NỘI DUNG TƯ VẤN:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì các vụ việc tranh chấp thương mại xuất hiện ngày nhiều. Các tranh chấp thương mại phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau và có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Vì vậy, pháp luật nước ta đã quy định bốn hình thức khác nhau để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại là thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và Tòa án. Trong các phương thức này thì hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với thủ tục đơn giản và đem lại hiệu quả khá cao. Để giải quyết các tranh chấp bằng phương thức này thì yêu cầu hòa giải viên phải có những những kỹ năng riêng, vì vậy để hiểu rõ hơn bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây về “Phân tích những kỹ năng mà một hòa giải viên cần có”.
1. Các khái niệm liên quan
1.1 Giải quyết tranh chấp thương mại:
Tranh chấp thương mại là những mấu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Giải quyết tranh chấp thương mại là cách thức các chủ thể có tranh chấp lựa chọn các phương thức, loại hình thích hợp mà pháp luật có quy định để khắc phục, loại trừ các tranh chấp thương mại đã phát sịnh, giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, xung đột của các bên, để đạt được kết quả mà các bên có thể chấp nhận được và tự nguyện thi hành.
1.2 Hòa giải trong tranh chấp thương mại và hòa giải viên:
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này
Hòa giải viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định về hòa giải thương mại.
1.3 Kỹ năng giải quyết tranh chấp trong thương mại:
Kỹ năng là thực lực của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở kiến thức và kỹ năng nhằm tạo ra kết quả như mong đợi.
Kỹ năng giải quyết tranh chấp trong thương mại là những kiến thức dựa trên cơ sở pháp luật cũng như kiến thức, kỹ năng thực tế nhằm xử lý những mâu thuẫn, bất đồng đưa ra trong hoạt động kinh doanh thương mại.
2. Kỹ năng nói chung của một hòa giải viên:
2.1 Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày:
Khi tiếp đối tượng điều đầu tiên hòa giải viên phải chú ý tỏ thái độ quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ người khác, nhất là đối với hai bên tranh chấp; Tôn trọng đối tượng, không phán xét họ (ngắt lời, không lắng nghe, tư thế kênh kiệu, nói năng thiếu lễ độ…);Nhiệt tình trong công việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy…
Thái độ của hòa giải viên khi gặp các đối tượng là rất quan trọng, vì chỉ khi hòa giải viên tại được ấn tượng tốt thì các bên tham gia tranh chấp mới tin tưởng kể hết suy nghĩ, ý muốn của mình. Hòa giải viên phải chú ý lắng nghe hai bên trình bày tránh ngắt quãng hay tỏ thái độ không tốt gây mất cảm tình. Thực hiện tốt kỹ năng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hòa giải viên có thể hòa giải thành công.
2.2 Kỹ năng yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc
Để đưa ra lời khuyên (tư vấn) chính xác, đúng pháp luật, cảm hóa, thuyết phục được đối tượng, thì hòa giải viên phải đề nghị đối tượng cung cấp đầy đủ các tài liệu (nếu có) phản ánh đúng nội dung và diễn biến của vụ việc tranh chấp. Việc yêu cầu họ đưa ra các chứng cứ, tài liệu cũng cần có những kỹ năng nhất định như phải tạo được niềm tin với họ, để họ đưa ra những dẫn chứng chính xác và hữu ích nhất. Hòa giải viên cũng cần có kỹ năng phân tích, đánh giá về tính chính xác của các chứng cứ mà hai bên cung cấp.
Trường hợp cần thiết, hòa giải viên phải tự mình tìm hiểu, thu thập chứng cứ, gặp gỡ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã từng tham gia giúp đỡ giải quyết, gặp người chứng kiến nghe họ trình bày về diễn biến và nội dung vụ việc mà họ biết được. Đây là kỹ năng rất quan trọng vì hòa giải viên phải biết tìm kiếm, thu thập chứng cứ thì việc giải quyết tranh chấp mới dễ dàng hơn.
Sau khi có chứng cứ, tài liệu có liên quan, hòa giải viên cần dành thời gian để đọc, nghiên cứu, đồng thời hình thành luôn giải pháp. Khi chưa thực sự tin tưởng về giải pháp mà mình sẽ đưa ra cho đối tượng thì hòa giải viên không nên vội vàng đưa ra giải pháp đó. Giải pháp mà hòa giải viên đưa ra phải là giải pháp cuối cùng và tối ưu nhất và có lợi cho cả hai bên, làm sao để cho hai bên tranh chấp không cảm thấy mình bị thiệt với kết quả đó.
2.3 Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo
Nếu thấy cần thiết, hòa giải viên có thể cung cấp cho các bên bản sao văn bản, tài liệu đó cùng với lời tư vấn mà mình đưa ra. Trường hợp chưa tìm thấy văn bản cần tìm hoặc nghi ngờ về hiệu lực của văn bản đó (ví dụ: văn bản đã bị hủy bỏ và có một văn bản mới thay thế), thì hòa giải viên có thể hẹn lại đối tượng và trả lời sau. chuyên môn tư vấn cho mình trước khi tư vấn, hòa giải tranh chấp để tránh gây hậu quả, thiệt hại. Vì các văn bản pháp luật được sửa dổi và cập nhật thường xuyên nên đòi hỏi hòa giải viên phải có kỹ năng cập nhật các văn bản mới nhất để phục vụ việc giải quyết các tranh chấp. Kỹ năng tra cứu tài liệu tham khảo là kỹ năng quan trong đối với những người làm luật nói chung và hòa giải viên nói riêng.
2.4 Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc:
Khi hòa giải viên thấy chưa đủ cơ sở để tư vấn, đưa ra những giải pháp, cần phải tiến hành xem xét, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức và những người có liên quan để tìm hiểu rõ bản chất vụ việc, tránh vội vàng đưa ra những kết luận phiến diện, chủ quan.
Việc xác minh phải thực sự khách quan, vô tư. Thông thường họ chỉ đưa ra những thông tin có lợi cho bên tranh chấp mà họ có liên quan. Vì vậy, hòa giải viên cần khéo léo để nhận được những thông tin, tài liệu chính xác, trung thực.
2.5 Kỹ năng giải thích, thuyết phục, cảm hóa, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp
Giải thích, thuyết phục, cảm hóa và hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp được hòa giải viên thực hiện trong suốt quá trình hòa giải, hòa giải viên đã đưa ra lời giải đáp, lời khuyên, giải pháp, phương án,…; hành vi nào các bên được làm và những hành vi nào pháp luật ngăn cấm; hành vi nào phù hợp và không phù hợp với pháp luật, với đạo đức xã hội, nêu rõ hậu quả pháp lý mà các bên phải gánh chịu nếu tiếp tục tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết tranh chấp để các bên tự lựa chọn và quyết định. Những hòa giải viên cần đóng vai trò như những nhà tâm lý phải năm bắt được tâm lý, suy nghĩ của hai bên chủ thể để từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất tạo điều kiện cho việc hòa giải thành.
3. Nhận định
Phương thức giải quyết bằng hòa giải đã được sử dụng từ rất lâu và hiện nay vẫn được các bên tranh chấp sử dụng nhiều bởi vì những ưu điểm của hương thức này so với các phương thức khác như:
– Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn không gò bó và tiết kiệm được thời gian
– Chi phí thấp
– Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải do đó có thể tìm một trung gian hòa giải có hiểu biết chuyên môn về vấn đề đang tranh chấp
– Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên nên nhìn chung ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên
– Có thể giữ được bí mật kinh doanh và vấn đề tranh chấp.
Nhưng bên cạnh đó thì việc giải quyết trang chấp bằng phương thức này cũng tồn tại những hạn chế nhất định như:
– Hình thức giải quyết khép kín, không công khai có thể nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật.
– Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp. Thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án.
Vậy để cuộc hòa giải đạt được thành công thì ngoài sự thiện chí của hai bên thì yêu cầu đối với bên thứ ba là Hòa giải viên cũng cần có những kiến thức, kỹ năng nhất định để điều hành buổi hòa giải, đưa ra những phương án hợp lý, có lợi cho cả hai bên và làm sao để hai bên đề cảm thấy hài lòng với kết quả cuối cùng của buổi hòa giải. Hòa giải viên cũng cần là người công tâm, khách quan, am hiểu pháp luật để tránh được những tiêu có thể xảy ra.
Trong một cuộc hòa giải tranh chấp thương mại ngoài sự thiện chí hợp tác của hai bên thì người thứ ba tham gia là Hòa giải viên cần có những kỹ năng nhất định để giúp cho cuộc hòa giải đi đến thành công. Trên đây là các kỹ năng cơ bản mà một Hòa giải viên cần có để giải quyết một vụ việc tranh chấp thương mại. Trên thực tế thực hiện Hòa giải thì mỗi hòa giải viên sẽ có những kỹ năng, kinh nghiệm riêng của mình nhưng những kỹ năng đó phải phù hợp với pháp luật, không trái đạo đức xã hội và góp phần làm cho hòa giải thành.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group