1. Khái niệm hành vi vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lí nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành, các hành vi vi phạm sẽ phải bị xử lí theo quy định pháp luật. Các hành vi này có thể được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức vi phạm quy định theo lỗi cố ý hoặc vô ý về các quy định quản lí nhà nước mà không phải tội phạm và sẽ bị xử lí vi phạm theo quy định. Vi phạm hành chính có bốn đặc điểm chính: tính trái quy định pháp luật xâm hại nguyên tắc quản lí nhà nước, tính có lỗi của hành vi, chịu xử lí vi phạm hành chính.
2. Khái niệm buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật hành chính
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật là tổng hợp các biện pháp, cách thức do các chủ thể có quyền bị xâm hại hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để tác động vào chủ thể có hành vi vi phạm, nhằm cưỡng chế người có hành vi vị phạm pháp luật phải ngừng lại, không được tiếp tục thực hiện hành vi đó hoặc phải thực hiện hành vi nhất định.
Hành vi vi phạm pháp luật trong pháp luật dân sự có thể là sự vì phạm các quy định của pháp luật hoặc là sự vi phạm cam kết, thỏa thuận của các bên.
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật có thể là buộc phải kiểm chế không được tiếp tục thực hiện hành vi đó hay phải thực hiện hành vi tích cực đem lại lợi ích cho người bị thiệt hại bởi vi phạm.
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật là tổng hợp các biện pháp, cách thức do các chủ thể có quyền bị xâm hại hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để tác động vào chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, nhằm cưỡng chế người có hành vi vi phạm phải dừng hành vi vi phạm lại, không được tiếp tục thực hiện hành vi đó hoặc phải thực hiện hành vi nhất định. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật còn có thể là buộc phải kiểm chế không được tiếp tục thực hiện hành vi đó hay phải thực hiện hành vi tích cực đem lại lợi ích cho người bị thiệt hại bởi vi phạm đã gây ra.
Theo đó, theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành thì buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính như sau:
“Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.”
3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp
– Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
4. Thẩm quyền
Căn cứ quy định của Luật xử lý Vi phạm hành chính năm 2012 (Sửa đổi bổ sung năm 2020), Chính phủ quy định chế độ áp dụng các biện pháp buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
5. Yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính
Có thể thấy, định nghĩa về vi phạm hành chính tại các Pháp lệnh năm 1989, 1995, 2002 và Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này. Nghiên cứu khái niệm về vi phạm hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, chúng ta có thể nhận ra các yếu tố cấu thành của buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính gồm: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
– Mặt khách quan:
Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, bao gồm các yếu tố:
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật hành chính. Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện). Nếu không có hành vi trái pháp luật hành chính của chủ thể thì không thể có cấu thành vi phạm hành chính. Cần tránh tình trạng áp dụng “nguyên tắc suy đoán” hoặc áp dụng “tương tự pháp luật” trong việc xác định vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức.
Thứ hai, là hậu quả do hành vi trái pháp luật hành chính gây ra cho xã hội (sự thiệt hại của xã hội). Hành vi trái pháp luật hành chính ở những mức độ khác nhau đều có tính nguy hiểm cho xã hội, nó có thể gây ra hoặc chứa đựng nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm hành chính được đánh giá, xác định thông qua mức độ thiệt hại trên thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội mà hành vi đó gây ra.
Thứ ba, là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra. Điều này thể hiện ở chỗ, sự thiệt hại cho xã hội trên thực tế là hệ quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hành chính, do chính hành vi trái pháp luật hành chính gây ra. Như đã nêu tại mục thứ hai trên đây, hậu quả của vi phạm hành chính có thể là những thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại cho xã hội. Trong một số trường hợp, đối với một số vi phạm hành chính cụ thể, nhà làm luật quy định hành vi của chủ thể chỉ bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã gây ra những thiệt hại trên thực tế. Trong những trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật hành chính với hậu quả (sự thiệt hại của xã hội) mà nó gây ra là điều hết sức cần thiết để khẳng định có vi phạm hành chính hay không.
Thứ tư, là các yếu tố khác như: Thời gian thực hiện vi phạm hành chính; địa điểm thực hiện vi phạm hành chính; phương thức, thủ đoạn thực hiện vi phạm hành chính; công cụ, phương tiện dùng để thực hiện vi phạm hành chính…
Trong các yếu tố nêu trên, thì hành vi trái pháp luật hành chính là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt khách quan của buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính; các yếu tố còn lại có thể có hoặc có thể không, tùy thuộc vào từng loại vi phạm hành chính.
– Mặt chủ quan:
Mặt chủ quan là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi, bao gồm các yếu tố:
Thứ nhất, là yếu tố lỗi của chủ thể vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
– Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Thứ hai là yếu tố mục đích. Mục đích là cái “mốc”, là kết quả cuối cùng trong suy nghĩ mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm. Mục đích vi phạm cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi.
Trong các yếu tố nêu trên, thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính; yếu tố mục đích có thể có hoặc có thể không, tùy thuộc vào từng loại vi phạm hành chính. Trong một số trường hợp, đối với một số vi phạm hành chính cụ thể, pháp luật quy định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc phải có.
– Khách thể
Khách thể là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính xâm hại, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại. Khách thể chính là dấu hiệu để nhận biết: Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
– Chủ thể
Chủ thể buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật hành chính là chủ thể có vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là theo quy định của pháp luật hành chính, họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình. Đối với cá nhân, họ phải là người đạt độ tuổi nhất định, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu không đủ căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì có thể kết luận rằng: Không có vi phạm hành chính xảy ra. Khoản 5 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định việc không truy cứu trách nhiệm hành chính trong trường hợp người thực hiện hành vi “không có năng lực trách nhiệm hành chính” hoặc “chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính”.
6. Thủ tục, văn bản buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Văn bản buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính ở đây có thể là biên bản vi phạm hành chính theo mẫu 01 của Nghị định 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, cụ thể tại mục số 8 của mẫu biên bản có nội dung ” Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm“.
Và tại mẫu biên bản vi phạm hành chính số 01 ban hành kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, có quy định ” Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm: dừng ngay mọi hoạt động thi công xây dựng công trình vi phạm“.
Hoặc có thể là trong biên bản làm việc, biên bản kiểm tra hiện trường vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản có quyền yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.
Luật Minh KHuê (tổng hợp & phân tích)