Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một cơ sở kinh doanh là một tổng thể các nhân tố hữu hình và vô hình thuộc sở hữu của nhà kinh doanh đem vào để kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự là cơ sở kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), bao gồm: Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của các cơ quan, tổ chức; Hộ kinh doanh.
1 Các nhân tố của cơ sở sản xuất kinh doanh
1.1 Nhân tố hữu hình
Đó là các động sản có thể sờ mó nhấc lên được.
Một mặt, chúng là các thiết bị kinh doanh tùy theo tính chất của cơ sở thương mại: máy móc, xe cộ, bàn cân, V.v.. Mặt khác, chúng còn là các hàng hóa, gồm nguyên liệu dùng để chế tạo và các sản phẩm để đem bán.
1.2 Nhân tố hữu hình
Đó là:
– Khách hàng gọi là clientele, hay còn gọi là achalandage; hai từ này gần như đồng nghĩa, nhưng từ clientele chỉ cái gì có thật còn từ achalandage chỉ khách hàng nhưng còn ở dạng tiềm năng có thể có do tình trạng của cơ sở ;
b) Quyền được thuê các nhà xưởng cho việc kinh doanh của cơ sỏ (xem chương bảy: “các hợp đồng thuê cho kinh doanh”), nhưng cũng có thể có cơ sở thương mại không cần thuê khi người chủ sở hữu của cơ sở đồng thời là chủ sỏ hữu nhà xưỏng.
c) Tên thương mại, tức là tên dùng để buồn bán (ví dụ: Ngân hàng quốc gia Pa-ri).
Doanh nhân, thương nhân, nếu là thể nhân, .thực hiện việc buôn bán dưới tên của mình, cho nên khi cở sở được bán người mua có quyền giữ tên người chủ trước vàgọi như sau:
“Trước là nhà ” hay”… nay… kế tục”. Nếu tên thương mại bị chiếm đoạt, ngưòi ta có thể kiệm về việc cạnh tranh bất lương (xem chương ba).
d) Biển hiệu, không để tên doanh nhân,nhưng dừng tên đặc biệt cho cơ sở (ví dụ: La samaritaine, Quán ăn con ngựa trắng). Có khi là một hình vẽ (ví dụ: vẽ con ngựa trắng, một chìa khóa vàng v.v…).
e) Cuối cùng, cũng thuộc về cơ sỗ, và có thể chuyển nhượng cùng với cơ sở, là các bằng sáng chế, các kiểu dáng và mẫu mã, các nhãn hiệu sản xuất để bảo vệ sản phẩm (xem chương tám: sở hữu công nghiệp), các môn bài kinh doanh cửa hàng giải khát.
2 Quản trị các yếu tố hữu hình trong kinh doanh doanh nghiệp
Các yếu tố hữu hình là các yếu tố khách hàng có thể dùng các giác quan đánh giá, cảm nhận trước khi mua DV (trước khi dịch vụ được chính thức chuyển giao) cụ thể đó là những phần tử hữu hình như là: điều kiện vật chất, thiết bị, nhân viên và các phương tiện truyền thông…được sử dụng để hỗ trợ vai trò của dịch vụ Ví dụ: Khi khách hàng tìm đến một nhà hàng thi các yếu tố như: không gian sạch sẽ thoáng đãng, nhân viên phục vụ niềm nở, trang trí đẹp mắt, thức ăn ngon…sẽ tạo ra một niềm tin rất lớn từ khách hàng
Khi mua một loại dịch vụ, nhiều khách hàng có cảm giác rằng họ có thể gặp phải một rủi ro nào đó. Bởi lẽ, khác với những sản phẩm mang tính vật chất, dịch vụ là một thứ sản phẩm vô hình. Khách hàng thật sự không thể biết trước mình sẽ nhận được những gì từ một dịch vụ cho đến khi họ bỏ tiền ra và thử nghiệm dịch vụ đó. Khi phải ra quyết định có nên sử dụng một dịch vụ nào đó hay không, khách hàng cần một điều gì đó hữu hình để họ có thể an tâm hơn. Và điều mà họ quan tâm nhất là giá cả, vì đây là một yếu tố hữu hình, có thể giúp khách hàng so sánh dịch vụ này với dịch vụ khác. Nhưng vấn đề là nếu doanh nghiệp nào cũng cạnh tranh bằng giá cả thì cuối cùng chẳng có ai là người được lợi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần biến những yếu tố vô hình thành hữu hình nhằm xây dựng lòng tin của khách hàng. Để làm điều này, doanh nghiệp có thể áp dụng các kỹ thuật sau. “Sản phẩm hoá” dịch vụ Điều này có nghĩa là biến cái vô hình thành cái hữu hình. Đây cũng là cách dễ thực hiện nhất. Cụ thể là doanh nghiệp sẽ soạn ra những tài liệu giới thiệu hướng dẫn sử dụng dịch vụ, trong đó có thể đưa ra những bí quyết để giúp khách hàng sử dụng dịch vụ một cách hiệu quả. Những tài liệu này có thể in thành các tập sách nhỏ (guide books, manuals), đưa lên các website hay lưu trữ vào một CD, một tập hồ sơ và phát trực tiếp cho khách hàng tại một cuộc hội trợ triễn lãm hay thông qua một buổi thuyết trình chào bán hàng. Thông qua những tài liệu bán hàng này, khách hàng sẽ cảm thấy gần gũi và hiểu rõ dịch vụ hơn. Bán kèm một dịch vụ với một dịch vụ hay sản phẩm khác thành một “gói” Nếu giới thiệu dịch vụ cho khách hàng theo kiểu hàng loạt giống như trình bày một thực đơn với nhiều món dài lê thê ở các nhà hàng, doanh nghiệp sẽ làm cho khách hàng bị “ngán“. Họ sẽ cảm thấy bối rối và không biết nên sử dụng dịch vụ nào. Trong khi đó, nếu chào bán một dịch vụ kèm với một dịch vụ hay sản phẩm khác có liên đới với nhau thành một “gói“ và đáp ứng những nhu cầu cụ thể và đa dạng của khách hàng, doanh nghiệp có thể bán được nhiều dịch vụ hơn.Ví dụ: Một doanh nghiệp bán xe hơi có thể bán kèm theo dịch vụ bảo trì xe trả trước. Trong mỗi sự kết hợp này, doanh nghiệp có thể chia thành nhiều gói sản phẩm dịch vụ khác nhau để đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của khách hàng và tuỳ theo mức độ đóng góp của khách hàng (có thể chia khách hàng thành nhiều loại như “vàng“, “bạc”, “đồng”… theo mức độ đóng góp của họ cho doanh nghiệp). Tạo ra những dịch vụ mới bằng cách kết hợp với các đối tác Khi khách hàng bắt đầu nhận ra rằng sản phẩm của doanh nghiệp không còn khác biệt nhiều so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác cũng là lúc họ bắt đầu họ quan tâm đến giá cả, khi đó doanh nghiệp sẽ khó bán dịch vụ của mình hơn. Để thoát khỏi tình trạng này, doanh nghiệp có thể kết hợp các dịch vụ của mình với dịch vụ của đối tác khác để tạo ra một gói dịch vụ mới, hấp dẫn khách hàng hơn. Chẳng hạn, nếu là một công ty tư vấn tiếp thị, doanh nghiệp có thể kế hợp với công ty quảng cáo và một công ty thiết kế website để chào bán gói dịch vụ “Bí quyết thành công dành cho các doanh nghiệp mới thành lập“ bao gồm các dịch vụ tư vấn về tiếp thị, xây dựng nhãn hiệu, xây dựng website. Tuy nhiên, trước khi áp dụng chiêu thức này, cần lưu ý lắng nghe khách hàng và tìm hiểu các mô hình sử dụng dịch vụ của họ. Tạo ra những gói dịch vụ “trọn gói” Khi tất cả những cách nói trên không có nhiều tác dụng, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức này. Bắt đầu bằng xác định tên của một dịch vụ như một quá trình xuyên suốt từ đầu đến cuối. Kế đến, doanh nghiệp sẽ đi sâu vào phân tích từng giai đoạn, nêu rõ những ưu điểm nổi bật mà doanh nghiệp có thể đem đến cho khách hàng trong từng giai đoạn, sau đó tập hợp tất cả các thông tin này trong một CD hay một tập hồ sơ. Bằng cách làm này, doanh nghiệp sẽ chứng
minh cho khách hàng thấy tính chuyên nghiệp và sự hiểu biết rộng của mình trong một lĩnh vực nào đó và có thể giải quyết mọi vướng mắc của khách hàng trong lĩnh vực này. Điểm chung của tất cả các kỹ thuật nói trên là tạo cho doanh nghiệp cơ hội để trình bày, thể hiện với khách hàng tất cả những giá trị mà doanh nghiệp có thể đem đến cho họ thông qua dịch vụ của mình. Thông thường, doanh nghiệp thường giả định rằng khách hàng hiểu biết mọi điều mà doanh nghiệp làm cho họ, nhưng thực tế không như vậy. Doanh nghiệp phải làm cho khách hàng thấu hiểu mọi giá trị mà mình đem đến cho họ, để họ cảm nhận rằng dịch vụ của doanh nghiệp thật sự là một giải pháp tuyệt vời.
3 Tính chất pháp lý của cơ sở kinh doanh
Các luật gia thường hay tranh luận về tính chất pháp lý của tổng thể các nhân tố cấu thành cơ sởt kinh doanh. Đây không phải là một gia sân riêng có tư cách pháp nhân, tách biệt với tư cách pháp nhân của chủ của nó, vì mỗi con người chỉ có thể có một gia sân
Cơ sở kinh doanh chỉ là tập hợp các tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nhân, và toàn bộ các của cải đó có là đối tượng của các hành vi pháp lý nhừ: chuyển nhượng? cạm cố, thuê mượn. Vậy tính chất của tọng thể các của cải đó là gì? Bộ luật dân sự chia các của cải thành hai loại: động sản và bất động sản, theo các quy tác khác nhau, và trong động sản, có phân biệt động sản hữu hình và động sản vô hình.
1. Cơ sở kinh doanh là một động sản, do đó hệ qủa đối
với một doanh nhận đã lấỵ vợ hay chồng là: cơ sở kinh doanh của người đó phải theo chế độ tài sản trong hôn nhân của người đó. Vì vậy, cơ sở kinh dơanh có thể là tài sản chung của hai bên theo luật định (xem chương bạ, mục 3) nếu nó do hai vợ chồng sau khi họ đã thành vợ chồng; ngược lại, nếu hai bên không có khế ước về tài sản trước, thì cơ sở kinh doanh đã thuộc một bên vợ hay chồng trưốc khi lấy nhau, hoặc sau khi lấy nhau một người lại được tặng cho hay được thừa kế di sản, thì tài sản đó là của riêng; người ấy.(điều 1405, Bộ luật dân sự).
2. Cở sở kinh doanh là một động sản vô hình, cho nên có hệ quả pháp lý là:”Việc chiếm hữu một động sản hữu hình có giá trị như một văn bản công nhận quyền chiếm hữu” lại không thể áp dụng được với các động sản vô hình. Cho nên, giữa hai người mua một cơ sở kinh doanh, người mua trước người mua sau, thì người nào có văn tự đề ngày trước là người đó được ưu tiên, chứ không phải người chiếm giữ tài sản đó trước.
3. Sau cùng, mọi nghiệp vụ liên quan đến một cơ sở kinh doanh đều được coi là hành vi thương mại do việc vận dụng thuyết “hành vi thương mại do phụ thuộc” (xem chương hai).
Có thể nhận xét rằng, một cơ sở kinh doanh có thể được lập ra bằng cách mua, hay được tặng, hay được thừa kế hay do một thành viên của công ty đóng góp.
Trưòng hợp người chủ cơ sở kinh doanh chết, cần chú trọng đến điều 832 Bộ luật dân sự: trong các ngưdi thừa kế di sản, có thể có người được hưởng ưu tiên,nhưng người đó phải trả một số tiền bù lại cho các người cùng hàng thừa kế.
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.0191 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.
Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!