1. Giai đoạn lịch sử phong kiến

Xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhất là chủ quyền về mặt pháp luật đã được hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Trong thời kỳ độc lập trong giai đoạn lịch sử phong kiến, các triều đình Việt Nam luôn quan tâm xây dựng bộ máy và bảo đảm thực thi pháp luật trên toàn lãnh thổ; chọn lọc, tiếp thu kinh nghiệm các nước láng giềng xây dựng và thực thi pháp luật hình sự. Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long đã khẳng định điều đó. Về hợp tác  PCTP giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước khác trong khu vực đã tiến hành, như hoạt động phối hợp phòng, chống hải tặc (cướp biển) ở thế kỷ thứ 19.

2. Giai đoạn lịch sử hiện đại

Ở giai đoạn lịch sử hiện đại, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, do hoàn cảnh lịch sử, nên từ những năm năm mươi trở đi, khi các nước xã hội chủ nghĩa như Liên bang CHXHCN Xô Viết, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và một số nước xã hội chủ nghĩa khác thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam thì việc HTQT về pháp luật và tư pháp mới bắt đầu hình thành và thực hiện trên thực tế bằng việc ban hành một số văn bản pháp luật hướng dẫn về nguyên tắc và thủ tục giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, quy định về ủy thác tư pháp về dân sự. Việc giải quyết vụ án về hình sự có yếu tố nước ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua nguyên tắc có đi có lại và bằng con đường ngoại giao.

3. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước được mở rộng; giao lưu quốc tế ngày càng tăng. Tình hình đó đòi hỏi phải có quy định pháp luật để điều chỉnh quan hệ HTQT. Từ năm 1977 đến năm 1992, Nhà nước ta đã ký kết 6 hiệp định TTTP song phương với các nước xã hội chủ nghĩa; trong đó, hiệp định song phương với Cộng hòa dân chủ Đức (năm 1980), Liên Xô (năm 1981), Tiệp Khắc (năm 1982, hiện nay Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlô-va-ki-a kế thừa), Cộng hòa Cu-ba (năm 1984), Cộng hòa nhân dân Hung-ga-ri (năm 1985), Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri (năm 1985) (xem Bảng 2). Giai đoạn này, Nhà nước ta cũng gia nhập các ĐƯQT đa phương về chống khủng bố, chống tội phạm về ma túy, bảo vệ quyền trẻ em. Các hiệp định TTTP có nội dung cơ bản tương đối giống nhau, điều chỉnh quan hệ TTTP giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quy tắc chọn pháp luật áp dụng giải quyết xung đột pháp luật, xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vấn đề dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và hình sự. Việc ký kết các hiệp định TTTP có ý nghĩa chính trị, pháp lý rất quan trọng, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác về TTHS giữa Việt Nam với các nước. Các hiệp định TTTP đều thể hiện chính sách đối ngoại tăng cường sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước ký kết, trên cơ sở đoàn kết, hữu nghị, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan tư pháp các nước thực hiện tốt hơn các cam kết quốc tế, nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTP ở mỗi nước. Nội dung HTQT trong TTHS được quy định trong các hiệp định gồm:
– Dẫn độ người phạm tội: Các hiệp định đều quy định nghĩa vụ dẫn độ, các trường hợp từ chối dẫn độ, yêu cầu dẫn độ, hoãn dẫn độ, dẫn độ tạm thời, việc chuyển giao người bị yêu cầu dẫn độ và vật chứng, dẫn độ lại, quá cảnh đến nước thứ ba. Riêng Hiệp định TTTP ký với Hung-ga-ri còn có quy định về việc chuyển giao người bị kết án phạt tù;
– Tiếp tục truy cứu TNHS: Các hiệp định đều có quy định cụ thể về nghĩa vụ truy cứu TNHS, nội dung yêu cầu tiếp tục truy cứu TNHS;
– Những vấn đề khác thuộc TTTPHS: Gồm những quy định chuyển giao đồ vật liên quan đến vụ án, thông báo các bản án và án tích, cách thức liên hệ;
Thực hiện sự hợp tác và tương trợ theo chủ trương mà Nhà nước ta đã ký kết, ngày 12-3-1984, các cơ quan TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên ngành số 139/TTLB về việc thi hành Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký kết giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Thông tư đã quy định cụ thể về nhiệm vụ của VKSNDTC, TANDTC và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) trong lĩnh vực HTQT về TTHS. Thực hiện sự hợp tác và tương trợ theo chủ trương mà Nhà nước ta đã ký kết, ngày 12-3-1984, các cơ quan TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao đã ban hành Thông tư liên ngành số 139/TTLB về việc thi hành Hiệp định TTTP và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký kết giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Thông tư đã quy định cụ thể về nhiệm vụ của VKSNDTC, TANDTC và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) trong lĩnh vực HTQT về TTHS.

4. Giai đoạn từ sau khi Nhà nước ta ban hành Hiến pháp năm 1992 đến năm 2004

Giai đoạn từ sau khi Nhà nước ta ban hành Hiến pháp năm 1992 đến năm 2004 (trước thời điểm BLTTHS năm 203 có hiệu lực) đánh dấu một giai đoạn mới trong hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu, HTQT. Cùng với các quan hệ HTQT về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ ngày càng được mở rộng, giao lưu về dân sự, thương mại, HTQT trong lĩnh vực TTHS cũng phát triển. Ở giai đoạn này, Nhà nước ta đã ký kết 9 hiệp định TTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với các quốc gia, đa số là các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây, các đối tác truyền thống của Việt Nam (xem Bảng 2). Việt Nam là một trong ba thành viên trong khối ASEAN phê chuẩn sớm nhất Hiệp định TTTPHS giữa các nước ASEAN ngày 29-11-2004, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 20-10-2005. Việt Nam cũng đã cử cán bộ đàm phán, ký kết, phê chuẩn nhiều ĐƯQT đa phương quan trọng như ĐƯQT về chống khủng bố, 3 Công ước quốc tế về kiểm soát ma túy, UNTOC, UNCAC (xem Bảng 1).
Trên góc độ quan hệ song phương, thực hiện Pháp lệnh ký kết thỏa thuận quốc tế năm 1989, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam cũng đã ký Hiệp định về hợp tác đấu tranh chống buôn bán ma túy bất hợp pháp, tội phạm có tổ chức và khủng bố quốc tế với Chính phủ Cộng hòa Hung-ga-ri (04-02-1998), Hiệp định về hợp tác kiểm soát ma túy, các chất hướng tiền và tiền chất với Chính phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (01-06-1998), Hiệp định về hợp tác kiểm soát ma túy, các chất hướng thần và tiền chất với Chính phủ Liên bang Nga (14-10-1998), Bản ghi nhớ về hợp tác kiểm soát ma túy, các chất hướng thần và tiền chất với Chính phủ Vương quốc Campuchia (01-06-1998), Bản ghi nhớ về việc nhận trở lại Việt Nam những công dân Việt Nam đã có lệnh trục xuất khỏi Canada có hiệu lực pháp luật với Chính phủ Canada (04-10-1995), Thỏa thuận chung về kiểm soát ma túy với Chính phủ Liên bang Myanmar… Bộ Công an Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác, hữu nghị và đấu tranh PCTP với Bộ Nội vụ Liên bang Nga (21-7-1993), Bộ Công an Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (19-10-1993)… Ở cấp bộ, được sự cho phép của Chính phủ, ngày 01-11-1991, lực lượng CAND Việt Nam chính thức gia nhập, trở thành thành viên thứ 156 của INTERPOL. Năm 1995, lực lượng CSND Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Tư lệnh Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANAPOL). Đây là những cơ chế HTQT quan trọng, giúp lực lượng chức năng, cụ thể là lực lượng CAND mở rộng hợp tác đối ngoại, trao đổi thông tin, kinh nghiệm; nâng cao trình độ, năng lực công tác của cán bộ, đơn vị chức năng, đồng thời, tham gia hỗ trợ lực lượng Cảnh sát các nước; cùng đó, đề nghị lực lượng chức năng của các nước hỗ trợ Việt Nam PCTP có yếu tố nước ngoài liên quan đến Việt Nam [2], [19].
Nghiên cứu các hiệp định TTTP và cơ chế HTQT nêu trên cho thấy, các hiệp định TTTP được ký trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều thay đổi cơ bản, có phạm vi điều chỉnh không giống nhau; các nước ký kết với Việt Nam trong lĩnh vực TTHS có chế độ chính trị, xã hội và truyền thống pháp luật khác nhau. Các quy định về HTQT trong lĩnh vực TTHS trong các hiệp định gồm những nội dung chính như: Dẫn độ; tiếp tục truy cứu TNHS; vấn đề khác thuộc TTTPHS. Một số văn kiện song phương ký với đối tác nước ngoài nhân danh Bộ có quy định về việc phối hợp điều tra, truy bắt, trao trả người bị tình nghi phạm tội hoặc tội phạm lẩn trốn sang lãnh thổ của nhau (khoản 2 Điều 3 Thỏa thuận Bộ Nội vụ Việt Nam và Bộ Nội vụ Campuchia, ký năm 1997; hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phòng, chống tội phạm, ký năm 2001). Giai đoạn này, các văn kiện hợp tác song phương trong lĩnh vực TTHS ký giữa Việt Nam và các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, quy định cả vấn đề dân sự, hình sự, lao động, gia đình.

5. Giai đoạn từ 2004 đến nay

Giai đoạn từ 2004 đến năm nay, pháp luật về HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hơn, số lượng các ĐƯQT song phương và đa phương tăng nhiều; quy định phạm vi hợp tác mở rộng, nội dung hợp tác đa dạng và toàn diện hơn. Hệ thống pháp luật trong nước quy định về HTQT trong lĩnh vực TTHS ngày càng hoàn thiện. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp ở nước ta, HTQT trong TTHS được quy định tại các chương 36, 37 BLTTHS năm 203, Luật TTTP năm 2007 được ban hành tạo cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ để các cơ quan chức năng chủ động, tích cực trong HTQT trong lĩnh vực TTHS. Đáng chú ý là,
BLTTHS năm 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2018, có nhiều quy định mới liên quan đến HTQT trong lĩnh vực TTHS. Các quy định mới này, với tính chất là cơ sở pháp lý hiện hành cho hoạt động HTQT trong lĩnh vực TTHS ở Việt Nam, sẽ được phân tích ở phần tiếp sau của luận án.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group