1. Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động

1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động

Quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quả trình lao động là quan hệ phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động do một trong hai bên chủ thể đã có hành vi gây thiệt hại đổi với phía bên kia được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Việc bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi người gây thiệt hại là người có lỗi. Đồng thời, giữa hành vi với hậu quả phải có quan hệ nhân quả trực tiếp thì mới có thể quy trách nhiệm bồi thường cho chủ thể có hành vi gây thiệt hại.

1.2 Phân loại quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quả trình lao động

Quá trình lao động tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó thường tương ứng với thời hạn của hợp đồng lao động. Trong khoảng thời gian này, có thể xảy ra một số sự kiện gây thiệt hại đến lợi ích của một trong hai bên chủ thể. Thiệt hại trong quá trình lao động rất đa dạng: có thể là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất, thiệt hại do người lao động gây ra hoặc thiệt hại do người sử dụng lao động gây ra. Nhìn chung, có thể tạm chia thành 3 loại thiệt hại chính như sau:

– Thiệt hại về vật chất (tài sản) cho một bên do lỗi của bên kia. Tuy nhiên, do sự đặc thù của quan hệ lao động mà trong luật lao động thường chỉ đề cập trách nhiệm tài sản do người lao động gây ra cho người sử dụng lao động trong quá trình lao động;

– Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ đối với người lao động trực tiếp tham gia quá trình lao động. Nguyên nhân của những thiệt hại này có thể do lỗi của người lao động, người sử dụng lao động hoặc những nguyên nhân khách quan khác;

– Thiệt hại về thực hiện, chấm dứt hợp đồng giữa các bên trong quan hệ lao động như thiệt hại về việc không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng lao động, không thực hiện đúng việc làm, tiền lương; vi phạm hợp đồng đào tạo nghề nghiệp…

1.3 Chủ thể cửa quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại trong quá trình lao động

+ Bên phải bồi thường:

Bên phải bồi thường là chủ thể đã có hành vi gây thiệt hại với phía bên kia và có lỗi (vô ý hoặc cố ý) khi tiến hành hành vi gây thiệt hại.

Chủ thể này được xác định là người lao động hoặc người sử dụng lao động trong từng trường hợp cụ thể. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của chủ thể này sẽ được xác định căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại, thái độ và hoàn cảnh của người gây thiệt hại.

Pháp luật lao động chỉ đặt ra những quy định có tính chất định khung đối với vấn đề này, còn cụ thể sẽ do các bên thoả thuận.

+ Bên được bồi thường:

Bên được bồi thường là bên bị thiệt hại. Đổ xác định mức bồi thường thiệt hại, cần xác định mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi và thiệt hại xảy ra, cũng như có những tiêu chí để đánh giá mức độ thiệt hại. Ví dự. giám định sức khoẻ để xác định chính xác tỉ lệ suy giảm sức lao động của người lao động khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tính toán giá trị tài sản thiệt hại thực tế theo thời giá thị trường và mức độ khấu hao tương ứng với thời gian sử dụng để tính toán chính xác thiệt hại về tài sản do hành vi của người lao động gây ra…

2. Quan hệ pháp luật bảo hiểm trong lĩnh vực lao động

Do rủi ro trong quan hệ lao động có thể khác nhau về mức độ tác động và ảnh hưởng với người lao động nên nhu cầu bảo hiểm cũng khác nhau. Đổ hạn chế các rủi ro và khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố các bên có thể tham gia nhiều hình thức bảo hiểm bắt buộc hoặc tự nguyện khác nhau: bảo hiểm dân sự, bảo hiểm thương mại, bảo hiểm trong lĩnh vực lao động. Trong đó bảo hiểm trong lĩnh vực lao động nói chung là loại hình bảo hiểm bắt buộc được pháp luật điều chỉnh. Theo đó, quan hệ pháp luật bảo hiểm trong lĩnh vực lao động là quan hệ phát sinh giữa các chủ thế trong việc đóng góp, quản lí và chỉ trả các chế độ bảo hiểm được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

2.1 Quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội

+ Phân loại quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội

Về cơ bản, các quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Quan hệ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm đóng góp bảo biểm xã hội bắt buộc, đóng góp bảo hiểm xã hội tự nguyện.

– Quan hệ quản lí nhà nước về bảo hiểm xã hội giữa một bên là chủ thể quản lí bảo hiểm xã hội (Cơ quan bảo hiểm xã hội gồm các cấp từ trung ương đến địa phương là: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (trực tiếp trực thuộc Chính phủ), bào hiểm xã hội cấp tỉnh, bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện) với một bên là đối tượng chịu sự quản lí nhà nước về bảo hiểm xã hội.

– Quan hệ chi trả bảo hiểm xã hội giữa một bên là cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.

+ Chủ thể của quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội

– Bên tham gia bảo hiểm xã hội

Bên tham gia bảo hiểm xã hội là người có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, bao gồm những loại chủ thể sau đây:

– Người lao động: Người lao động là người tham gia quan hệ lao động hoặc không tham gia quan hệ lao động nhưng họ phải là người lao động có thu nhập. Khi có thu nhập bằng sức lao động của chính mình, người lao động có đủ điều kiện để tham gia quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội với tư cách là người tham gia bảo hiểm. Tỉ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được tính trên cơ sở mức lương của người lao động và do nhà nước tính toán, cân đối trong từng thời kì, có tính đến mức đóng góp của người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của nhà nước cho quỹ bảo hiểm xã hội.

– Người sử dụng lao động: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động phát sinh đồng thời và phụ thuộc vào việc sử dụng lao động của họ. Tại thời điểm phát sinh quyền sử dụng lao động thực tế, năng lực pháp luật và năng lực hành vi tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động đồng thời xuất hiện và họ phải tham gia bảo hiểm xã hội. Có thể nói đây là chủ thể tham gia bảo hiểm đặc biệt của hình thức bảo hiểm xã hội, bởi vì, họ không chỉ đóng quỹ cho mình huởng bảo hiểm mà chủ yếu đóng quỹ cho người lao động mà họ sử dụng được hưởng.

Theo quy định tại Điều 168 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thông qua việc thực hiện quy định đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội một số tiền nhất định để bảo hiểm cho người lao động trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

+ Bên hưởng bảo hiểm xã hội

Bên hưởng bảo hiểm xã hội là những cá nhân được nhận tiền bảo hiểm (còn gọi là trợ cấp bảo hiểm xã hội) từ quỹ bảo hiểm xã hội khi có đủ điều kiện bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cá nhân được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có thể là người lao động khi thuộc các trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc có thể là thân nhân của gia đình người lao động (ví dụ: trường hợp người lao động bị chết và thân nhân được hưởng chế độ tiền tuất).

Để được hựởng một chế độ bảo hiểm nào đó, người lao động hoặc thành viên gia đình người lao động phải có những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo mục đích, tính chất của từng chế độ mà pháp luật có những quy định khác nhau về điều kiện hưởng bảo hiểm. Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm, tuổi đời, mức độ suy giảm khả năng lao động là những điều kiện chung nhất để xác định người được hưởng bảo hiểm xã hội. Khi có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật, họ được nhận bảo hiểm từ cơ quan thực hiện bảo hiểm xã hội.

+ Bên thực hiện bảo hiểm xã hội

Bên thực hiện bảo hiểm xã hội là cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện chức năng thu, quản lí và chi trả bảo hiểm cho người được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Neu xét trong phạm vi chủ thể của một quan hệ bảo hiểm nói chung, còn có thể gọi bên thực hiện bảo hiểm xã hội là bên nhận bảo hiểm xã hội. Ở những nước có nhiều tổ chức bảo hiểm xã hội độc lập với nhau, bên thực hiện bảo hiểm xã hội còn được gọi là các quỹ bảo hiểm xã hội.

Ở Việt Nam, cơ quan bảo hiểm xã hội được tổ chức thống nhất theo hệ thống từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ quan bảo hiểm xã hội gồm có Hội đồng Quản lí bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bảo hiểm xã hội tỉnh, bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện. Đây là hệ thống cơ quan sự nghiệp về bảo hiểm xã hội, do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp và do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lí nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ, cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp đều có tư cách pháp nhân, có trụ sở, tài khoản và con dấu riêng.

+ Nội dung của quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội

Hiện nay, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội một phần thuộc BLLĐ nhưng chủ yếu là nằm trong Luật Bảo hiểm xã hội (Luật Bảo hiểm xã hội ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016). Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành có thể tổng hợp quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội với tư cách là nội dung của quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội gồm:

+ Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm xã hội

– Thực hiện trích nộp, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định;

– Thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ, quản lí sổ bảo hiểm xã hội để làm căn cứ đóng và trả bảo hiểm xã hội;

– Cung cấp thông tin trung thực liên quan đến bảo hiểm xã hội với cơ quan có thẩm quyền; 1

– Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc cá nhân, tổ chức khác cỏ hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm.

+ Quyền và nghĩa vụ của bên hưởng bảo hiểm xã hội

– Được nhận sổ bảo hiểm xã hội;

– Được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp khi quyền bảo hiểm của họ bị! xâm phạm;

– Cung cấp thông tin trung thực về bảo hiểm xã hội với cơ quan có thẩm quyền;

– Có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội;

– Bảo quản, sử dụng sổ bảo hiểm xã hội và hồ sơ bảo hiểm xã hội đúng mục đích, đúng quy định.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của bên thực hiện bảo hiểm xã hội

– Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, thu các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;

– Lưu giữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm xã hội, cấp sổ và các loại thẻ bảo hiểm xã hội theo quy định;

– Quản lí, sử dụng và hạch toán quỹ bảo hiểm xã hội đúng quy định theo chế độ tài chính của nhà nước;

– Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện đề án bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội;

– Tổ chức các phưong thức quản lí, họp tác với các đơn vị sử vựng lao động, cơ sở khám chữa bệnh… để thực hiện các chế độ tảo hiểm xã hội có hiệu quả;

– Từ chối việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội khi đối tượng tham gia bảo hiểm không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định hoặc khi có căn cứ pháp lí về hành vi man trả, làm giả hồ sơ để hưởng bảo hiểm xã hội.

– Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

– Giải quyết kịp thời và đúng đắn các khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân về thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

2.2 Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế

+ Chủ thể

Bảo hiểm y tế là lĩnh vực bảo hiểm bắt buộc, mọi người dân đều tham gia và được hưởng quyền lợi bảo hiểm từ các nguồn tài chính khác nhau. Trong phạm vi quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh thì chủ thể tham gia bảo hiểm y tế bao gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn xác định; người lao động là người quản lí doanh nghiệp hưởng tiền lương (theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người lao động làm hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên). Người sử dụng lao động cổ sử dụng đối tượng lao động nói trên hằng tháng có nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.

– Mức đóng bảo hiểm y tế do pháp luật quy định và căn cứ vào mức tiền lương của người lao động.

– Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thu, quản lí quỹ và chi bảo hiểm y tế. Tổ chức bảo hiểm y tế thực hiện trách nhiệm khám, chữa bệnh cho người được hưởng bảo hiểm y tế.

+ Nội dung của quan hệ bảo hiểm y tế

Trong phạm vi các chủ thể của quan hệ lao động thi nội dung của quan hệ bảo hiểm y tế bao gồm:

+ Quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động

– Quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia bảo hiểm ytế (Xem thêm Điều 36, Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bồ sung năm 2014):

Người lao động tham gia bảo hiểm y tế có quyền: được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế; lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh; được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế; yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế; khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người lao động tham gia bảo hiểm y tế có trách nhiệm: đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn; sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế; thực hiện các quy định của pháp luật khi đến khám bệnh, chữa bệnh; chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

– Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm y tế (Xem thêm Điều 38, Điều 39 Luật Bào hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014):

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm y tế có quyền: Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế; khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm y tế có trách nhiệm: lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế; đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn; giao thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, của đại diện cho người tham gia bảo hiểm y tế khi có yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế, người lao động hoặc đại diện của người lao động; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

+ Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm y tế (Xem thêm Điều 40, Điều 41 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm)

Trong quan hệ bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm y tế có quyền: yêu cầu người sử dụng lao động, đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệù có liên quan đến trách nhiệm của họ về việc thực hiện bảo hiểm y tế; kiểm tra, giám định việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế đối với các trường hợp vi phạm theo quy định; yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cung cấp hồ sơ, bệnh án, tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ công tác giám định bảo hiểm y tế; từ chối thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng quy định hoặc không đúng với nội dung hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; yêu cầu người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm y tế hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà tổ chức bảo hiểm y tế đã chi trả; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và xử lí tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm y tế: tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bảo đảm nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế; thu tiền đóng bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế; quản lí, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; kí hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; cung cấp thông tin về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hướng dẫn người tham gia bảo hiểm y tế lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; kiểm tra chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; giám định bảo hiểm y tể; bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chế độ bảo hiểm y tế; lưu trữ hồ sơ, số liệu về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí bảo hiểm y tế, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế; tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm y tế, báo cáo định kì hoặc đột xuất khi có yêu cầu về quản lí, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.

2.3 Quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam được quy định trong Luật Việc làm năm 2013

+ Chủ thể

Theo các quy định của Tổ chức lao động quốc tế tại các Công ước số 44 “Bảo đảm tiền trợ cấp cho những người thất nghiệp” năm 1934; Công ước số 102 “Quy phạm tối thiểu về an sinh xã hội” năm 1952; Công ước sổ 168 “Xúc tiến bảo vệ và phòng chống thất nghiệp” năm 1988 thì đối tượng được tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp chủ yếu là người lao động làm công hưởng lương (lao động làm thuê). Tuy nhiên, tuỳ hoàn cảnh mỗi nước có thể đặt thêm các trường hợp ngoại lệ đối với một số đối tượng thuộc các dạng sau: người giúp việc nhà; người lao động làm việc tại nhà; công chức, viên chức nhà nước có việc làm ổn định; người lao động có thu nhập cao có thể tự mình phòng chống rủi ro thất nghiệp; người lao động làm việc theo mùa vụ, phụ trợ; lao động ưẻ, sát cận tuổi lao động theo quy định; lao động đã vượt quá tuổi quy định, nghỉ hưu, đang được hưởng trợ cấp hưu trí.

Ngoài chủ thể là người lao động thì người sử dụng lao động (trong chừng mực nhất định là nhà nước) là chủ thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là người có trách nhiệm đóng góp tài chính cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp hoặc chi trả trực tiếp cho người lao động.

+ Nội dung quan hệ

Đối với người lao động để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì cần phải cỏ đủ các điều kiện sau (Công ước số 44): 1) Có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng hiện tại không có việc làm; 2) Có đăng kí tìm việc tại một phòng tìm việc do cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay tại một trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm do nhà nước quản lí; 3) Có sổ bảo hiểm thất nghiệp để chứng nhận có tham gia đổng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời hạn quy định của thời kì dự bị; 4) Trước đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc không phải bị nghỉ việc vì kỉ luật hay tranh chấp nghề nghiệp; 5) Có giấy chứng nhận mức lương hay thu nhập trước khi bị thất nghiệp (trường hợp trả trợ cấp theo mức lương). Ngoài ra, đối với trường hợp chi trả bảo hiểm thất nghiệp từ quỹ bảo hiểm thì người lao động còn có nghĩa vụ tham gia đóng bảo hiểm dựa trên mức thu nhập.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp hoặc đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Mức đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp do pháp luật quốc gia quy định nhung nói chung dựa trên cơ sở mức tiền lương của người lao động.

Các chủ thể trong quan hệ bảo hiểm thất nghiệp đều có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi thấy có sự vi phạm quy định về bảo hiểm thất nghiệp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 70 Công ước số 102).

Việc quản lí bảo hiểm thất nghiệp, trong trường hợp không được giao cho một thể chế do các cơ quan quy định hoặc cho một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, thì các đại diện của những người được bảo vệ phải tham gia vào việc quản lí hoặc được liên kết với việc quản lí bằng quyền tư vấn theo những điều kiện quy định; pháp luật hoặc quy định quốc gia cũng có thể quy định sự tham gia của các đại diện người sử dụng lao động và của các cơ quan (Điều 72 Công ước số 102).

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật lao động, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động trực tuyến.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group (biên tập)