1. Cách áp dụng tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Một hành vi như thế nào thì vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của bộ luật hình sự ạ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ điều 175Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, người nào vi phạm một trong các hành vi được quy khoản 1 Điều 175 nêu trên, chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ bốn triệu đồngđến dưới năm mươi triệu đồng thì phải chịu mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Nếu người vi phạm thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 với tài sản chiếm đoạt được có giá trị từ năm mươi triệu đồngđến dưới hai trăm triệu đồng thì phải chịu mức hình phạt là bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Các quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 140 không đề cập tới mức phạt khi mà người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị 50 triệu đồng.

Vậy khi một người thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 nhưng tài sản chiếm đoạt được là 50 triệu đồng thì mức phạt cho người vi phạm sẽ được xác định như thế nào? Việc áp dụng pháp luật ở đây sẽ áp dụng theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 175 BLHS năm 2015?

Theo tôi, quy định tại Điều 175 này có thể thay đổi mức giá trị tài sản tại khoản 1 hoặc khoản 2 là “đến 50 triệu đồng”. Hoặc hiện tại trên thực tế, chúng ta có thể căn cứ vào mức tiền phát sinh từ tài sản đó (ví dụ như mức tiền lãi phát sinh từ tài sản có giá trị 50 triệu đồng đó) để chúng ta không khỏi băn khoăn áp dụng quy định của pháp luật trong trường hợp này.

>> Tham khảo dịch vụ: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;

2. Bị chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội xử lý như thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có một vấn đề nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn. Vào ngày 29/12/15 trên trang web của mocha gửi về cho tôi tin nhắn đã trúng thưởng giải nhất chương trình tri ân khách hàng tuanlocvang quý 1/2015. Tôi đã đăng nhập vào và làm theo hướng dẫn rồi họ gửi về tiếp một đường link bảo nộp vào 1,2 triệu để làm 3 bộ hồ sơ gốc. Tôi đi mua thẻ cào nạp vào link www.hosomocha thì có sdt 01698118926 gọi đến nói là nhân viên hỗ trợ của tổng đài mocha, nói thẻ cào của tôi nhập không đúng bảo tôi đọc trực tiếp cho anh ta. Thấy đúng sdt đăng trên trang web nên tôi đã cả tin và làm theo. Vài tiếng sau anh ta điện lại chúc mừng này nọ và kể trình tự thủ tục trao giải nhận giải rồi nói trước mắt sẻ chuyển 50 triệu vào tài khoản cho tôi nhưng tôi phải nộp thuế trước 5 triệu, tôi đi mua thẻ cào tiếp nạp cho số điện thoại đó. Anh ta nói 8h sáng mai ngân hàng giao dịch sẽ chuyển tiền đồng thời chuyển xe ra luôn.
Sáng 30/12 anh ta điện lại báo bên công ty xe yêu cầu nộp 1/2 phí vận chuyển la 4,1 triệu mới chuyển xe đi, tôi lại nạp card vào số điện thoại đó. Vài tiếng sau số điện thoại đó lại gọi đến nói số tiền 100 triệu tôi trúng phải nộp thuế hết chứ không trao tay được và kêu tôi nhanh chóng hoàn thành để bên công ty hoàn thành thủ tục cho kịp chuyến bay ra nhà tôi trao giải. Tôi lại nộp tiếp 5 triệu đến gần trưa tôi gọi lại vào sdt đó xác nhận thì máy tắt. Tôi gọi vào số điện thoại thứ 2 ghi trên hồ sơ thì lại có người nhận là nhân viên tổng đài mocha bảo tôi nhân viên kia đang họp với công ty hoàn tất hồ sơ cho tôi, người này cũng chúc mừng này nọ rồi ra yêu sách bảo tôi chi hoa hồng 4 triệu cho họ để họ làm hồ sơ cho nhanh.
Tôi từ chối thì họ nói thế thì họ để hồ sơ tôi đó không giải quyết nữa. tôi nghi ngờ nên gọi lại vào số kia thì tắt máy, gọi lại số này cũng tắt luôn. Tôi đã bị lừa hơn 15 triệu như vậy đó. Tôi muốn hỏ Luật sư của LVN Group là với những thông tin trên liệu có tìm ra đc kẻ lừa đảo không, nếu kiện thì như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật hình sự về xử lý hành vi lừa đảo, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì người kia đã thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản với tổng tài sản là hơn 15 triệu đồng, và hành vi phạm tội là có tổ chức, có sự tham gia của nhiều người. Như vậy họ đã phạm phải khoản 2 Điều này và có thể phải chịu mức hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.

Như vậy, sau khi phát hiện hành vi lừa đảo anh cần gửi đơn tố giác hành vi phạm tội của bên kia lên cơ quan có thẩm quyền như cơ quan công an, viện kiểm sát hoặc Tòa án. Sau khi nhận được đơn thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, xác minh, khi nhận thấy có dấu hiệu hình sự thì sẽ tiến hành khởi tố vụ án.

3. Tư vấn khởi kiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Lúc trước tôi và anh A tình cờ biết nhau, sau khi quen biết được một thời gian. Anh A biết tôi có bán nước hoa hàng xách tay, anh A đã ngỏ ý muốn lấy nước hoa của tôi về bán lại kiếm lời. Tôi tin tưởng cho anh A lấy nước hoa về bán. Do là bạn bè nên tôi cung không làm biên nhận giao hàng.
Khi anh A bán, anh A có trả tiền cho tôi nhưng còn thiếu lại 04 chai nước hoa, trị giá: 6.300.000 đồng. Nhưng khi tôi đòi số tiền còn lại, anh A hứa sẽ trả cho tôi, nhưng đến nay nhiều lần tôi điện thoại cho anh A nhưng anh A không bắt máy. Tôi nhắn tin nhắc anh thì anh hẹn nhiều lần.
Và đến nay, tôi nhắn tin nhắc anh A trả tiền, thì anh A cũng không trả lời. Trường hợp này tôi có thể tố cáo anh A lợi dụng sự tín nhiệm để chiếm đọat tài sản hay không ? Tôi chỉ có bằng chứng là những tin nhắn anh A nhiều lần hứa hẹn trả tiền cho tôi, như vậy có được không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.T.N

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy sẽ có hai trường hợp xảy ra: Thứ nhất: bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê… Thứ hai là sử dụng tài sản được giao trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê… vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả. Như vậy, sau khi vay, mượn, thuê tài sản của người khác, người phạm tội phải có hành vi bỏ trốn hoặc bằng thủ đoạn gian dối (giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản…) để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản đó và mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản, thì mới đủ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này do không có căn cứ đầy đủ chứng minh A bỏ trốn hoặc dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nên không thể khẳng định A phạm tội hay không. Tuy nhiên trường hợp này đã có dấu hiệu tội phạm vì A có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ (hẹn nhiều lần không trả, nhắn tin gọi điện không trả lời….) nên bạn này có thể làm đơn tố giác tội phạm.

4. Quy định về lửa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Xin được tư vấn giúp em: Em xin chân thành cảm ơn Chuyện là gia đình em mở 1 siêu thị hàng thái lan. Và có một nhân viên đến chào hàng đưa ra giấy tờ hàng hoá và báo giá đầy đủ. Tiếp theo còn làm hoá đơn mua hàng và hợp đồng đại lí với nhà em. Cụ thể nhà em sẽ trở thành đại lí cho công ty đó. Thêm vào đó là nhà em mua 60 triệu tiền hàng để trở thành đại lí và được nợ đọng vốn 360 triệu tiền hàng. Nhưng đến 2 hôm vẫn k thấy xe hàng bên kia xuống để bên em nhập hàng. Em tìm hiểu thì thấy cùng mã số thuế cùng tên công ty ấy cùng địa chỉ nhưng ngành nghề kinh doanh thì khác nhau.

Em đã xác định mình bị lừa. Xin tư vẫn giúp em gia đình em nên làm như thế nào bây giờ ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Điều 22. Hình thức tố cáo (Luật tố cáo 2018)

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Về đơn tố cáo của bạn sau khi viết xong bạn sẽ gửi đến ủy ban nhân dân xã nơi bạn cư trú.

Điều 23, 24 Luật tố cáo 2018 quy định về tiếp nhận xử lý thông tin tố cáo.

Điều 23. Tiếp nhận tố cáo

1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

Điều 24. Xử lý ban đầu thông tin tố cáo

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

2. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

3. Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.

2,. Cơ quan chức năng sẽ thụ lí và giải quyết đơn trong thời gian là bao nhiêu ngày ? Người viết đơn tố cáo đã gửi đơn thì cơ quan chức năng có thông báo cho người gửi đơn biết kết quả hay không? thời gian thông báo

Thời hạn giải quyết sẽ được thực hiện theo Điều 21 Luật tố cáo 2018

Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy nếu có yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho người tố cáo hoặc khi cơ quan có thẩm quyền không thụ lý đơn tố cáo thì cũng sẽ thông báo cho người tố cáo biết.Thời gian thông báo trong trường hợp nhận đơn tố cáo đúng thẩm quyền thì sẽ là 10 ngày còn nếu nhận đơn tố cáo không thuộc thảm quyền thì sẽ là 05 ngày nếu có yêu cầu.

3. Người làm đơn tố cáo thì cơ quan chức năng giải quyết và cho nhận lại số tiền đó tại đâu ? chừng nào nhận được số tiền đó, thủ tục như thế nào ?

Nếu bạn hỏi về vụ án hình sự thì theo quy định tại Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

Điều 135. Chi phí tố tụng

1. Chi phí trong tố tụng hình sự gồm án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng.

2. Án phí gồm án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.

3. Lệ phí gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, các giấy tờ khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các khoản lệ phí khác mà pháp luật quy định.

4. Chi phí tố tụng gồm:

a) Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong trường hợp chỉ định người bào chữa;

b) Chi phí giám định, định giá tài sản;

c) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 136. Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí

1. Chi phí quy định tại khoản 4 Điều 135 của Bộ luật này do các cơ quan, người đã trưng cầu, yêu cầu, chỉ định chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bào chữa thì do Trung tâm này chi trả.

2. Án phí do người bị kết án hoặc Nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. Mức án phí và căn cứ áp dụng được ghi rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.

3. Trường hợp vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ khi có căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật này thì bị hại phải trả án phí.

4. Đối với các hoạt động tố tụng do người tham gia tố tụng yêu cầu thì việc chi trả lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật.

Như vậy thì nếu bị cáo bị kết án mức án phí sẽ do bị cáo trả người viết đơn tố cáo sẽ được Tòa trả lại tiền án phí lúc đầu đã nộp,nếu bị cáo không có tội thì bị hại sẽ phải chịu án phí.

4. Theo đơn tố cáo đó thì người lừa đảo chiếm đoạt tiền như vậy có bị xử đi tù không? nếu có thì khoảng bao lâu?

Nếu người bị tố cáo ,sau khi Tòa án thụ lý ,điều tra giải quyết mà có phạm tội thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự,còn việc đi tù hay không thì sẽ phụ thuộc vào việc người phạm tội đó phạm tội như thế nào,giá trị của tài sản,mức độ thiệt hại của phạm tội.

Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định cụ thể về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì? Phân tích Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? và Các hình phạt đối với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? cũng như độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Cảm ơn!

Trả lời:

1. Dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định rõ tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

“Điều 175: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Về khách thể:

Xâm phạm đến quyền sở hữu, gây ảnh hưởng xấu đến an toàn trật tự xã hội

Về mặt khách quan:

– Hành vi:

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

– Hậu quả: chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản. Gây nên thiệt hại cho người bị chiếm đoạt, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

Về mặt chủ quan:

Người phạm tội trong trường hợp này thực hiện hành vi tội phạm với lỗi cố ý, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Mục đích ở đây được hiểu là có được tài sản rồi sau đó mới nảy sinh thủ đoạn gian dối, ý muốn chiếm đoạt tài sản. Đây là cấu thành chủ yếu để phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( mục đích gian dối xuất hiện trước khi có được tài sản)

Về chủ thể: đủ tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

– Người đủ 16 tuổi chịu trách nhiệm về tội này

– Người từ đủ 14 tuổi chịu trách nhiệm về tội này tại các khoản 3, 4

2. Các hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Hình phạt chính: Có 3 khung hình phạt cụ thể

– Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các trường hợp

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạt từ từ 05 năm đến 12 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

Hình phạt bổ sung

” Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận hỗ trợ tư vấn pháp luật qua số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group