Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu đến công ty của chúng tôi, để giải đáp thắc mắc của bạn, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi các nội dung sau:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993

Hiến pháp Italia 1947

Hiến pháp Nhật Bản 1946

NỘI DUNG TƯ VẤN

Các nguyên tắc bầu cử là các nguyên tắc được áp dụng cho quyền bầu cử chủ thể (quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động). Nguyên tắc bầu cử là điều kiện được quy định bởi pháp luật bầu cử của mỗi nước, mà việc thực hiện và tuân thủ quy định đó trong quá trình bầu cử quyết định tính hợp pháp của cuộc bầu cử.

Các nước trên thế giới áp dụng các nguyên tắc bẩu cử sau: phổ thông, bình đẳng, tự do, trực tiếp (gián tiếp) và bỏ phiếu kín.

1. Nguyên tắc phổ thông

Hiến pháp của mọi nước đều tuyên bố nguyên tắc phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử. Nội dung của nguyên tắc phổ thông là mọi công dân đến tuổi trưởng thành được trao quyền bầu cử trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật.

Trước hết để có quyền bầu cử đòi hỏi cá nhân phải là công dân nước sở tại. Pháp luật bầu cử của đa số các nước chỉ trao quyền bầu cử cho công dân nước mình. Bên cạnh đó, pháp luật bầu cử của một số nước còn quy định cơ sở và thời gian nhập quốc tịch đối với công dân nước ngoài đã nhập quốc tịch nước sở tại. Ví dụ, ở Argentina những công dân nước ngoài ra nhập quốc tịch Áchentina sau ba năm mới có quyền bầu cử; ở Tuynizi sau 4 năm; ở Thái Lan công dân đó không có quyền bầu cử.

Các nước thuộc khối thị trường chung châu Âu như Anh, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Pháp trao quyền bỏ phiếu cho công dân của các nước thuộc khối thị trường chung châu Âu trong cuộc bầu cử vào các cơ quan chính quyền địa phương.

Ngoài ra, phạm vi những công dân có quyền bầu cử còn bị hạn chế bởi cẳi gọi là điều kiện riêng. Có những điều kiện sau:

Điều kiện tuổi, theo quy định của pháp luật bầu cử công dân phải đạt một độ tuổi nhất định mới có quyền bầu cử. Theo thống kê của Liên minh quốc hội thế giới, năm 1992 trong số 150 quốc gia (tổng số 186) có 109 quốc gia quy định quyền bầu cử cho công dân đủ từ 18 tuổi trở lên; Brazil, Cu Ba, Iran, Nicaragoa quy định điều kiện tuổi là 16; Inđônêxia là 17 tuổi; Nhật Bản, Thái Lan là 20 tuổi; Côoét, Malaixia, Marốc là 21 tuổi.

Đối với quyền bầu cử bị động (quyền ứng cử) điều kiện tuổi thường cao hơn – 21 tuổi đối với ứng cử viên đại biểu Đuma Quốc gia Liên bang Nga, Hội đổng dân tộc Áo, Quốc hội Bungari, Vênêxuêla; 23 tuổi đối với ửng cử viên đại biểu Hạ nghị viện Rumani; 25 tuổi Hạ nghị sĩ Mỹ, Nhật Bản; 30 tuổi – Thượng nghị sĩ Mỹ, Nhật Bản; 35 tuổi – Thượng nghĩ sĩ Philíppin. Bên cạnh đó có nước quy định điều kiện tuổi đối với ứng cử viên tương đối thấp. Ví dụ, điều kiện tuổi đối với ứng cử viên đại biểu Viện Bunđextác (Hạ viện) Đức là 18.

Điều kiện cư trú, theo điều kiện này công dân phải sống tại một nơi trong một thời gian nhất định mới có quyền bầu cử. Ở Camơrun,. Mêhicô, Pháp điều kiện cư trú đối với mọi cuộc bầu cử là 6 tháng, tức là công dân phải sống ở xã, công xã (đơn vị hành chính cơ sở) ít nhất là 6 tháng trước ngày bầu cử mới có quyền bầu cử. Ở Canada điều kiện cư trú là 12 tháng.

Điều kiện cư trú đối với ứng cử viên thường cao hơn – 5 năm đối với ứng cử viên Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ Mỹ. Xu thế hiện nay cho thấy các nước dần bãi bỏ điều kiện này, Ví dụ, Cộng hòa Liên bang Đức, Hylạp, Italia, Tây Ban Nha.

Điều kiện văn hóa, chỉ những công dân có trình độ văn hóa nhất định mới có quyền bầu cử. Ngày nay đa số các nước đã bãi bỏ điều kiện này, tuy nhiên theo pháp luật bầu cử của một số nước như Côoét, Cộng hòa Tôgô, Thái Lan không trao quyền bầu cử cho những công dân không biết chữ.

Điều kiện vật chất đối với cử tri được quy định ở thời kỳ đầu của chế độ lập hiến, ngày nay đã bị bãi bỏ. Đối với ứng cử viên thì có nước quy định để ứng cử ứng cử viên phải đóng một khoản tiền nhất định, khoản tiền này sẽ được trả lại ữong trường hợp ứng cử viên thu được một số lượng phiếu nhất định của cử tri trong cuộc bầu cử. Ví dụ, ở Pháp cử viên vào Hạ nghị viện phải đóng 1000 Phờ răng tiền cược, số tiền này sẽ được ưả lại nếu ứng xử viên thu được ít nhất 5% số phiếu cử tri ở một trong hai vòng bỏ phiếu. Ở Anh số tiền cược là 500 bảng đối với ứng cử viên Hạ nghị viện, số tiền này sẽ được trả lại nếu ứng cử viên thu được không ít hơn 5% số phiếu cử tri của đơn vị mình ra ứng cử.

Điều kiện đạo đức được áp dụng ở một số nước. Ví dụ, Điều 75 Hiến pháp Urugoay quy định công dân phải có đạo đức tốt mới có quyền bầu cử, Điều 48 Hiến pháp Italia quy định khả năng tước quyền bầu cử của công dân trong trường hợp có hành vi không xứng đáng, ở Mêhicô những công dân sử dụng thuốc phiện không có quyền bầu cử, ở Hà Lan những công dân bị tước quyền phụ huynh không có quyền bầu cử.

Ngoài ra, một số nước còn quy định những nhà tu hành không có quyền bầu cử, ở Iran công dân không theo đạo Hổi (Ixlam) không có quyền bầu cử vào Nghị viện.

2. Nguyên tắc bình đẳng

Nguyên tắc bình đẳng tạo cho mọi cử tri khả năng như nhau tác động lên kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử. Nguyên tắc này là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của sự bình quyền của cồng dân. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo v.v…

Trái với nguyên tắc bình đẳng là nguyên tắc đa phiếu được áp dụng ở một số nước trước đây. Ví dụ, trước năm 1950 trong cuộc bầu cử Nghị viện Anh những công dân tốt nghiệp đại học có hai phiếu bầu, một ở nơi cư trú, một ở nơi đã từng học. Ngoài ra cử tri nào có bất động sản ở nơi khác ngoài nơi cư trú cũng được thêm phiếu bầu.

Nguyên tắc bầu cử phân loại cũng thể hiện sự bất bình đẳng. Theo nguyên tắc này cử tri được chia thành các nhóm khác nhau theo sắc tộc, màu da, tín ngưỡng và mỗi nhóm được ấn định một lượng đại biểu nhất định. Chế độ bầu cử này cách đây không lâu được áp dụng ở Nam Phi và chỉ được bãi bỏ sau khi ông Nenxơn Mandela lên nắm quyền. Một số nước áp dụng nguyên tắc ngoại lệ nhằm mục đích bảo đảm cho một số nhóm người trong xã hội có đại diện của mình trong cơ quan dân cử. Những nhóm người này có thể là các dân tộc thiểu số, phụ nữ, tôn giáo v.v… Ví dụ, ở Bănglađét trong số 330 ghế đại biểu quốc hội có 30 ghế dành riêng cho phụ nữ do Quốc hội trực tiếp bầu; ở Butan trong số 150 ghế đại biểu Quốc hội có 10 ghế dành cho đại diện của nhà the/0. ở Pháp 32 trong số 577 ghế đại biểu Quốc hội (Hạ nghị viện) dành cho lãnh thổ hải ngoại, các liên vùng địa phương và các vùng hải ngoại.

3. Nguyên tắc bầu cử tự do, bỏ phiếu bắt buộc

Nguyên tắc bầu cử tự do có nghĩa là cử tri tự quyết định có tham gia vào quá trình bầu cử hay không và nếu tham gia thì ở mức độ nào. Nguyên tắc bầu cử tự do có thể được quy định trong pháp luật về bầu cử hoặc có thể không. Tuy nhiên, nguyên tắc bẩu cử phổ thông và bầu cử tự do đôi khi bị cái gọi là sự tẩy chay bầu cử làm tổn hại. Nguyên nhân của việc cử tri tẩy chay bầu cử là đường lối, chính sách của Chính phủ không đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân. Nhằm hạn chế cử tri tẩy chay bầu cử một số nước quy định bỏ phiếu bắt buộc, tức là quy định nghĩa vụ pháp lý của cử tri phải tham gia bỏ phiếu. Ai vi phạm nghĩa vụ này sẽ tùy theo mức độ sẽ bị khiển trách, cảnh cáo, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ, đoạn 2 Điều 48 Hiến pháp Italia 1947 quy định “Bỏ phiếu là nghĩa vụ của công dân”. Tuy nhiên, pháp luật bầu cử Italia chỉ áp dụng biện pháp chế tài mang tính đạo đức đối với những cử tri vi phạm nghĩa vụ bỏ phiếu; ở Bỉ cử tri không đi bỏ phiếu sẽ bị cảnh cáo và phạt tiền từ 1 đến 3 Frăng, nếu tái diễn lần thứ hai trong vòng 6 năm thì sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 35 Frăng; ở Argentina cử tri không đi bỏ phiếu không những bị phạt 20 đôla mà còn bị truất quyền đảm nhận cậc chức vụ nhà nước trong thời hạn 3 năm; ở Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, cử tri không đi bỏ phiếu mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tù từ 1 tháng đêri 1 năm.

4. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp, gián tiếp

Trong quá trình bầu cử, cử tri tự do thể hiện ý chí nguyện vọng của mình. Nếu sự thể hiện ý chí nguyện vọng này được tiến hành trực tiếp, tức là cử tri trực tiếp bầu người đại diện vào cơ quan dân cử hay một chức danh nhà nước thì nguyên tắc này được gọi là nguyên tắc bầu cử trực tiếp.

Nguyên tắc bầu cử trực tiếp được các nước áp dụng rộng rãi trong cuộc bầu cử vào Quốc hội (đối với những nước có Quốc hội một viện), vào Hạ nghị viện (đối với những nước có Quốc hội hai viện). Một số nước áp dụng Nguyên tắc bầu cử trực tiếp cho cuộc bầu cử vào Thượng nghị viện (Ba Lan, Italia, Mỹ), Người đứng đầu nhà nước (Ba Lan, Bungari, Nga, Pháp, Philípin), Người đứng đầu chính phủ (Ixraen). Nguyên tắc bầu cử trực tiếp còn được áp dụng cho cuộc bầu cử vào cơ quan chính quyền địa phương. Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp. Theo nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu ra thành viên của Tuyển cử đoàn, sau đó Tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại diện hay chức danh nhà nước. Bầu cử gián tiếp có thể qua hai cấp như bầu Tổng thống Mỹ, Thượng nghị viện Pháp, hoặc bầu qua ba cấp như bầu Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc).

5. Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện ở việc loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài sự thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm bảo đảm tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri. Ở Pháp nguyên tắc bỏ phiếu kín được pháp luật bầu cử quy định từ năm 1789 nhưng mãi cho đến năm 1817 mới được áp dụng trong thực tế bầu cử. Nước Anh áp dụng nguyên tắc bỏ phiếu kín cho các cuộc bầu cử từ năm 1872.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group