Luật sư tư vấn:

1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

1.1 Phương thức chia

Theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia một phần hay toàn bộ tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung thì phải lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận phải ghi rõ các nội dung như: Tài sản được chia cho mỗi bên, phần tài sản còn lại không chia (nếu có), thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung… Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án áp dụng các quy định của chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn để giải quyết.

1.2 Thời điểm cỏ hiệu lực của việc chia tài sản

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản. Trường hợp văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. Đổi với trường hợp vợ chồng chia tài sản mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

1.3 Hậu quả của việc chìa tài sản

Kể từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có hiệu lực, tài sản của vợ chồng được xác định như sau:

– Tài sản chia cho ai thuộc sở hữu riêng của người đó. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường họp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Trường hợp vợ chồng chỉ chia một phần tài sản chung thì phần tài sản chung còn lại không chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó vẫn thuộc khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.

– Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

1.4 Việc chìa tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Toà án tuyên bố việc chia tài sản là vô hiệu trong các trường hợp sau:

– Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

– Chia tài sản nhằm trốn ữánh thực hiện các nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản, trả nợ cho cá nhân, tổ chức, nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước và nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chia tài sản khi một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

– Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà những người thừa kế yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Người vợ hoặc chồng còn sống là sở hữu chủ phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng. Phần tài sản thuộc sở hữu của người chết trong khối tài sản chung của vợ chồng và những tài sản riêng của họ là di sản thừa kế. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Trong trường hợp những người thừa kế chưa yêu cầu chia di sản hoặc người còn sống yêu cầu tạm hoãn chia di sản thì bên còn sống quản lý tài sản chung cùa vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

– Khi một bên vợ hoặc chồng chết, nếu những người thừa kế yêu cầu chia di sản mà việc chia đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người vợ hoặc người chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án chưa cho chia di sản trong thời gian nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Khi hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc khi bên còn sống kết hôn với người khác thì những người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế.

3. Chia tài sản chung khi vợ chồng ly hôn

3.1 Nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chông

Giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn.

Đối với trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận: Việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo nội dung mà vợ chồng đã thỏa thuận. Trong trường họp vợ chồng thỏa thuận không đầy đủ hoặc không rõ ràng thì Tòa án áp dụng quy định tương ứng như chế độ tài sản theo quy định của pháp luật để giải quyết.

Đối với trường họp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định: Khi ly hôn, việc giải quyết tài sản do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng. Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Chia đôi tài sản chung nhưng có tính đến các yếu tố sau để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi tbên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

– Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phàn tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ bá hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tàị sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

3.2 Giải quyết vẩn đề tài sản trong một số trường hợp

– Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đổi với người thứ ba khi ly hôn

Nợ chồng dù đã ly hôn vẫn có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba. Vợ chồng có thể thỏa thuận với người thứ ba về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tài sản.

Trong trường hợp sau khi ly hôn giữa vợ, chồng và người thứ ba có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết.

– Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sổng chung với gia đình

+ Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn thì vợ, chồng được chia một phần tài sản trong khối tài sản chung của gia đình. Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra để chia. Khi chia áp dụng các nguyên tắc về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

+ Trong trường hợp tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng (người sống cùng gia đình của vợ hoặc chồng) được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

Khi ly hôn, chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được thực hiện như sau:

+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản: Nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của vợ chồng. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án áp dụng các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn để giải quyết. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyển sử dụng đất mà họ được hưởng. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách la và chia.

+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở: Việc giải quyết quyền sử dụng đối với loại đất này khi vợ chồng ly hôn áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung theo quy định tại Điều 59 .của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

+ Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Khi ly hôn, vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác (Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến pháp luật hôn nhân gia đình về phân chia tài sản chung vợ và chồng, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group