Trả lời:

Thương nhân có thể sử dụng nhiều hình thức xúc tiến thương mại khác nhau, phổ biến là các hình thức sau đây:

1. Khuyến mại

Khuyến mại là hành vi xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Cách thức khuyến mại (hay cách thức dành cho khách hàng những lợi ích nhất định) cũng rất đa dạng. Khách hàng có thể được giảm giá, được nhận quà tặng, phần thưởng hay phiếu mua hàng có ưu đãi, được tặng thêm hàng hoá khi mua lượng hàng nhất định hay được chiết giá (giảm giá so với giá ghi trên hoá đơn) đối với khách hàng là đại lý hay người bán lẻ mua số lượng nhiều… Khuyến mại có ý nghĩa giới thiệu một sản phẩm mới hoặc đã được cải tiến, khuyến khích tiêu dùng, “lôi kéo” khách hàng về phía mình và tăng thị phần của doanh nghiệp trên thương trường. Các nguyên tắc thực hiện khuyến mại là:

1. Trung thực, công khai, minh bạch

2. Không phân biệt đối xử

3. Hỗ trợ khách hàng

4. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ

5. Không lạm dụng lòng tin

6. Cạnh tranh lành mạnh

7. Không khuyến mại thuốc chữa bệnh

2. Quảng cáo thương mại

Quảng cáo thương mại là hoạt động giới thiệu hàng hoá và dịch vụ thương mại của thương nhân thông qua các phương tiện quảng cáo như phương tiện thông tin đại chúng, các ẩn phẩm, bảng, biển, băng, pa-nô, áp phích… Quảng cáo có ý nghĩa thông tin đến khách hàng về chủng loại, tính năng, tác dụng, giá cả… của hàng hoá dịch vụ để từ đó kých thích nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng. Nhằm mục đích xúc tiến thương mại, thương nhân còn sử dụng những phương tiện quảng cáo thuộc mạng lưới kinh doanh thương mại của mình như biển hiệu, bao bì có ghi tên cơ sở kinh doanh, nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng thương mại của thương nhân…

Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại, bao gồm:

1. Các phương tiện thông tin đại chúng;

2. Các phương tiện truyền tin;

3. Các loại xuất bản phẩm;

4. Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác;

5. Các phương tiện quảng cáo thương mại khác.

3. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ

Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ lả hoạt động dùng hàng hoá, tài liệu về hàng hoá dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình nhằm xúc tiến thương mại. Với cách thức này, thương nhân cung cấp thông tin về hàng hoá cho khách hàng. Địa điểm tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hoá có thể là phòng trưng bày tại các trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm hoặc nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, các hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá nghệ thuật. Với ý nghĩa giới thiệu những thông tin về hàng hoá đến khách hàng để xúc tiến thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá mang bản chất của hoạt động quảng cáo, song pháp luật Việt Nam lại quy định đây là một hình thức xúc tiến thương mại độc lập.

Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

1. Mở phòng trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

2. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các trung tâm thương mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá, nghệ thuật.

3. Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.

4. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4. Hội chợ, triển lãm thương mại

Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được tiến hành tại một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó nhà kinh doanh được trưng bày hàng hoá của mình nhằm mục đích tiếp thị, bán hàng và thiết lập giao dịch.

Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện thông qua việc trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá (theo chủ đề, thời gian, địa điểm, quy mô nhất định) để giới thiệu, quảng cáo về hàng hoá với khách hàng. Tham gia triển lãm thương mại, nhà kinh doanh không nhằm mục đích bán hàng tại chỗ mà chủ yếu nhằm giới thiệu về hàng hoá, quảng cáo về hàng hoá để thúc đẩy nhu cầu mua bán hàng hoá. Khác với điều này, hội chợ thương mại là nơi mà người mua và người bán trực tiếp thực hiện giao dịch mua bán. Nhà kinh doanh trưng bày hàng hoá trong hội chợ không chỉ nhằm mục đích giới thiệu về hàng hoá mà chủ yếu nhằm mục đích tiếp thị, bán hàng tại chỗ và thiết lập giao dịch. Hơn nữa, hội chợ thương mại được tổ chức mang tính định kì, tại địa điểm, thời gian nhất định. Đặc điểm này thường ít gặp trong các cuộc triển lãm thương mại. Trong thực tế, hội chợ và triển lãm thương mại thường được tổ chức phối hợp nên thường được gọi là: hội chợ, triển lãm thương mại.

Hội chợ, triển lãm thương mại có thể được tiến hành tại các nước khác (nước ngoài) hoặc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

5. Sự hình thành pháp luật về xúc tiến thương mại tại Việt Nam

Với tư cách là một bộ phận của pháp luật thương mại, pháp luật về xúc tiến thương mại là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân.

Ở Việt Nam, pháp luật về xúc tiến thương mại ra đời muộn. Yeu tố cơ bản quyết định vấn đề này là đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế mà Nhà nước áp dụng trong từng thời kì, theo đó, xúc tiến thương mại chỉ thực sự cần thiết khi xuất hiện cạnh tranh, xuất hiện đa sở hữu và đa thành phần kinh tế.

“Xúc tiến thương mại” là khái niệm mới hình thành trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Văn bản pháp luật đầu tiên có ghi nhận khái niệm này là Thông tư số 04/BYT-TT ngày 12/02/1991 hướng dẫn việc đăng ký công ty nước ngoài xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh với Việt Nam để thi hành Quyết định số 113/CT ngày 09/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về việc thống nhất quản lý xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho người bệnh. Trước đó, các khái niệm khuyến mại, quảng cáo thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại cũng hầu như không được biết đến. Điều này cho phép nhận định rằng, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các hiện tượng kinh tế trên đây không xuất hiện và do đó, pháp luật về xúc tiến thương mại cũng chưa hình thành.

Hoạt động xúc tiến thương mại chỉ hình thành trong cơ chế thị trường, khi mà có nhiều chủ thể kinh doanh cùng có khả năng cung cấp một loại hàng hoá, dịch vụ còn người tiêu dùng thì CÓ khả năng được lựa chọn để mua hàng hoá hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thông qua các chỉ tiêu kế hoạch, Nhà nước là người quyết định cả ba vấn đề cơ bản của sản xuất kinh doanh: sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất kinh doanh như thế nào và sản xuất kinh doanh cho ai. Trong lĩnh vực thương mại, hoạt động mua bán hàng hoá (bao gồm cả việc mua sắm các yếu tô đầu vào cho sản xuất), việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất và vấn đề giá cả của hàng hoá dịch vụ đều do Nhà nước quy định và được diễn ra theo kế hoạch. Khi nhà nước độc quyền về ngoại thương, khi việc mua bán trong nước được thực hiện theo chỉ tiêu và địa chỉ định sẵn, việc hạch toán kinh doanh chỉ là hình thức và tính chù động sáng tạo của doanh nghiệp gần như bị thủ tiêu, khi mà người sản xuất biết được sản phẩm của mình đã có người mua, thậm chí ngay từ khi sản phẩm đó chưa được sản xuất thì họ không cần phải xúc tiến thương mại để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. vấn đề nghiên cứu nhu cầu khách hàng, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng khi đó sẽ trở nên không cần thiết và xa xỉ đối với các doanh nghiệp.

Trong điều kiện này, các doanh nghiệp không cần thiết phải tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ, không cần thiết phải thực hiện quảng cáo, khuyến mại… và do đó pháp luật về xúc tiến thương mại cũng chưa hình thành. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vấn đề xúc tiến thương mại có chăng chỉ được đặt ra ở tầm vĩ mô, khi Nhà nước thực hiện hỗ trợ các hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong nước và ở nước ngoài, các nỗ lực nhằm mở rộng quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa. Và tất yếu, các hoạt động này diễn ra rất “yếu ớt” do nền kinh tế không có yếu tố cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế chưa phải là chính sách kinh tế trọng yếu của Đảng và Nhà nước ta khi đó.

Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thị trường là nhân tố quyết định việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Các doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, đồng thời phải cạnh tranh với nhau để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trong xu thế cạnh tranh đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải có chiến lược nghiên cứu, xác định thị trường kinh doanh, phân tích hành vi và nhu cầu mua sắm của khách hàng, tìm mọi cách để tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ một cách tốt nhất. Để lôi kéo khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp tìm đến các giải pháp quảng cáo, giới thiệu tốt về hàng hoá, tặng hàng mẫu, giảm giá sản phẩm, mua hàng có thưởng… Xúc tiến thương mại đã trở thành nhu cầu tất yếu của doanh nghiệp. Nhằm mục đích xây dựng những chuẩn mực cho doanh nghiệp khi thực hiện các hành vi này, thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích của khách hàng đồng thời thiết lập cơ sở pháp lý cần thiết để xác định, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp phát sinh, các văn bản pháp luật về xúc tiến thương mại đã được Nhà nước ban hành. Cụ thể bao gồm: Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh, Luật Quảng cáo… Ngoài ra, có khá nhiều văn bản hướng dẫn do Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ ban hành. Các văn bản pháp luật này không ngừng được sửa đổi, bổ sung, thay thế, nhằm tạo dựng được cơ sở pháp lý cần và đủ cho hoạt động xúc tiên thương mại của thương nhân, đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và phù hợp.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)