1. Các đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế?
Phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS, căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam, Điều 8 Luật sở hữu trí tuệ quy định: Nhà nước Việt Nam “không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”.
Bên cạnh quy định chung, tại Điều 59 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã liệt kê các các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế bao gồm:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh;
– Chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
2. Vì sao những đối tượng trên không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế?
Theo các quy định của pháp luật, các đối tượng không được bảo hộ tại Việt Nam có thể bởi các lý do sau:
Thứ nhất, việc bảo hộ sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Mặc dù trường hợp này, sáng chế yêu cầu bảo hộ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ, nhưng nếu xét thấy việc bảo hộ đó ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, trật tự công cộng, quốc phòng, an ninh thì cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ từ chối bảo hộ.
Thứ hai, đối tượng được yêu cầu bảo hộ không phải là giải pháp kỹ thuật, ví dụ: phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học; Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; Cách thức thể hiện thông tin,..
Thứ ba, đối tượng được bảo hộ dưới các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ: Chương trình máy tính: Thuộc một trong số các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14, khoản 1 Luật Sở hữu trí tuệ; Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ: hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chí bảo hộ dành cho kiểu dáng công nghiệp hoặc có thể được xem là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc tùy thuộc các quy định của Luật cạnh tranh để có thể áp dụng các nguyên tắc về chống cạnh tranh không lành mạnh; Giống cây trồng
Thứ tư, đối tượng không có khả năng áp dụng công nghiệp, ví dụ: Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật,…
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về “Các đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty luật LVN Group