vẫn không có tài sản để thi hành án và khả năng để họ có tài sản để thi hành án là không có.

1. Cơ sở của việc miễn và giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự

Nếu cứ nhất định buộc người phải thi hành án phải thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để xác minh, theo dõi điều kiện thi hành án của họ. Ngoài ra, cũng có trường hợp tài sản của người phải thi hành án có giá trị nhỏ nhưng tổ chức thi hành án thi chi phí lại có thể cao và như thế thì hiệu quả thi hành án dân sự sẽ rất thấp… Xuất phát từ thực tế đó, để đảm bảo hiệu quả của công tác thi hành án dân sự và sớm ổn định được các quan hệ xã hội, pháp luật thi hành dân sự đã quy định về miễn, giảm nghĩa vụ Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Toà án nhân dân tối cao ngày 15/9/2015, các khoản thu, nộp cho ngân sách nhà nước thuộc diện được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án gồm tiền phạt, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí toà án, tịch thu sung quỹ nhà nước, các khoản thu, nộp khác cho ngân sách nhà nước được xác định trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, lãi trà chậm thi hành án đối với khoản được miễn, giảm (nếu có) của toà án.

Miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự là trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần mà có đủ điều kiện do pháp luật quy định nên được toà án có thẩm quyền quyết định miễn thi hành toàn bộ các khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn lại.

Giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự là trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần mà có đủ điều kiện do pháp luật quy định nên được toà án có thẩm quyền quyết định giảm thi hành một phần các khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

Cơ sở của việc quy định về miễn, giảm thi hành án dân sự trong pháp luật thi hành án dân sự chính là dựa vào tình hình thực tế về tài sản của người phải thi hành án dân sự, về thời gian mà bản án, quyết định vẫn chưa thể được thi hành, về giá trị khoản thu nộp ngân sách nhà nước và dựa vào hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.

2. Các trường hợp được miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 61 Luật thi hành án dân sự, việc miễn nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo hai trường hợp là người phải thi hành án mặc dù chưa thi hành được phàn nào trong nghĩa vụ thi hành án nhưng được miễn hoàn toàn nghĩa vụ thi hành án và người phải thi hành án được miễn phần nghĩa vụ thi hành án còn lại sau khi đã thực hiện được một phần nghĩa vụ thi hành án.

– Người phải thi hành án được miễn hoàn toàn nghĩa vụ thi hành thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

Theo khoản 1 Điều 61 Luật thi hành án dân sự, người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ các điều kiện sau:

+ Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sàn đó theo quy định của pháp luật không được xử lí để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.

+ Đã hết thời hạn 05 năm kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị dưới 02 triệu đồng hoặc hết thời hạn 10 năm kể từ ngày ra quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 05 triệu đồng.

Ngay từ trước khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự được ban hành, Điều 1 Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-BTP- BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/5/2010 (nay được thay tìiế bởi Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC- ngày ra quyết định thi hành án, người phải thi hành án đã không có bất cứ tài sản gì để thi hành nghĩa vụ thi hành án và cho đến thời điểm xét miễn giảm họ vẫn trong tình trạng không có tài sản để thi hành nghĩa vụ thi hành án.

Khi người phải thi hành án được miễn toàn bộ khoản nghĩa vụ thu nộp cho ngân sách nhà nước theo quyết định thi hành án thì đương nhiên việc thi hành án kết thúc.

– Người phải thi hành án được miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước.

Ngoài trường hợp người phải thi hành án được miễn hoàn toàn nghĩa vụ thi hành thi hành các khoản thu nộp ngân sách nhà nước dù họ chưa thi hành được phần nào trong nghĩa vụ đó thì Luật sửa đổi, bổ sung Luật thi hành án dân sự còn quy định trường hợp thứ hai, đó là người phải thi hành án có thể được miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước nếu thuộc diện do pháp luật quy định. Theo khoản 4 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC- TANDTC ngày 15/9/2015 thì thi hành được một phần khoản thu, nộp ngân sách nhà nước là đã thi hành ít nhất bằng một phần năm mươi khoản thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc khoản án phí phải thi hành theo bản án, quyết định của toà án. Theo quy định tại Điều 61 Luật thi hành án dân sự, việc xét miễn thi hành nốt phần nghĩa vụ còn lại đối với các khoản thu, nộp ngân sách nhà nước cũng được thực hiện theo hai trường hợp: theo quy định tại khoản 2 và theo quy định tại khoản 4 Điều 61 Luật thi hành án dân sự. Theo khoản 2, người phải thi hành án được toà án xét miễn không phải thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:

313 % khoản thu, nộp ngân sách nhà nước, đó là người phải thi hành án đã tích cực thi hành được một phần án phí, tiền phạt nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục thi hành được phần nghĩa vụ còn lại hoặc lập công lớn. về trường hợp này, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 12/2015/TTLT-BTP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 15/9/2015, việc miễn phần nghĩa vụ còn lại được thực hiện khi người phải thi hành án có đủ các điều kiện sau:

– Đã tích cực thi hành được một phần án phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này, thi hành được một phần tiền phạt theo quy định của Bộ luật hình sự về miễn chấp hành tiền phạt còn lại.

– Lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài hoặc lập công lớn.

Cũng theo hướng dẫn tại thông tư này, người phải thi hành án lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài là người bị giảm sút hoặc mất thu nhập, mất toàn bộ hoặc phần lớn tài sản do tai nạn, ốm đau, thiên tai, hoả hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác dẫn đến không đảm bảo hoặc chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho bản thân người đó và người mà họ có ữách nhiệm nuôi dưỡng từ mười hai tháng ữở lên, kể từ thời điểm xảy ra sự kiện đó đến thời điểm xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Còn phải thi hành án lập công lớn là người đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm, cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn hoặc sự kiện bất khả lại đã tương đối dài và giá trị khoản tiền còn lại phải nộp là tương đối lớn. về điều kiện người phải thi hành án không có tài sản để thi hành phần nghĩa vụ còn lại đối với các khoản thu nộp ngân sách nhà nước cũng phải xác định giống như trường hợp được xét miễn nghĩa vụ thi hành án, cụ thể là sau thời hạn 5 hoặc 10 năm kể từ khi có quyết định thi hành án họ vẫn không có tài sản gì để thi hành nốt phần nghĩa vụ còn lại.

Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật thi hành án dân sự thì mức giảm khoản nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện như sau:

+ Đối với khoản nghĩa vụ phải thi hành án còn lại có giá trị từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, mỗi lần giảm không quá 1/4 số tiền còn lại phải thi hành án.

+ Đối với khoản nghĩa vụ phải thi hành án còn lại có giá trị từ trên 100 triệu đồng thì mỗi lần được giảm không quá 1/5 số tiền còn lại phải thi hành án nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng.

Trường hợp người phải thi hành án được giảm đến hết khoản nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước theo quyết định thi hành án thì việc thi hành án được xem là kết thúc.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự miễn nghĩa vụ thi hành án dân sự. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group