Tranh chấp lao động về quyền là sự xung đột về các vấn đề đã rợc quy định trong các văn bản pháp luật hoặc đã được các bên ỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động p thể hoặc dưới các hình thức khác. Nói cách khác, tranh chấp về quyền là sự xung đột về những nội dung đã được quy định, xác lập và đã có hiệu lực.

Tranh chấp lao động về lợi ích là tranh chấp về những vấn đề nr hưa được quy định hoặc chưa được thỏa thuận, phát sinh ngoài uy định, ngoài những thoả thuận, cam kết đã và đang có giá trị. Nói cách khác, tranh chấp lao động về lợi ích là sự xung đột về (thững nội dung chưa được quy định, chưa có hiệu lực.

Pháp luật lao động Việt Nam không đặt ra vấn đề phân biệt .ranh chấp về quyền và lợi ích với tranh chấp lao động cá nhân mà chỉ đặt ra với tranh chấp lao động tập thể. Việc phân loại này nhằm đưa ra cơ chế và thủ tục giải quyết tranh chấp phù hợp, hiệu quả với từng loại tranh chấp. Theo đó:

– Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh từ việc có sự khác nhau trong hiểu và thực hiện quy định pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế lao động và các thoả thuận họp pháp khác hoặc khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử, can thiệp thao túng tổ chức đại diện người lao động hay vi phạm nghĩa vụ thương lượng thiện chí (Khoản 2 Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019).

– Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được hiểu là tranh chấp phát sinh khi xác lập các điều kiện lao động mới bao gồm trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối thương lượng, không tiến hành thương lượng theo quy định về thòi hạn thương lượng tập thể (Khoản 3 Điều 179 Bộ luật lao động năm 2019).

Căn cứ vào chủ thể của tranh chấp lao động

Theo chủ thể tham gia tranh chấp lao động, tranh chấp lao động bao gồm 2 loại: Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Đây cũng là cách phân loại phổ biến và hiện được quy định trong pháp luật hiện hành.

Hiểu một cách đơn giản nhất, tranh chấp lao động cá nhân được hiểu là tranh chấp lao động xảy ra giữa “cá nhân người lao động với người sử dụng lao động” và tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp xảy ra giữa “tập thể lao động với người sử dụng lao động” và cụ thể là giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. vế cơ bản, việc phân biệt hai loại tranh chấp lao động cá nhân và tập thể cần dựa vào các dấu hiệu về chủ thể người lao động tham gia tranh chấp và nội dung, mục đích của tranh chấp.

Về dấu hiệu chủ thể, sự thể hiện về số lượng người lao động tham gia vào vụ tranh chấp là biểu hiện dễ nhận biết nhất về một tranh chấp. Một vụ tranh chấp lao động cá nhân thường diễn ra giữa một người lao động cụ thể với người sử dụng lao động còn tranh chấp lao động tập thể thường diễn ra giữa đại diện tập thể với người sử dụng lao động. Song cũng có những vụ tranh chấp lao động cá nhân mà có nhiều người lao động (nhóm người lao động) tham gia. về mặt số lượng, vụ việc đó có số lượng người tham gia không phải là cá thể, duy nhất song cần nhận thức số lượng người lao động tham gia chỉ là một trong những dấu hiệu cơ bản mà còn phải đặt trong mối tương quan chung về nội dung tranh chấp với mục đích, yêu cầu của những người tham gia vụ tranh chấp. Vì vậy, có những vụ tranh chấp có nhiều người tham gia nhưng mỗi người có riêng mục đích, riêng yêu cầu và chỉ quan tâm đến mục đích của mình, quan tâm đến quyền lợi của bản thân mình, hành động độc lập… thì không thể là một tranh chấp lao động tập thể.

Nội dung của tranh chấp lao động tập thể liên quan tới quyền và lợi ích chung của cả tập thể lao động, chẳng hạn như thương lượng tăng lương tối thiểu trong doanh nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, sửa đổi bổ sung thoả ước… khi đạt được kết quả thì toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp đều được hưởng. Trong khi đó, nội dung của tranh chấp lao động cá nhân chỉ liên quan đến cá nhân chủ thể phát sinh chấp. Cũng chính vì nội dung liên quan đến quyền và lợi ích tập thể lao động nên tranh chấp lao động tập thể được Bộ luật lao động năm 2019 quy định rõ các nội dung tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích trong khoản 2, 3 Điều 179. Theo đó, tranh chấp tập thể về quyền phát sinh trong các trường hợp:

1) có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận khác;

2) có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện pháp luật về lao động;

3) khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với người lao động, thành viên lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động vì lí do gia nhập, thành lập, hoạt động trong tổ chức đại diện; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động, vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích chỉ được xác định gồm tranh chấp phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể và khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, sự tham gia của đại diện người lao động cũng là dấu hiệu phân biệt tranh chấp, song, không phải là dấu hiệu bắt buộc. Nếu có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động, cần xem xét đến tư cách tham gia của họ. Nếu tổ chức đại diện người lao động tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động, đại diện cá nhân thì đây vẫn chỉ là tranh chấp lao động cá nhân, nhưng nếu tham gia với tư cách chủ thể đại diện cho tập thể người lao động thì lại là dấu hiệu thoả mãn cho nhận diện của tranh chấp lao động tập thể.

Đề cập tranh chấp lao động cá nhân và tập thể cũng cần tìm hiểu sự chuyển hoá giữa tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Trên thực tế xảy ra hiện tượng ban đầu phát sinh tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động sau đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của tập thể người lao động. Đương nhiên, để đảm bảo cho sự chuyển hoá này, nội dung của tranh chấp phải liên quan đến quyền và lợi ích của tập thể người lao động, đây được coi như điều kiện cần và sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động là điều kiện đủ cho sự chuyển hoá.

Căn cứ vào đối tượng của tranh chấp lao động

Căn cứ vào đối tượng của tranh chấp lao động thì có thể chia ra thành tranh chấp về việc làm, tiền lương và thu nhập, điều kiện làm việc, quyền công đoàn, bồi thường thiệt hại, bảo hiểm xã hội, hanh chấp về hợp đồng lao động, tranh chấp về thỏa ước lao động tập thể, tranh chấp về kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất… Thực tế ở Việt Nam, trong các loại tranh chấp lao động nêu trên thì tranh chấp về bảo hiểm xã hội là loại tranh chấp lao động phổ biến nhất được giải quyết tại toà án.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật lao động về tranh chấp lao động, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group