1. Bồi thường thiệt hại do ngừoi tập lái xe gây ra?
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015
2. Luật sư tư vấn:
Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra (Điều 600 – Bộ luật dân sự 2015)
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Đọc – hiểu quy định đó như sau:
– Về mặt khái niệm:
– Người làm công: là người được thuê mướn theo hợp đồng hoặc theo thông lệ để làm các công việc thường có tính ổn định không cao, thường không có các đòi hỏi nhiều về tay nghề ở các cơ sở kinh doanh sản xuất ở quy mô nhỏ hoặc chỉ đơn giản là làm việc theo thời vụ. Người này vẫn chịu sự điều động và quản lý của chủ cơ sở hoặc người thuê mướn nhưng mức độ ràng buộc là lỏng lẻo hơn so với pháp nhân.
– Người học nghề: là người tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp tại các cơ sở có chức năng dạy nghề hoặc chỉ đơn giản học nghề thông qua việc làm công hằng ngày. Trong quá trình học nghề người này phải chịu sự quản lý và điều động công việc có liên quan đến việc hình thành các kỹ năng nghề nghiệp
– Người sử dụng người làm công: không phải là chủ thể có tư cách pháp nhân, trong trường hợp ngược lại thì áp dụng Điều 597 BLDS 2015. Đối với tổ chức dạy nghề có tứ cách pháp nhân thì không áp dụng Điều 597 BLDS 2015.
– Người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì áp dụng điều 599 BLDS 2015
Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.
– Về mặt điều kiện:
– Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: tài sản, tính mạng, sức khoẻ.
– Có hành vi trái pháp luật: là hành vi xảy ra khi đang thực hiện công việc được người sử dụng người làm công giao cho hoặc được người dạy nghề yêu cầu thực hiện trong quá trình đào tạo nghề.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra
– Lỗi: cố ý hoặc vô ý
– Về mặt nội dung:
– Phương thức bồi thường cho người bị thiệt hại
– Phương thức hoàn trả
Như vậy, tập lái xe mà gây tai nạn thì chủ cơ sở tập lái phải bồi thường.
>> Xem thêm: Khái niệm, nội dung, mục đích và hậu quả pháp lý của cầm cố tài sản ? Mẫu hợp đồng cầm cố
2. Luật sư tư vấn có nên khởi kiện đòi nợ hay không ?
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015thì hợp đồng vay tài sản quy định như sau:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy, giấy vay tiền được lập giữa bạn và bên vay, không có vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và có chữ kí của hai bên thì hoàn toàn hợp pháp. Bạn không nói rõ thời hạn cho vay là bao lâu, nhưng đã hết thời hạn mà bên kia không trả tiền và chỉ đồng ý trả mỗi tháng 10 triệu nhưng không trả lãi thì 2 bên có thể thương lượng về thời hạn trả tiền cũng như lãi suất. Trong trường hợp không thương lượng được bạn có thể làm đơn kiện, giấy viết tay về việc vay nợ giữa hai bên là cơ sở để Tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn.
3. Cách khởi kiện dân sự về vấn đề đòi nợ ?
Trả lời:
Đối với việc cho vay nợ hiện nay, bên vay có hành vi không trả nợ khi hết hạn nợ thì bạn có quyền khởi kiện ra tòa án cấp huyện
Căn cứ quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015như sau:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Thủ tục khởi kiện đòi nợ tiền bán hàng thực hiện như thế nào ?
Trả lời:
1. Xem xét vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện hay không?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 429 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì
Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồngThời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong trường hợp vụ việc đã quá thời hạn thì đương sự cần lưu ý đến trường thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định
2. Thẩm quyền khởi kiện tào án?
Căn cứ theo Bộ luật tô tụng dân sự 2015 thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.
3. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện ( Bạn có thể lên trang web: LuatLVN.vn để tải mẫu đơn khởi kiện )
– Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.
– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
– Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
– Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).
3. Thủ tục giải quyết đòi nợ tại tòa án
3.1.Thủ tục thụ lý vụ án
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
5. Tư vấn về việc đòi nợ của quỹ tín dụng ?
Theo tôi được biết là chị tôi không vay hay ký bất cứ giấy tờ vay vốn nào ở quỹ tín dụng này cả, không biết có phải do ba tôi khai khống để vay tiền hay không thì tôi cũng không rõ. Hợp đồng vay của chị tôi là 30tr, trong đó đã được tôi trả 1 nửa, khi tôi trả nợ thì quỹ tín dụng nói sẽ không thu lãi, đến nay lại đòi thu lãi.
Vậy theo Luật sư của LVN Group việc đòi nợ của quỹ tín dụng là đúng hay sai ? Và hợp đồng của chị tôi giải quyết như thế nào ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: L.T.N
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Trả lời:
Về hiệu lực của hợp đồng vay vốn
Theo như thông tin bạn cung cấp, chị bạn không vay hay ký bất kỳ giấy tờ vay vốn tại quỹ tín dụng phường nhưng vẫn có hợp đồng vay vốn của chị bạn tại quỹ tín dụng trên nên hợp đồng này vay vốn này sẽ bị vô hiệu do lừa dối theo quy định tại điều 127 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa:
Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng épKhi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
Về hành vi đòi nợ của quỹ tín dụng: Vì hợp đồng vay vốn của chị bạn đã bị vô hiệu theo những phân tích ở trên nên quỹ tín dụng không có quyền yêu cầu chị bạn thanh toán hợp đồng vay vốn mang tên chị của bạn.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group