Trả lời:
1. Hiệu lực pháp lý là gì ?
Hiệu lực pháp lý là khả năng tác động của văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhất định (phạm vi không gian, phạm vi thời gian, phạm vi đối tượng và phạm vi làm mất hiệu lực pháp lý của văn bản khác), về nguyên tắc, hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật bị chi phối bởi vị trí, tính chất và thẩm quyền quản lý của cơ quan ban hành văn bản. Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật không thể không xét tới những khả năng nhất định của văn bản khi chúng tác động vào các quan hệ xã hội. Thông thường hiệu lực pháp lý về thời gian, hiệu lực pháp lý về đối tượng và khả năng làm mất hiệu lực pháp lý đối với văn bản quy phạm pháp luật khác được trình bày ở vị trí chương cuối cùng trong văn bản, còn hiệu lực pháp lý về không gian thường được thể hiện thông qua cách đặt tên, trích yếu nội dung hoặc trong phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật.
2. Soạn thảo quy định về khả năng làm mất hiệu lực pháp lý văn bản luật khác
Trong quá trình soạn thảo nội dung văn bản quy phạm pháp luật, không phải văn bản quy phạm pháp luật nào người soạn thảo cũng phải thể hiện khả năng làm mất hiệu lực pháp lý đối với văn bản quy phạm pháp luật khác. Khả năng làm mất hiệu lực một phần, một văn bản hoặc một số văn bản quy phạm pháp luật khác không được soạn thảo đối với những văn bản được ban hành lần đầu để điều chỉnh lĩnh vực hoàn toàn mới (trừ trường hợp văn bản được ban hành để hủy bỏ, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật). Khi soạn thảo khả năng này của văn bản quy phạm pháp luật cần xét tới mối quan hệ giữa văn bản đang soạn thảo với văn bản bị làm mất hiệu lực pháp lý để khẳng định dự thảo văn bản có khả năng này chỉ khi đáp ứng hai điều kiện sau:
Thứ nhất,giữa dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và văn bản bị làm mất hiệu lực pháp lý cùng điều chỉnh một lĩnh vực.
Về mặt khoa học, các văn bản trong trường hợp này phải cùng đề cập một vấn đề, một nội dung. Cụ thể hơn là những văn bản này phải có chung chủ đề, đây là yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm khi các văn bản cũ bị mất hiệu lực thì đồng thời có các quy định trong văn bản mới thay thế hoặc điều chỉnh kịp thời.
Thứ hai,phải đáp ứng quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành văn bản để làm mất hiệu lực pháp lý đối với văn bản trước đó.
Theo pháp luật hiện hành, khả năng nói trên của văn bản quy phạm pháp luật chỉ được soạn thảo trong một số trường hợp sau đây:
– Cấp trên ra văn bản để hủy bỏ, bãi bỏ đối với văn bản do cấp dưới ban hành.
– Cơ quan ban hành văn bản thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi những văn bản do chính cơ quan đó ban hành bằng một văn bản khác.
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật không cùng điều chỉnh một lĩnh vực thì không thể làm mất hiệu lực đối với văn bản có nội dung quy định về lĩnh vực khác. Tương tự, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan cấp dưới ban hành không thể làm mất hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan ngang cấp ban hành không thể làm mất hiệu lực pháp lý của nhau.
Thông thường, nội dung này được trình bày ở vị trí cuối văn bản, trong chương “Điều khoản thi hành”. Khi diễn đạt, người soạn thảo sử dụng mẫu câu “văn bản này bãi bỏ, hủy bỏ, thay thế… phần hoặc toàn bộ văn bản…”. Để bảo đảm tính minh bạch và thuận tiện cho người áp dụng pháp luật, người soạn thảo cần liệt kê đầy đủ phần nội dung hoặc văn bản bị làm mất hiệu lực pháp lý (tên, số kí hiệu, thời gian ban hành, chủ thể ban hành và trích yếu nội dung) mà không ghi chung chung “Mọi quy định trước đây trái với văn bản này đều bị bãi, hủy bỏ…”.
3. Soạn thảo quy định hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật
Hiệu lực pháp lý về thời gian là khả năng tác động của văn bản trong một khoảng thời gian nhất định. Khi soạn thảo hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật cần dựa trên các mốc thời gian cụ thể để xác định hiệu lực của văn bản. Khoảng thời gian này được xác lập bởi thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản.
3.1 Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Việc quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật xuất phát từ nguyên tắc pháp luật phải được công khai và được mọi cá nhân, tổ chức thực thi trên thực tế. Việc quy định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo ra một khoảng thời gian cần thiết để các chủ thể có thẩm quyền thực hiện những công việc liên quan như: công bố văn bản, phê chuẩn văn bản, tổ chức triển khai thực hiện văn bản. Người soạn thảo có thể lựa chọn một trong những cách thức xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật sau đây tùy theo tính chất của mỗi văn bản:
Thứ nhất, văn bản có hiệu lực pháp lý kể từ ngày kí, công bố
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được xác định hiệu lực pháp lý kể từ thời điểm kí hoặc công bố văn bản. Cách thức xác lập này cũng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp ngoại lệ mà không phải phổ biến. Chỉ trong những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành có nội dung quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì thời điểm có hiệu lực ngay kể từ ngày kí, công bố. Trong những trường hợp này, văn bản phải được đăng ngay trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày kí hoặc công bố (Xem: Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Thời điểm bắt đàu có hiệu lực pháp lý luôn được quy định trong nội dung của văn bản quy phạm pháp luật và được soạn thảo ở vị trí cuối văn bản (chương “Điều khoản thi hành”). Khi xác lập nội dung này, người soạn thảo diễn đạt với mẫu câu “Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày… tháng… năm…/kể từ ngày kí hoặc công bố”.
Thứ hai, văn bản có hiệu lực pháp lý sau một khoảng thời gian
Theo quy định của pháp luật hiện hành, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương ban hành thì khoảng thời gian sau khi văn bản được công bố hoặc kí được xác định khác nhau.
Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc kí ban hành. Đối với văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực sau 10 ngày; văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có hiệu lực sau 07 ngày kể từ ngày hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân thông qua hoặc kí ban hành… (Xem: Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đôi, bô sung năm 2020).
Thứ ba,văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý trở về trước (hồi tố)
Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đã được ban hành. Vì vậy, quy định hiệu lực trở về trước khi văn bản ra đời là trường hợp ngoại lệ mà không phổ biến. Theo quy định tại Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước. Bên cạnh đó, pháp luật quy định cơ quan ban hành văn bản không được quy định hiệu lực trở về trước đối với một số trường hợp như: Văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; văn bản quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn (Xem: Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).
3.2 Thời điếm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Thông thường thời điểm chấm dứt hiệu lực pháp lý không được soạn thảo trong các văn bản quy phạm pháp luật vì tại thời điểm soạn thảo, người soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật không thể dự báo được thời điểm kết thúc hiệu lực pháp lý, bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của văn bản vận động theo quy luật khách quan. Việc soạn thảo thời điểm chấm dứt hiệu lực pháp lý trong văn bản chỉ xảy ra trong trường hợp cơ quan nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thí điểm.
Soạn thảo quy định hiệu lực về đối tượng chịu trách nhiệm thi hành văn bản
Hiện nay, nội dung văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ưỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành chủ yếu mang tính nguyên tắc. Do vậy, để hiện thực hoá các nội dung này Quốc hội ủy quyền cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích, Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Đây là phần nghĩa vụ thường được xác lập trong văn bản quy phạm pháp luật, do đó với những nội dung cần phải quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện sẽ được pháp luật quy định cụ thể ttong một số quy phạm pháp luật và cùng với đó là việc chỉ ra các đối tượng trực tiếp thực hiện phần nghĩa vụ này.
Trước hết, đối tượng chịu trách nhiệm thi hành văn bản quy phạm pháp luật được xác định là nhóm đối tượng có nghĩa vụ giải thích và quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật. Khi xác lập phần nghĩa vụ này cần căn cứ vào vị trí, tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, để qua đó xác định phần nghĩa vụ tương ứng với vị trí và thẩm quyền của đối tượng một cách hợp lý. Trên thực tế, pháp luật chỉ quy định phần nghĩa vụ này đối với một số cơ quan và chủ thể nhất định. Cụ the, theo quy định hiện nay, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Trong thẩm quyền của mình, Quốc hội ban hành luật và ủy quyền cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Như vậy, việc giải thích văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành thuộc thẩm quyền của Ưỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài hoạt động giải thích luật, pháp lệnh, điều không phủ nhận là hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật còn đồng thời phải được quy định chi tiết đối với những nội dung mang tính khái quát trước khi đưa vào cuộc sống. Theo đó, nghĩa vụ ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước thuộc trách nhiệm Chính phủ. Ở phạm vi hẹp hơn, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là những đối tượng có nghĩa vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Hiện nay, cách thức xác lập các quy định về nghĩa vụ chi tiết hoá nội dung văn bản hay hướng dẫn thực hiện văn bản có hai hướng trình bày. Thứ nhất, nếu các nội dung cần phải quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành chỉ do một hoặc một số cơ quan thực hiện thì nội dung này được xác lập chung trong một quy phạm cụ thể và được bố trí trình bày trong chương “Điều khoản thi hành” ở cuối văn bản. Ví dụ: Nghĩa vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được trình bày như sau:
“ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện idem sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật”.
Thứ hai, nếu có nhiều nội dung cần phải quy định chi tiết và được thực hiện bởi nhiều cơ quan khác nhau thì cần xác định nghĩa vụ của mỗi chủ thể ngay tại điều, khoản cần chi tiết.
Ví dụ:
“Điều 31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
4. Chính phủ quy định cụ thế quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thỉ hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; điều kiện thỉ hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức . Xem: Điều 31 Luật Viên chức năm 2010.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nhưng dựa trên những yếu tố liên quan đến thẩm quyền và cơ cấu tố chức của các cơ quan nói chung, việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật thường do một số cơ quan nhà nước thực hiện và được xác định trên cơ sở nguyên tắc chung: Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên do cơ quan nhà nước cấp dưới trực tiếp tổ chức thi hành.
Ngoài việc xác lập quy định chi tiết nhằm cụ thể hoá nội dung văn bản, cơ quan soạn thảo còn đồng thời xác lập các quy định đối với việc tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật, về mặt pháp lý, tổ chức thi hành văn bản là hoạt động trực tiếp đưa văn bản vào đời sống xã hội và luôn được quy định trong mọi văn bản quy phạm pháp luật.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)