khiếu nại và các hình thức khiếu nại được quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật khiếu nại năm 2011.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về thủ tục khiếu nại và khởi kiện ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group