Các chế độ khi tham gia bảo hiểm xã hội ?

Tôi làm việc cho 1 công ty nhà nước từ tháng 12/1999. Đến năm 2005 Công ty chuyển sang công ty cổ phần có vốn NN

Hệ số lương hiện tại của tôi là 5.32. Nay tôi có nguyện vọng thôi việc ở Công ty này để đi tìm một công việc mới phù hợp hơn. Vậy cho tôi hỏi:

1. Theo quy định của Nhà nước, Tôi sẽ được hưởng những chế độ gì khi thôi việc. Công ty phải thanh toán những khoản gì? và BHXH phải thanh toán những khoản gì cho tôi. (Công ty tôi không xây dựng quỹ trợ cấp mất việc làm ngoài quy định của BHXH).

2. Nếu được thanh toán các khoản trợ cấp rồi, tôi tiếp tục đi làm ở doanh nghiệp khác và tiếp tục tham gia đóng BHXH thì tôi có được tính cộng dồn năm đóng BHXH để làm chế độ hưu trí sau này không?

3. Nếu tôi không tham gia BHXH nữa mà nghỉ không lương, dừng đóng BHXH để chờ đến tuổi nghỉ hưu làm chế độ thì có được không?

4. Trong hai trường hợp trên, trường hợp nghỉ như thế nào thì có lợi cho tôi nhất ?

Kính mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn .

Trả lời:

Chào bác, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bác đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Lao động năm 2012

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

2. Nội dung tư vấn

Theo thông tin mà bác cung cấp, cho tới thời điểm hiện tại thì bác đã tham gia đóng BHXH được 27 năm 5 tháng kể cả thời gian đã đóng bảo hiểm ở công ty khác trước khi về công ty hiện tại bác đang làm. Vậy hiện giờ bác đang có nguyện vọng xin nghỉ việc ở công ty này để tìm công việc mới xét theo quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này ” và được công ty bác chấp thuận.

Thứ nhất, bác hỏi về những chế độ mà mình được hưởng khi thôi việc:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 BLLĐ năm 2012 như sau:

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”

Căn cứ theo quy định trên thì bác là đối tượng được chi trả trợ cấp thôi việc với mức: mỗi năm làm việc được trợ cấp 1/2 tháng lương. 

Còn xét về  trợ cấp mât việc làm theo quy định tại khoản Điều 49 BLLĐ:

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.”

Ở đây, bác cần lưu ý, bác đơn phương hấm dứt hợp đồng lao động như đã nói ở trên chứ không thuộc trường hợp mất việc làm do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Điều 44) hay khi  sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp (Điều 45). Do đó, bác không đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm.

Như vậy, công ty bác sẽ giải quyết vấn đề về trợ cấp thôi việc theo quy định như trên ngoài ra công ty còn phải có trách nhiệm “Hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động’ theo khoản 3 Điều 47 BLLĐ.

Như thông tin bác cung cấp thì nếu báccó tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật việc làm năm 2013:

Điều 49: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Như vậy nếu bác đã đáp ứng được những điều kiện nêu trên thì bác sẽ được BHXH chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Thứ hai, nếu bác tiếp tục đi làm ở doanh nghiệp khác và tiếp tục tham gia đóng BHXH thì theo quy định tại khoản 5 Điều 3 luật BHXH 2014 ” Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. theo đó việc tiếp tục đi làm ở doanh nghiệp khác và tiếp tục tham gia đóng BHXH sẽ không ảnh hưởng gì tới chế độ hưu trí sau này và theo quy định tại Điều 61 luật BHXH 2014 ” Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”. Do bác chưa đến tuổi nghỉ hưu nên chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nên trường hợp của bác sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí sau này.

Thứ ba, xét trong trường hợp thứ nhất  bác không đóng BHXH và nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 61 luật BHXH 2014 như đã nêu ở trên thì trường hợp này sữ được bảo lưu thời gian đóng BHXH vì xét thấy bác đã tham gia đóng BHXH được 27 năm 5 tháng và đợi đến khi nào đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì lúc này mới được hưởng BHXH một lần theo Điều 60 luật BHXH 2014. Xét trường hợp hai dừng đóng BHXH để chờ đến tuồi nghỉ hưu thì lúc này bác có thể lựa chọn hưởng chế độ hưu trí một lần theo Điều 60 hoặc hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định tại điều 56 luật này.

Theo đó, trường hợp thứ nhất bác muốn hưởng lương hưu hàng tháng sẽ được tính như sau theo Khoản 1,2 Điều 56 luật BHXH :

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp thứ hai nếu bác muốn hưởng BHXH một lần sẽ được tính như sau theo Điều 60 của luật này : “Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Căn cứ vào mức hưởng như trên thì trường hợp nghỉ BHXH một lần sẽ có lợi cho bác hơn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group 

5 sao của 1 đánh giá

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

  Tư vấn nhanh

  Tư vấn qua email

Bài viết cùng chủ đề

Hệ số lương hiện tại của tôi là 5.32. Nay tôi có nguyện vọng thôi việc ở Công ty này để đi tìm một công việc mới phù hợp hơn. Vậy cho tôi hỏi:

1. Theo quy định của Nhà nước, Tôi sẽ được hưởng những chế độ gì khi thôi việc. Công ty phải thanh toán những khoản gì? và BHXH phải thanh toán những khoản gì cho tôi. (Công ty tôi không xây dựng quỹ trợ cấp mất việc làm ngoài quy định của BHXH).

2. Nếu được thanh toán các khoản trợ cấp rồi, tôi tiếp tục đi làm ở doanh nghiệp khác và tiếp tục tham gia đóng BHXH thì tôi có được tính cộng dồn năm đóng BHXH để làm chế độ hưu trí sau này không?

3. Nếu tôi không tham gia BHXH nữa mà nghỉ không lương, dừng đóng BHXH để chờ đến tuổi nghỉ hưu làm chế độ thì có được không?

4. Trong hai trường hợp trên, trường hợp nghỉ như thế nào thì có lợi cho tôi nhất ?

Kính mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn .

Trả lời:

Chào bác, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bác đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ Luật Lao động năm 2012

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

2. Nội dung tư vấn

Theo thông tin mà bác cung cấp, cho tới thời điểm hiện tại thì bác đã tham gia đóng BHXH được 27 năm 5 tháng kể cả thời gian đã đóng bảo hiểm ở công ty khác trước khi về công ty hiện tại bác đang làm. Vậy hiện giờ bác đang có nguyện vọng xin nghỉ việc ở công ty này để tìm công việc mới xét theo quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này ” và được công ty bác chấp thuận.

Thứ nhất, bác hỏi về những chế độ mà mình được hưởng khi thôi việc:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 BLLĐ năm 2012 như sau:

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”

Căn cứ theo quy định trên thì bác là đối tượng được chi trả trợ cấp thôi việc với mức: mỗi năm làm việc được trợ cấp 1/2 tháng lương. 

Còn xét về  trợ cấp mât việc làm theo quy định tại khoản Điều 49 BLLĐ:

Điều 49. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.”

Ở đây, bác cần lưu ý, bác đơn phương hấm dứt hợp đồng lao động như đã nói ở trên chứ không thuộc trường hợp mất việc làm do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế (Điều 44) hay khi  sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp (Điều 45). Do đó, bác không đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm.

Như vậy, công ty bác sẽ giải quyết vấn đề về trợ cấp thôi việc theo quy định như trên ngoài ra công ty còn phải có trách nhiệm “Hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động’ theo khoản 3 Điều 47 BLLĐ.

Như thông tin bác cung cấp thì nếu báccó tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật việc làm năm 2013:

Điều 49: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Như vậy nếu bác đã đáp ứng được những điều kiện nêu trên thì bác sẽ được BHXH chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Thứ hai, nếu bác tiếp tục đi làm ở doanh nghiệp khác và tiếp tục tham gia đóng BHXH thì theo quy định tại khoản 5 Điều 3 luật BHXH 2014 ” Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. theo đó việc tiếp tục đi làm ở doanh nghiệp khác và tiếp tục tham gia đóng BHXH sẽ không ảnh hưởng gì tới chế độ hưu trí sau này và theo quy định tại Điều 61 luật BHXH 2014 ” Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”. Do bác chưa đến tuổi nghỉ hưu nên chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nên trường hợp của bác sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí sau này.

Thứ ba, xét trong trường hợp thứ nhất  bác không đóng BHXH và nghỉ không hưởng lương theo quy định tại Điều 61 luật BHXH 2014 như đã nêu ở trên thì trường hợp này sữ được bảo lưu thời gian đóng BHXH vì xét thấy bác đã tham gia đóng BHXH được 27 năm 5 tháng và đợi đến khi nào đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì lúc này mới được hưởng BHXH một lần theo Điều 60 luật BHXH 2014. Xét trường hợp hai dừng đóng BHXH để chờ đến tuồi nghỉ hưu thì lúc này bác có thể lựa chọn hưởng chế độ hưu trí một lần theo Điều 60 hoặc hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định tại điều 56 luật này.

Theo đó, trường hợp thứ nhất bác muốn hưởng lương hưu hàng tháng sẽ được tính như sau theo Khoản 1,2 Điều 56 luật BHXH :

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp thứ hai nếu bác muốn hưởng BHXH một lần sẽ được tính như sau theo Điều 60 của luật này : “Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Căn cứ vào mức hưởng như trên thì trường hợp nghỉ BHXH một lần sẽ có lợi cho bác hơn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com