1. Cá độ bóng đá có phải là hành vi đánh bạc

Thưa Luật sư. Hiện nay là mua World cup, nhiều người có cá cược nhau về tỷ số, thắng thua giữa các đội, như thế hành vi đó là hành vi đánh bạc phải không thưa Luật sư? Cá độ bóng đá có bị đi tù không?
Xin Luật sư giải đáp theo quy định của pháp Luật. Xin cảm ơn Luật sư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về cá độ bóng đá, gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn:

“Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Các hành vi đánh bạc bao gồm: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa…

Như vậy cá độ bóng đá là hành vi đánh bạc trái phép.

1. Xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc:

Có rất nhiều hành vi được coi là đánh bạc, trong đó có hành vi cá độ bóng đá, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ theo điểm c, khoản 2, điều 26, Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi “Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao” sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

2. Xử lý hình sự về tội đánh bạc:

Tội đánh bạc được quy định tại điều 321, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Và Luật sửa đổi có quy định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

120. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 321 như sau:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

Như vậy đối với hành vi cá độ bóng đá sẽ được tính với tổng số tiền như sau:

Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa… thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa… trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.

Ví dụ: Tại một giải World cup, trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ A đã cá độ ba đợt cụ thể là đợt một 2.000.000 đồng, đợt hai 1.000.000 đồng, đợt ba 2.000.000 đồng, trong trường hợp này chỉ coi A đã đánh bạc một lần trong kỳ đua ngựa đó với tổng số tiền là 5.000.000 đồng.

Như vậy hành ví cá độ bóng đá với số tiền hoặc hiện vật từ 5.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.

2. Trên chiếu bạc số tiền 12 triệu thì thế nào

Kính chào Luật sư của LVN Group! Em có em trai em tham gia đánh bạc nhưng chỉ đánh bạc một lát rồi ra về, khi em trai em vừa về được nửa tiếng thì công an đến bắt ổ đánh bài ngay tại trận. Sau đó một số người khai ra và hôm sau em trai em bị công an đến nhà bắt ( vụ đánh bài đó thu tại trên chiếu bạc là 12 triệu) . Em trai là công nhân đang đi làm và chưa có tiền án tiền sự gì. Em trai em hiện đang bị tạm giam tại công an huyện .

Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi với mức độ như vậy thì em trai em sẽ bị mức án phạt như thế nào?

Em xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến gọi số:1900.0191

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao

3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

4. Khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc cần phân biệt:

a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này;

3. Xóc đĩa bị công an ập vào bắt quả tang

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi có tham gia đánh bạc dưới hình thức sóc đĩa bị bắt quả tang trên chiếu bạc là 11.520.000 nghìn đồng thì bị phạt như thế nào ?
Người gửi : Nguyễn Văn Đại

Luật sư trả lời:

Tội đánh bạc được quy định, hướng dẫn tại Điều 321 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

Thứ nhất, từ quy định trên có thể hiểu, đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc tuy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Khách thể của tội phạm, đánh bạc là một tệ nạn xã hội, dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác, như trộm cắp, giết người nhằm cướp tài sản,… Tội đánh bạc trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, nếp sống văn minh của xã hội.

Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm, tội đánh bạc được thể hiện thông qua hành vi chơi được, thu bằng tiền hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào, như: xóc đĩa, bầu cua, tổ tôm, tam cúc, số đề, cá cược, đá (chọi) gà, đua xe, cá cược,…một cách trái phép; thủ đoạn phạm tội cũng rất tinh vi. Tiền có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ; hiện vật có thể là tài sản, như: ô tô, xe máy, nhà cửa, gia súc, hàng hóa,… Theo Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010 hướng dẫn áp dụng một số quy định về tội đánh bạc (Điều 248) của BLHS (gọi tắt Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP), thì: Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc tuy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Do vậy, trong thực tế không phải mọi trường hợp cứ tham gia chơi được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi phạm tội, như hình thức vui chơi giải trí mà người tham gia được thua bằng tiền hay hiện vật nhưng không bị coi là hành vi phạm tội đánh bạc (chơi lô tô, xổ số, casino,…) vì các trò chơi này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, chiếu theo quy định trên thì hành vi của bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty LVN Group cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Tư vấn về hình phạt của tội đánh bạc

Kính chào Luật sư của LVN Group! em có vấn đề muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp: Người thân em bị bắt vì tội cờ bạc trong khách sạn với tổng số tiền bị thu 4 ng gọp lại là 5 triệu. Vụ việc đánh bạc này chỉ với nhu cầu giải trí chứ k phải cờ bạc có tổ chức. Hiện tại đang bị tạm giam.

Người thân em chưa vi phạm lần nào và hiện đang là tái xế cho 1 doanh nghiệp. Luật sư cho em hỏi trường hợp trên sẽ bị xử phạt như thê nào, và có thể được người nhà bảo lãnh tại ngoại được không ? Vì bên công an nói tạm giam 2 tháng và khi ra tòa có thể bị đi tù từ 7 tháng đến 3 năm ?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp dùm em, Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đánh bạc:

Đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Giá trị tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi đánh bạc, mà giá trị tiền hay hiện vật dùng vào việc đánh bạc có giá trị được xác định từ 5 triệu đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp của bạn, giá trị tài sản dùng để đánh bạc của người thân bạn bị công an thu giữ là 5 triệu đồng, nếu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 321 thì căn cứ tại khoản 1 Điều 321 người thân bạn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.

5. Mức xử phạt VPHC đối với hành vi đánh bạc ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Pháp luật quy định việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc như thế nào? Một người không đánh bạc nhưng có hành vi tổ chức sản xuất và phát hành bảng đề thì có bị xử lý vi phạm hành chính không?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự..

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có và tịch thu tang vật, phương tiện.

Người không đánh bạc nhưng tổ chức sản xuất và phát hành bảng đề thì cũng bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự – Công ty luật LVN Group