1. Cách tính lãi khi vay nợ như thế nào là hợp pháp ?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Em tên là Phụng. Em xin trình bày vấn đề sau đây. Mong Luật sư của LVN Group xem xét giúp em. Năm 2003, bố mẹ em có nhờ 1 người cùng xóm vay ngân hàng giúp 10 triệu và có làm đơn viết tay 2 bên kí nhận. Nhưng sau đó gia đình em gặp khó khăn không thể trả được đến nay là gần 14 năm. Lúc đó gia đình em không có tiền trả nợ nên đã thục ruộng cho người hàng xóm đó là 3 triệu đồng. Trong thời gian gia đình em không có tiền trả nợ thì nhà hàng xóm cũng trả lãi ngân hàng là gần 9 triệu. Bây giờ gia đình em muốn trả tiền gốc 10 triệu tiền lãi gần 9 triệu mà nhà hàng xóm đã đóng và cả tiền ruộng 3 triệu. Nhưng gia đình hàng xóm không chịu và yêu cầu gia đình em phải tính lãi từ năm 2003 đến giờ bao nhiu năm rồi nhân với 1.0% lãi suất ngân hàng và trả cả gốc lẫn lãi.
Luật sư xem xét giúp em nhà hàng xóm yêu cầu như vậy là đúng hay sai. Và gia đình em phải làm như thế nào nếu như gia đình hàng xóm kiên quyết như vậy ạ ?
Em xin chân thành cảm ơn và mong được hồi âm sớm nhất

Trả lời:

Luật sư tư vấn dân sự công ty luật LVN Group tư vấn: “Cách tính lãi khi vay nợ như thế nào là hợp pháp ?” như sau:

Với trường hợp của gia đình bạn, người hàng xóm đồng ý vay ngân hàng giúp gia đình bạn, giữa người này và bố bạn có viết giấy thỏa thuận bằng hợp đồng. Theo đó, gia đình bạn có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi cho người này tuy nhiên do gia đình bạn không thực hiện được nghĩa vụ này nên đã phải gán 1 mảnh ruộng trị giá 3 triệu đồng cho người này. Về mảnh ruộng hai bên đã có thỏa thuận chuộc lại mảnh ruộng và không có tranh chấp nên trong bàì viết này chúng tôi không đề cập đến nữa. Còn về vấn đề gia đình bạn muốn trả lại số tiền lãi và số tiền gốc (tổng số tiền là 19 triệu) cho người đã đứng ra vay nợ hộ thì điều này hoàn toàn phù hợp với thỏa thuận giữa bố bạn và người hàng xóm bới về bản chất hợp đồng này sẽ được coi là hợp đồng vay tiền không lãi suất giữa bố bạn và người hàng xóm. Giả sử trong hợp đồng vay này có quy định về thời hạn trả tiền thì sau khi hết thời hạn trả tiền người cho vay được quyền yêu cầu người đi vay trả lãi quá hạn ho mình trong thời gian chậm trả ( chứ không tính từ 2003 đến nay ), cụ thể :

Nay theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015:

“4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Thưa Luật sư, Cảm ơn anh chị vì đã đọc thư của em. Em có một vấn đề muốn nhờ anh chị tư vấn như sau: Từ năm 2012 – 2013, mẹ em có cho một người quen (bà H) vay tổng cộng hơn 13 tỷ đồng, thời gian đầu bà H trả lãi rất đều đặn. Nhưng chỉ được 1 thời gian sau cứ đến ngày trả nợ thì liên tục khất và hứa hẹn cho qua chuyện. Đến ngày 14/04/2013 khi ba mẹ em xuống nhà bà H, thì bà tuyên bố phá sản và có nói ba mẹ em lấy được gì thì lấy hết đi, bà ta cũng gọi những người có số tiền nợ hơn xuống lấy đồ rồi. Trong lúc đó vì quá bất ngờ và hoang mang nên ba mẹ em cũng nghe theo và lấy một số đồ đac mang về nhà ( như Đơn trình báo đính kèm). Tuy nhiên sau mấy ngày bình tâm và nhận ra điều này là không đúng với pháp luật nên ba mẹ em đã trả lại số đồ đạc này dưới sự chứng kiến của Công An thị trấn (có biên bản bàn giao tài sản chữ ký của 3 bên) Vụ việc này cũng đã được báo chí đưa tin, số tiền bà H xù nợ được kê đến 76 tỷ đồng nhưng con số thực tế theo em biết cao hơn nhiều. Sau một thời gian kiện tụng thì tòa cũng chỉ kết luận đây là án dân sự và yêu cầu các bên tự thỏa thuận giải quyết với nhau. Ba mẹ em phải bán hết đất đai để trả nợ, trong khi đó bà ta ngang nhiên mở lại nhà hàng kinh doanh như bình thường với lý do là làm trả nợ dần, nhưng thực tế mỗi năm chỉ trả được tầm mấy chục triệu, khi chủ nợ đến đòi, chửi bới thì bà lại thuê bảo kê ra đuổi nên người dân dù uất ức những cũng không ai dám làm gì. Ba mẹ em hiện đang chuẩn bị làm thủ tục khởi kiện lại người này và em muốn hỏi anh chị 1 vấn đề như sau: -Sau khi bà H tuyên bố phá sản hàng trăm người đến lấy đồ đạc từ tủ kính, bàn thờ, xong nồi…bất kỳ thứ gì có thể lấy được. Cảnh tượng còn lại rất hoang tàn và đổ nát. Vậy liệu họ có thể kiện ba mẹ em vì lấy đồ đạc của họ mà dẫn tới nhà hàng họ bị đập phá gây thiệt hại nặng nề hay không? Và lúc đầu khi bà H nói ba mẹ em lấy đồ đi cũng chỉ là tuyên bố miệng mà không có văn bản gì hết. Ba mẹ em đang chuẩn bị kiện nên rất lo lắng về vấn đề này. File đính kèm là Đơn trình báo và Biên bản bàn giao tài sản . Rất mong nhận được sự phản hồi của quý Luật sư của LVN Group Trân trọng.

=> Trong trường hợp bố mẹ bạn cho bà H vay với số tiền 13 tỉ đồng khoản vay này không có tài sản đảm bảo nên trong trường hợp bà H không có đủ khả năng trả nợ thì bố mẹ bạn không có quyền đến nhà bà H lấy đồ đạc. Tuy nhiên nếu bà H đã đồng ý bằng lời nói sau đó bố mẹ bạn mới đến lấy tài sản thì bạn cũng có thể coi đây là một trong những thỏa thuận của 2 bên. Việc bố mẹ bạn đến nhà Bà H để lấy tài sản là không trái luật.

Nếu bà H công nhận trước tòa về việc này thì đây là yếu tố không cần chứng minh còn nế bà H không thừa nhận việc này bạn có thể yêu cầu có người làm chứng.

Thưa Luật sư, Tôi cho người khác vay 100 triệu đồng trong thời hạn 7 tháng (từ 01/01/2016 đến 31/7/2016). Lãi vay trả hàng tháng, gốc vay trả vào ngày 31//7/2016. Lãi vay hai bên thỏa thuận là 3%/tháng. Người vay trả lãi được 6 tháng là 18 triệu đồng rồi không trả nữa. Đến hạn 31/7/2016 người vay không trả cho tôi gốc vay, cũng không trả lãi vay. Ngày 01/9/2016 tôi khởi kiện ra tòa án. Hỏi tôi có thể đòi người vay phải trả cho tôi tiền lãi và tiền gốc ra sao ?

=> Trong trường hợp của bạn người vay bạn không trả tiền lãi vào tháng thứ 7 và không trả gốc cho bạn theo hợp đồng hai bên đã giao kết với nhau thì khi bạn đã khởi kiện tại tòa án ngoài tiền gốc và tiền lãi trên hợp đồng như hai bên đã cam kết bạn còn được bồi thường tiền lãi quá hạn, số lãi này được quy định cụ thể như sau :

Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015:

“5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Vậy số lãi quá hạn mà bên vay phải trả cho bạn bao gồm những khoảng sau :

– 3% trên 1 tháng đối với khoản tiền 100 triệu đồng tính trong tháng 7.

– 4,5 % trên khoản 100 triệu đồng tính trong tháng 8 và tháng 9.

Thưa Luật sư, Xin tư vẫn giúp tôi về trường hợp này ạ: Cách đây 2 năm cô tôi có vay nặng lãi để làm ăn nhưng chưa trả được, họ bắt cô tôi và gọi điện cho bố tôi tới ép ký trả thay nợ nếu không sẽ giết cô tôi, khi chứng kiến cô tôi bị đánh bố tôi đã buộc phải ký giấy. Giờ họ đến nhà đe doạ và bắt bố tôi phải trả nợ thay vậy chúng tôi phải làm gì và giải quyết ra sao ạ ? Chân thành cám ơn!

=> Thứ nhất, cô bạn đã là người thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm với mọi giao dịch của mình do vậy việc cô bạn vay nợ không trả được thì bố bạn cũng không có trách nhiệm trả thay.

Thứ hai, hành vi đe dọa, cưỡng ép người khác giao kết hợp đồng vay trái ý muốn của người đó thì hợp đồng này sẽ thuộc trường hợp vô hiệu do bị đe dọa, cưỡng ép :

Điều 117 .Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Vậy trong trường hợp này giao dịch dân sự giữa bố bạn và bên chủ nợ không phải là giao dịch tự nguyện nên bố bạn có quyền yêu cầu tòa án tuyên giao dịch dân sự này vô hiệu.

Mặt khác hành vi của người cho vay này đối với cô bạn còn có thể rơi vào trường hợp thuộc tội đe dọa giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự :

Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Tội đe dọa giết người theo khoản 1: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng cảm ơn!

2. Cách tính tiền lãi khi vay của công ty tài chính ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có vay của một người số tiền là 25 triệu đồng với lãi là 6,56%/tháng và trả dần trong 18 tháng. Tôi đã trả được 3 kỳ lãi với số tiền mỗi kì/kỳ. và theo hợp đồng vay thì không ghi là chậm đóng lãi bao nhiêu tháng thì bị thanh lý hợp đồng và bồi thường hợp đồng. Thời gian vừa rồi tôi khó khăn nên chưa trả lãi đúng kỳ hạn cho bên cho vay được nên bên họ đã thanh lý hợp đồng và bắt tôi phải bồi thường hợp đồng số tiền là 40.256.000 đ.
Vậy cho tôi hỏi bên người cho tôi vay như thư thế có bị coi là vay nặng lãi không. Và việc yên cầu tôi thanh lý hợp đồng vậy có đúng không? Tôi chấp nhận trả với số tiền bằng với số tiền tôi vay là 25.000.000 đ trừ đi số tiền tôi đã trả là 7.568.000đ là đúng hay sai?
Tôi xin cảm ơn.
Người gửi: P.L

Tổng đài Luật sư của LVN Group trực tuyến gọi: 1900.0191.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vây, pháp luật cho phép các bên trong hợp đồng vay tiền có thể thỏa thuận về mức lãi suất vay cụ thể, tuy nhiên giới hạn mức lãi suất không được vượt quá 20% trên 1 năm của khoản tiền vay.

Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội cho vay nặng lãi như sau:

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định của Điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 05 lần trở lên. Theo quy định của khoản 1 Điều 468 Bộ Luật Dân sự về lãi suất thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20% trên 1 năm, nếu lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất này thì có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi.

Thứ hai, có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay. Tính chất chuyên bóc lột của hành vi cho vay lãi nặng thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay lãi nặng nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Trong trường hợp hành vi của người cho vay có yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi thì bạn có thể trình báo cơ quan công an để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này.

– Trong trường hợp này người cho vay thanh lý và bắt bạn phải bồi thường như vậy là không đúng pháp luật, việc người đó có cho vay nặng lãi hay không thì theo quy định trên bạn có thể so sánh lãi suất vay của bạn với lãi suất cơ bản do pháp luật dân sự quy định tại thời điểm bạn vay để xem xét hành vi của người cho vay đó có vượt quá 20% lãi suất cơ bản trên số tiền vay hay không.

– Việc bạn chấp nhận trả số tiền vay là 25 triệu đồng trừ đi số tiền bạn đã nộp như vây cũng chưa hẳn là chính xác. Bạn phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản hoặc theo sự thỏa thuận giữa hai bên.

Trân trọng cảm ơn!

3. Lãi suất vay công ty tài chính thế nào mới phù hợp ?

Kính chào công ty Luật LVN Group, tôi có một vấn đề muốn hỏi các quý Luật sư của LVN Group: Tôi có vay một khoản tiền của công ty tài chính A, công ty này cho tôi vay với lãi suất 6,6% tháng. Lãi suất mà công ty tài chính A đưa ra như vậy có đúng theo quy định pháp luật không?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn dân sự về lãi suất cho vay, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, lãi suất tiền vay dân sự cơ bản do các bên thỏa thuận không vượt quá 20% trên 1 năm, trừ trường hơp pháp luật có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng là chủ thể đặc biệt, cần áp dụng lãi suất theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Theo đó, lãi suất của các tổ chức tín dụng được quy định như sau:

1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Căn cứ theo các quy định trên thì lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng được quyền ấn định. Do đó, việc công ty tài chính A cho bạn vay với lãi suất 6,6%/tháng chưa chắc đã trái với quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa…”. Như vậy, lãi suất là do tổ chức tín dụng và người có nhu cầu vay vốn tự thỏa thuận.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

4. Làm sao để đòi tiền cho vay với lãi xuất cho vay là 2000đ/1trieu/1 ngày ?

Xin chào Luật sư của LVN Group. Tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn: Mẹ tôi có cho một cháu họ vay số tiền 150.000.000 năm 2012 trên giấy vay tiền viết là lãi suất và thời gian trả do hai bên thỏa thuận.Nhưng thực tế thì hai bên thỏa thuận là lãi suất 2000đ/1tr/1 ngày nhưng từ năm 2012. Đến giờ anh ta mới trả mẹ tôi được 18 triệu đồng.Vậy theo Luật sư của LVN Group bây giờ tôi phải làm gì để đòi được số tiền trên ?
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người gửi: T. A

Làm sao để đòi tiền cho vay với lãi xuất cho vay là 2000đ/1trieu/1ngay ?

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Để bảo vệ quyền lợi cho mình, theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015: bạn có thể khởi kiện ra Tòa án kèm theo những chứng cứ mà bạn có để yêu cầu bên kia hoàn thành nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận. Trường hợp bên kia có dấu hiệu gian dối hay trốn tránh hay dùng số tiền vào mục đích bất hợp pháp thì bạn có thể làm đơn trình báo gửi đến cơ quan công an để yêu cầu giải quyết vụ việc theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Hoặc tiến hành khởi kiện ra tòa án nhân dân để thu hồi nợ theo thủ tục tố tụng dân sự hiện hành.

Bản án, phán quyết của Tòa án sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành việc thu hồi nợ hợp pháp. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Học hỏi kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài về lãi suất cho vay ?

Lãi suất cho vay: Kinh nghiệm nước ngoài và hướng sửa đổi bộ luật dân sự – TS. ĐỖ VĂN ĐẠI – Trưởng bộ môn Luật dân sự, Phó trưởng khoa Luật dân sự, ĐH Luật TP. HCM.

1. Tổng quan về lãi suất.Lãi suất được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự (BLDS) nhưng không được BLDS định nghĩa. Thông thường, lãi suất được hiểu là khoản tiền mà bên vay phải trả cho bên cho vay do đã được bên cho vay giao tài sản để sử dụng. Nhìn từ góc độ pháp lý thì chính sách về lãi suất thay đổi theo thời gian và rất khác nhau từ xã hội này sang xã hội khác. Trong quá khứ, một số nước – nhất là những nước tôn giáo – nghiêm cấm vay có lãi. Ngày nay, hầu như các nước đều chấp nhận vay có lãi và thuận ngữ “lãi suất” không xa lạ trong pháp luật cũng như khoa học pháp lý Việt Nam.

Các quy định hiện nay về lãi suất nằm tản mạn trong BLDS và không đầy đủ. Chẳng hạn, trong thực tế không hiếm trường hợp một bên phải thanh toán cho bên kia nợ gốc và lãi nhưng khi thanh toán thì chỉ thanh toán được một phần. Phần đã thanh toán được tính vào nợ gốc hay khoản lãi? Theo tài liệu so sánh thì phần lớn các nước châu Âu ưu tiên tính lãi trước. Ví dụ, việc thanh toán được tính trên lãi trước nợ gốc được ghi nhận ở Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha1. Ở Việt Nam, quy định về vấn đề này không rõ nhưng thực tiễn xét xử lại theo hướng như các nước vừa nêu. Theo một bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh, về “nguyên tắc vay lãi phải được trả trên vốn gốc trả lãi xong mới trả vốn gốc”2. Trong các vụ việc tương tự, Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) cũng theo hướng giải quyết này. Ví dụ, năm 1992, bà Phượng cho ông Khoe vay 32,666 lượng vàng với thời hạn một năm có lãi suất. Sau khi vay, ông Khoe đã trả được 29 lượng. Tuy nhiên, phía bà Phượng cho rằng đây là trả lãi còn ông Khoe cho rằng đây là trả gốc. Theo Toà dân sự TANDTC, “do giấy biên nhận trả vàng không ghi là trả gốc hay trả lãi, nhưng về nguyên tắc khi vay có quy định lãi thì số vàng đã trả cần được xác định là trả lãi và cấp phúc thẩm đã tính số vàng đã trả trừ vào số lãi phải trả là đúng”3. Tương tự như vậy, đối với vụ vay tiền có lãi và bên vay đã trả được năm triệu đồng nhưng bên cho vay cho rằng, đây là trả lãi, còn bên vay cho rằng, đây là trả gốc thì theo Toà dân sự TANDTC, “đến hạn bên vay không trả được gốc và lãi thì số tiền trả nợ ở giai đoạn sau phải được trừ vào tiền lãi như án phúc thẩm đã xác định là đúng”4. Có lẽ, khi sửa đổi về lãi suất trong BLDS, chúng ta cũng nên bổ sung những khiếm khuyết về lãi suất và, đối với quan hệ giữa gốc và lãi, chúng ta nên luật hóa “án lệ” nêu trên5.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không có ý định nghiên cứu vấn đề lãi suất một cách tổng thể mà chỉ đề cập tới vấn đề “lãi suất trần (LST) cho vay”, một vấn đề đã được bàn cãi trong giới luật học từ rất lâu.

2. LST cho vay. LST cho vay là lãi suất mà các bên trong hợp đồng vay không thể thỏa thuận vượt quá.

Nhìn một cách tổng thể, chúng ta có hai loại chế tài là hình sự và dân sự. Nước Pháp theo hướng này vì họ cũng dự liệu hai chế tài là dân sự và hình sự. Tuy nhiên, việc quy định chế tài hình sự không phải là giải pháp được ưa chuộng. Các nước châu Âu khác dường như không biết hình thức chế tài này. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ quan tâm tới chế tài dân sự, còn về mức trần và chế tài trong pháp luật hình sự về “nặng lãi”, chúng tôi để những chuyên gia về hình sự cho ý kiến.

Về dân sự, hiện nay LST cho vay được quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015, theo đó “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”. Các quy định này có cần thiết không? Có còn phù hợp với thực tế hiện nay không? Cách quy định như hiện nay có thuyết phục không? Khi các bên cho vay vượt quá mức trần cho phép thì hậu quả là gì? Bài viết cố gắng làm rõ những vấn đề vừa nêu.

1. Sự cần thiết và chức năng của LST cho vay

3. Sự cần thiết của LST cho vay. Các quy định về LST cho vay có cần thiết không? Quan sát pháp luật một số nước thì thấy những quy định này là cần thiết. Ở Pháp, việc quy định LST cho vay có nhiều thay đổi. Trong giai đoạn cách mạng Pháp, các bên hoàn toàn tự do về lãi suất. Tuy nhiên, một đạo luật năm 1807 đã thiết lập LST cho vay. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp giải phóng vấn đề lãi suất: các bên được tự do thỏa thuận. Sự giải phóng này đã làm xuất hiện nhiều lạm dụng trong hoạt động vay nên vào năm 1935, Pháp lại tái thiết lập những quy định về LST cho vay. Thụy Sỹ là một nước có hệ thống ngân hàng rất phát triển và họ cũng có quy định về LST này. Tương tự như vậy đối với Bỉ. Điều này cho thấy, các quy định về LST là cần thiết để hạn chế những lạm dụng trong hoạt động vay tài sản.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng thấy việc quy định LST cho vay là cần thiết để hạn chế và xử lý việc cho vay nặng lãi. Bỡi lẽ, rất nhiều hợp đồng vay dân sự hiện nay có lãi suất quá cao như 5% hay 6%/tháng (tương đương với 60% hay 72%/năm). Chẳng hạn, bà Xoang cho bà Lanh vay một số tiền và khi có tranh chấp, Tòa án đã xét rằng “các khoản vay trên đều vay với lãi suất 6%/tháng là cao so với quy định của pháp luật”6. Tương tự, trong một tranh chấp khác, chúng ta thấy Tòa án nêu như sau: “vào năm 2006, ông Châu và bà Phích có vay của bà Loan 10 triệu đồng, lãi suất 6%/tháng, đóng lãi được 8 tháng”. Các ví dụ vừa rồi cho thấy việc cho vay nặng lãi trong dân sự hiện nay là khá nhiều. Do đó, các quy định về LST cho vay là cần thiết, nó cho phép hạn chế và xử lý những thỏa thuận với lãi suất cao như trên.

Trong thực tế, việc giới hạn mức lãi suất đã từng tồn tại trong cổ luật Việt Nam. Ví dụ, theo Điều 587 Bộ luật Hồng Đức (thế kỷ thứ 15), “cho vay nợ hay cầm đồ vật mỗi tháng được lấy tiền lãi mỗi quan là 15 đồng kẽm; dù lâu bao nhiêu năm cũng không được tính quá một gốc một lãi; trái luật thì xử biếm một tư, mà mất tiền lãi. Nếu tính gồm lãi vào làm gốc, rồi bắt làm văn tự khác, thì xử tội nặng hơn một bậc”. Tương tự, theo Điều 638, Bộ luật Hồng Đức, “các cơ quan cai quản quân dân cùng những nhà quyền quý mà nhiễu sách, vay mượn của cải đồ vật của dân trong hạt thì phải khép vào tội uổng pháp (lạm dụng pháp luật), phải hoàn lại đồ vật cho chủ. Nếu đem của cải đồ vật của mình cho dân vay mượn để lấy giá lời cao hay lãi nặng thì cũng phải tội như vậy, những của cải đồ vật ấy phải tịch thu sung công”. Như vậy, cách đây nhiều thế kỷ, các nhà cổ luật Việt Nam đã phải ban hành quy định hạn chế việc cho vay nặng lãi. Điều này một lần nữa cho thấy sự cần thiết của LST cho vay.

4. Chức năng. Ở một số nước, cơ quan công quyền có thể sử dụng lãi suất để “điều tiết” nền kinh tế. Ví dụ, từ năm 1990 đến 1993, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã giảm lãi suất định hướng của mình từ 7% xuống 3% và việc này giúp khôi phục lại nền kinh tế Mỹ do việc giảm mức lãi suất đã thúc đẩy các chủ thể đi vay để đầu tư, phát triển hoạt động của mình nên kinh tế phát triển. Tuy nhiên, lãi suất mà FED sử dụng không phải là LST cho vay vì nó không ràng buộc các chủ thể khác.

LST cho vay có chức năng gì? LST cho vay chắc chắn có chức năng hạn chế cho vay nặng lãi. Chính xác mà nói, nó có mục đích bảo vệ bên vay trước nguy cơ nặng lãi, trước nguy cơ người bóc lột người.

Tuy nhiên, LST cho vay nó có chức năng điều tiết nền kinh tế hay không thì chưa được khẳng định và chứng minh rõ ràng. Chưa có một công trình nào được công bố khẳng định được rằng LST cho vay có chức năng điều tiết nền kinh tế. Ngoài chức năng hạn chế cho vay nặng lãi thì LST cho vay dường như không có chức năng điều tiết thị trường. Mỹ vẫn sử dụng lãi suất của FED để điều tiết thị trường mà hoàn toàn không có LST cho vay. Điều này cho thấy rất khó để khẳng định LST cho vay có chức năng điều tiết thị trường.

2. Phạm vi tác động của LST cho vay

5. Theo văn bản. Ở Việt Nam, LST cho vay hiện nay được quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS trong khi đó Điều 1 BLDS quy định BLDS điều chỉnh “quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”.

Như vậy, các quy định về LST cho vay trong BLDS không chỉ áp dụng cho các quan hệ dân sự thuần túy (như trường hợp hai người ở nông thôn cho nhau vay tiền) mà áp dụng cả cho các hợp đồng vay trong “kinh doanh, thương mại, lao động”. Điều đó có nghĩa, xét từ góc độ văn bản, LST cho vay được áp dụng cho tất cả các hợp đồng vay; hợp đồng mà tổ chức tín dụng cho cá nhân hay doanh nghiệp vay cũng chịu sự chi phối của các quy định này.

Quy định phạm vi LST cho vay đối với tất cả hợp đồng vay có thuyết phục không?

6. Bất đồng quan điểm. Liên quan đến phạm vi của các quy định về LST, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau. Đối với các hoạt động vay, cho vay của các tổ chức tín dụng, theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (năm 2008), đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng hoạt động của các tổ chức tín dụng cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Do đó, quy định về lãi suất trong BLDS nên loại trừ trường hợp pháp luật về ngân hàng và các tổ chức tín dụng có quy định khác. Tuy nhiên, có ý kiến băn khăn về việc loại trừ này.

7. Có vi phạm nhưng không có tranh chấp. Trong bài phát biểu trước Quốc hội vào tháng 12/2009, một đại biểu Quốc hội cho rằng “từ 2006 đến nay, tình trạng các tổ chức tín dụng cho vay vượt trần LSCB trở nên phổ biến, đặt các ngân hàng thương mại trước một nguy cơ bất lợi lớn về mặt pháp lý. Đó là nếu người đi vay khởi kiện thì các hợp đồng này sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu và hậu quả là các ngân hàng sẽ không nhận được phần lãi theo thỏa thuận”.

Toà án là cơ quan xét xử, không có chức năng quản lý nhà nước, nên không thể tự mình kiểm tra và tuyên bố hợp đồng vô hiệu như Trọng tài kinh tế trước đây8. Toà án nhân dân chỉ xử lý các hợp đồng “vô hiệu khi nào xảy ra tranh chấp mà các bên khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết”. Trong số lượng lớn các bản án về nặng lãi mà chúng tôi có được thì không thấy một bản án nào tuyên bố hợp đồng vay giữa ngân hàng với khách hàng vô hiệu về lãi suất. Điều đó có nghĩa là, việc vi phạm các quy định của BLDS trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng như đại biểu Quốc hội nêu trên không được khách hàng đưa ra trước Tòa án: trong các quan hệ vay này, có vi phạm quy định về LST nhưng không có tranh chấp.

Từ việc không có tranh chấp về LST cho vay như vừa nêu, chúng ta có quyền đặt câu hỏi: Phải chăng việc ngân hàng, tổ chức tín dụng vượt LST cho vay đã được khách hàng tự nguyện chấp nhận? Và khi khách hàng tự nguyện chấp nhận lãi suất vượt quá mức LST cho vay thì tại sao pháp luật lại can thiệp ngược lại? Như đã nói ở trên, các quy định về vay nặng lãi có chức năng bảo vệ bên vay nhưng chính bên vay lại không sử dụng nó để bảo vệ mình trong khi đó họ hoàn toàn có thể kiện việc vi phạm luật này ra Tòa án. Do đó, vì chưa ai chứng minh được việc cho vay quá LST làm ảnh hưởng đến nền kinh tế thì hãy để vấn đề lãi suất cho các bên tự định đoạt khi bên vay có thể tự bảo vệ được mình.

8. Bình đẳng hay cào bằng (?). Có ý kiến cho rằng “cho vay vượt quá 20% LSCB là cho vay lãi nặng. Trong khi các tổ chức tín dụng không bị xử lý thì các thành phần khác lại bị xử lý hình sự là trái với nguyên tắc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật”.

Thiết nghĩ, “bình đẳng” không có nghĩa là “cào bằng”. Ở các nước phát triển như Pháp, Bỉ… nguyên tắc bình đẳng đều được ghi nhận trong pháp luật nhưng họ vẫn quy định LST cho vay chỉ áp dụng đối với một số đối tượng mà chúng ta sẽ thấy trong phần sau. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng không bị ảnh hưởng và không cản trở sự phân biệt trong việc điều chỉnh LST cho vay. Vấn đề còn lại là cần áp dụng LST cho vay đối với những hoàn cảnh nào?

9. Nghiên cứu so sánh. Liên quan đến LST cho vay, trên thế giới có hai xu hướng. Xu hướng thứ nhất là không có LST cho tất cả các loại hợp đồng vay. Đó là trường hợp của Mỹ (ngoại trừ một vài tiểu bang) hay của Anh. Ở Mỹ, các quy định của Liên bang về LST cho vay đã được bãi bỏ vào năm 1978. Các quy định này hiện chỉ tồn tại ở một vài tiểu bang của Mỹ. Ở Anh, đã có tranh luận về việc có nên thiết lập quy định về LST cho vay hay không. Cuối cùng, sau khi nghiên cứu vấn đề này đối với các nước bên cạnh, Anh đã bỏ ý định thiết lập quy định về LST cho vay (điều đó có nghĩa là các bên được tự do thỏa thuận về mức lãi). Áo cũng theo xu hướng này và không có giới hạn về lãi suất theo thỏa thuận.

Xu hướng thứ hai là có quy định về LST cho vay nhưng giới hạn phạm vi điều chỉnh của LST cho vay. Chẳng hạn, ở Pháp, theo một đạo luật năm 1966, tất cả hợp đồng vay (mục đích tiêu dùng hay nghề nghiệp) đều phải tôn trọng LST cho vay. Năm 1993, Pháp đưa quy định của năm 1966 vào Bộ luật Tiêu dùng và câu hỏi đặt ra là có áp dụng LST đối với vay với mục đích nghề nghiệp không. Năm 1994, Chính phủ Pháp đã trả lời rằng quy định của Bộ luật Tiêu dùng áp dụng cho tất cả hoạt động vay, bao gồm cả vay vì mục đích nghề nghiệp. Trong báo cáo hoạt động năm 1999, Tòa án tối cao Pháp kiến nghị đưa các quy định về LST cho vay vào Bộ luật Tiền tệ và Tài chính để khẳng định phạm vi điều chỉnh chung của các quy định về LST. Cuối cùng, Nghị viện Pháp đã theo hướng này và đã bổ sung Bộ luật Tiền tệ và Tài chính. Tuy nhiên, vào năm 2003, Pháp đã thay đổi chính sách đối với LST và theo hướng thu hẹp phạm vi điều chỉnh của LST cho vay bằng cách bỏ LST cho vay đối với pháp nhân trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Theo một nhà bình luận, đạo luật năm 2003 này “đánh dấu một bước mới trong lịch sử về LST cho vay”. Năm 2005, Pháp đi xa hơn trong việc thu hẹp phạm vi điều chỉnh của LST cho vay bằng cách bỏ LST cho vay đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ (cá nhân sử dụng vốn vay vì hoạt động nghề nghiệp) với lý do chủ yếu sau: khi phải chịu sự chi phối của các quy định về LST, bên cho vay thường yêu cầu rất nhiều biện pháp bảo đảm đối với bên vay trong khi đó doanh nghiệp vừa và nhỏ không có điều kiện để cung cấp biện pháp đảm bảo này. Điều đó có nghĩa là các quy định về LST có mục đích bảo vệ bên vay nhưng thực tế lại bất lợi cho bên vay, vì họ không thể vay được do có các quy định này.

Như vậy, LST cho vay tồn tại trong pháp luật Pháp nhưng hiện nay chỉ áp dụng đối với một số ít trường hợp là những hoạt động vay cho tiêu dùng. Với sự thay đổi trên, nhiều tác giả Pháp đã khẳng định: về nguyên tắc, các bên được tự do định đoạt mức lãi suất. Nguyên tắc này có ngoại lệ đối với vay tiêu dùng. Thụy Sỹ cũng có quy định về LST cho vay trong pháp luật về tiêu dùng mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần sau. Như vậy, ở Thụy Sỹ, dường như các quy định về LST cho vay cũng không có phạm vi điều chỉnh chung cho mọi hợp đồng vay như của chúng ta mà chỉ liên quan đến vay tiêu dùng. Hướng đi của Thụy Sỹ và của Pháp đáng để chúng ta quan tâm khi sửa đổi BLDS.

10. Nghiên cứu so sánh (tiếp). Như vậy, không phải nước nào cũng có quy định về LST cho vay (tức là các chủ thể hoàn toàn tự do về lãi suất trong hợp đồng của mình).

Một số nước có quy định LST cho vay nhưng cũng chỉ quy định đối với một số loại hợp đồng vay mà chủ yếu là đối với vay tiêu dùng. Trong bối cảnh này, nếu chúng ta “bó chặt” ngân hàng, tổ chức tín dụng của chúng ta thì chưa chắc giải pháp này đã tốt. Khi chúng ta không cho phép ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay ở một mức nào đó thì ngân hàng sẽ không cho doanh nghiệp vay. Vì thế, các doanh nghiệp của chúng ta buộc phải quay sang ngân hàng nước ngoài để vay. Điều đó có nghĩa là, pháp luật của chúng ta làm hạn chế khả năng cạnh tranh của chính ngân hàng chúng ta so với ngân hàng nước ngoài.

Hơn nữa, một số nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, nếu chúng ta quá «khắt khe» với bên cho vay thông qua LST thì những người cho vay buộc phải từ chối cho vay vì mức lãi suất quá thấp. Vì thế, các nghiên cứu này đặt một câu hỏi rất đơn giản: Việc đảm bảo cho vay với lãi suất thấp còn ý nghĩa gì không nếu chính do các quy định về LST này mà nhiều chủ thể không thể vay được tiền?

11. Kiến nghị. Trước những bất cập trên, có thể có hai quan điểm ở hai thái cực khác nhau: quan điểm thứ nhất là vẫn giữ nguyên BLDS và LST áp dụng cho tất cả các hợp đồng vay; quan điểm thứ hai là giải phóng hoàn toàn hoạt động vay, không còn LST cho bất kỳ hợp đồng vay nào. Việc giữ nguyên như hiện nay là giải pháp quá “bảo thủ” còn giải pháp thứ hai dường như hơi “thái quá”: không nên chuyển ngay từ thái cực này sang thái cực khác mà hãy thay đổi dần dần. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta nên theo hướng phải có quy định về LST cho vay nhưng giới hạn phạm vi điều chỉnh của nó (và thay đổi mức trần cũng như bổ sung chế tài mà phần trình bày sau sẽ đề cập đến).

Chúng ta vẫn giữ LST cho vay trong BLDS, nhưng không áp dụng LST cho vay này đối với một số đối tượng vay. Việc xác định đối tượng không chịu sự chi phối bởi LST cho vay của BLDS nên được tiến hành theo tinh thần sau: vì LST cho vay có chức năng bảo vệ bên vay nên ai có khả năng và nhận thức tự bảo vệ được mình khi vay với lãi suất cao thì pháp luật không cần can thiệp để bảo vệ. Những chủ thể vay có đủ nhận thức và phương tiện để chấp nhận vay với lãi suất cao thì chúng ta không nhất thiết phải dùng các quy định về LST để bảo vệ họ. Việc giải phóng lãi suất của các bên không ảnh hưởng xấu tới nên kinh tế nói chung, vì chúng ta đã thấy không có cơ sở nào để khẳng định LST cho vay có chức năng điều tiết, mà chủ yếu là để hạn chế và xử lý việc cho vay nặng lãi nhằm bảo vệ bên vay. Hơn nữa, hướng “tự do hóa lãi suất” phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, theo đó “thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường và đi tới loại bỏ quy định hành chính đối với lãi suất ngoại tệ”.

Do vậy, chúng ta nên theo hướng việc các tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp hay cá nhân (như Luật sư của LVN Group, công chứng viên, bác sỹ…) vay để phục vụ cho công việc nghề nghiệp của mình sẽ không chịu sự chi phối của LST cho vay. Điều này không có nghĩa là các tổ chức tín dụng được “giải phóng” hoàn toàn như một số người nghĩ mà chỉ được giải phóng đối với một số “đối tượng vay” mà thôi. Với hướng này, các hợp đồng vay vẫn chịu sự chi phối của LST cho vay. Tuy nhiên, riêng đối với việc cho chủ thể hoạt động kinh doanh, thương mại hay cá nhân vay cho hoạt động nghề nghiệp, thì LST không được áp dụng.

3. Xác định mức trần cho vay

Ở nước ngoài. Vấn đề tiếp theo cần biết là giới hạn mức LST như thế nào? Quan sát kỹ pháp luật một số nước thì chúng ta thấy căn cứ để xác định LST rất khác nhau.

Ở Đức, không có văn bản khống chế lãi suất, việc xác định lãi suất có quá cao hay không phụ thuộc vào đánh giá của Tòa án trên cơ sở một số quy định của BLDS. Chẳng hạn, lãi suất vượt 12 điểm lãi suất thông thường trên thị trường được coi là “cho vay nặng lãi”. Ở Tây Ban Nha, một đạo luật năm 1908 quy định vô hiệu những hợp đồng mà “lãi suất rõ ràng vượt quá mức bình thường và rõ ràng không cân xứng”. Ở hai hệ thống này, căn cứ để xác định lãi suất thỏa thuận có vượt quá LST hay không là không cụ thể nên việc xác định này phụ thuộc nhiều vào Tòa án khi có tranh chấp. Hướng đi này tạo ra sự “mềm dẻo” trong việc áp dụng pháp luật, nhưng gây ra tâm lý “bất an” cho những chủ thể tham gia vào quan hệ vay tài sản: những người này không biết mức lãi suất mà họ thỏa thuận có vượt quá mức cho phép không vì vào thời điểm vay, các tiêu chí xác định mức LST không rõ ràng, cụ thể. Chính vì vậy, với một đạo luật năm 1984 liên quan đến việc sử dụng tiền trong tài khoản, Tây Ban Nha đã cụ thể hơn bằng cách quy định lãi suất được coi là “nặng lãi” hay vượt quá mức trần khi vượt quá 2,5 lãi suất theo luật định. Ý cũng có quy định về LST và ở đây họ coi thỏa thuận vượt quá LST khi lãi suất theo thỏa thuận vượt quá 50% lãi suất trung bình. Pháp dựa vào lãi suất trên thị trường bằng cách đối chiếu lãi suất theo thỏa thuận với “lãi suất trung bình mà các tổ chức tín dụng áp dụng ở quý trước đối với những giao dịch cùng bản chất và có những rủi ro tương đương”; “điều kiện tính toán và công bố lãi suất trung bình của khoản trên được quy định trong một văn bản dưới luật” (Điều L 313-3 Bộ luật Tiêu dùng).

Thụy Sỹ có quy định về LST nhưng cách thức ấn định mức LST cho vay không qua một trung gian như ở trên. Cụ thể, theo Điều 14 Luật Tiêu dùng của Thụy Sỹ, “Hội đồng liên bang ấn định mức lãi suất tối đa có thể được chấp nhận theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 9. Để xác định mức lãi suất tối đa, Hội đồng liên bang căn cứ vào những lãi suất quan trọng của Ngân hàng quốc gia nhằm thúc đẩy hoạt động vay tiêu dùng. Về nguyên tắc chung, lãi suất tối đa không được vượt quá 15%”.

13. Ở Việt Nam. Hiện nay BLDS quy định lấy 20% lãi suất tiền vay làm cơ sở để xác định mức LST (Điều 468).

Năm 2008, NHNN đã kiến nghị «mức lãi suất cho vay do các bên thoả thuận nhưng tối đa không vượt quá 300% lãi suất trái phiếu Kho bạc thấp nhất của lần phát hành cuối cùng trước thời điểm cho vay (cơ sở chọn lãi suất trái phiếu Kho bạc được trình bày ở phần sau). Việc quy định mức lãi suất cao nhất mà các bên không được thoả thuận vượt quá mức lãi suất này cũng làm cơ sở cho quy định tại Điều 163 Bộ luật Hình sự về tội cho vay nặng lãi». Tuy nhiên, theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (năm 2008) “có trái phiếu Kho bạc thì lãi suất là do cơ quan nhà nước (Bộ trưởng Bộ Tài chính) ấn định, nhưng cũng có lãi suất thì lại được hình thành trên cơ sở kết quả của việc đấu thầu mua trái phiếu. Để xác định được lãi suất nào là “lãi suất trái phiếu Kho bạc thấp nhất của lần phát hành cuối cùng” thì phải tìm kiếm, so sánh, tính toán và để có thể xác định được là vấn đề không đơn giản mà không phải ai cũng có thể có đủ kiến thức để xác định được lãi suất này. Khi xảy ra tranh chấp thì rất khó xác định được lãi suất nào là lãi suất được áp dụng để giải quyết, nhất là đối với các hợp đồng vay”.

Theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (năm 2008), mục đích của quy định về lãi suất trong BLDS là nhằm hạn chế việc cho vay nặng lãi, nên căn cứ để xác định trần lãi suất trong các giao dịch dân sự phải dựa trên lãi suất thị trường thì mới hợp lý. Do vậy, có ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị lấy “lãi suất cho vay trung bình của các ngân hàng thương mại” hoặc “lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng thương mại” làm căn cứ thay cho “LSCB”. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc cho vay “không được vượt quá 150% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn tại thời điểm cho vay”.

14. Tổng hợp các giải pháp. Phần trình bày trên cho thấy có hai cách thức chủ yếu khi ấn định mức LST.

Cách thức thứ nhất là các nhà làm luật không qua một trung gian nào mà ấn định một mức cụ thể trong ngay điều luật. Đó là cách điều chỉnh của Thụy Sỹ. Đây cũng là hướng điều chỉnh của Bộ Dân luật năm 1972 ở miền Nam nước ta: “Lợi xuất dân sự nếu ấn định quá 12% và lợi xuất thương sự nếu ấn định quá 24% sẽ phải rút xuống cho bằng mức ấy và số lãi trả thừa sẽ được hoàn lại hoặc khấu trừ vào tiền vốn” (Điều 1188).

Cách thức thứ hai là các nhà làm luật ấn định mức trần thông qua một trung gian nhưng không cho biết rõ cách xác định mức trung gian. Đó là cách quy định của BLDS hiện nay của chúng ta và các kiến nghị của cơ quan nhà nước nêu trên. BLDS quy định không được vượt quá 150% LSCB do NHNN quy định, nhưng không cho biết rõ LSCB này được xác định như thế nào và công bố ở thời điểm nào. Tương tự, đối với việc lấy lãi suất trung bình của các ngân hàng trong các kiến nghị nêu trên nhưng chúng ta không biết việc tính toán mức trung bình này phải được tiến hành như thế nào và ai là người quyết định mức trung bình này.

15. Đánh giá các giải pháp. Mỗi một cách thức xác định mức LST có ưu và nhược điểm của nó. Việc sử dụng lãi suất trung bình của các ngân hàng như các kiến nghị nêu trên có ưu điểm là mức trần ở đây “sát” với thị trường. Tuy nhiên, các kiến nghị này chưa thuyết phục ở một số điểm như sau: Thứ nhất, tiêu chí để có được mức trung bình không rõ ràng nên không an toàn cho các chủ thể tham gia. Phải lấy bao nhiêu ngân hàng để tìm ra lãi suất trung bình thì không có quy định cụ thể. Trong khối lượng lớn những ngân hàng trên thị trường thì cần sử dụng bao nhiêu ngân hàng làm chuẩn mực cũng không có lời giải đáp. Khi lấy lãi suất trung bình của ngân hàng thương mại lớn tại địa bàn thì chúng ta phải xác định ngân hàng nào là ngân hàng “lớn” và địa bàn cho vay được xác định ở phạm vi nào (xã, huyện hay tỉnh) đều không có trả lời. Thứ hai, trước sự không rõ ràng như nêu trên sẽ phát sinh những bất đồng về mức lãi suất cần sử dụng, nhưng chúng ta không biết ai sẽ quyết định việc này. Trong thực tế, việc xác định mức trung bình đã được sử dụng trong Luật Thương mại về lãi chậm trả (Điều 306), nhưng do không có quy định rõ ràng về cách thức xác định và chủ thể xác định nên thực tế cho thấy việc áp dụng quy định này không có sự thống nhất giữa các Tòa án. Do vậy, việc lấy lãi suất trung bình hay bình quân của ngân hàng trên thị trường hay địa bàn cho vay cũng như lãi suất cao nhất của ngân hàng thương mại là một giải pháp không thuyết phục vì khó có tính khả thi. Để lý giải cho điều vừa nêu, xin dẫn một số bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc áp dụng Điều 306 Luật Thương mại, theo đó “trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả”:

Vụ việc thứ nhất: theo Tòa án, “Luật Thương mại 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006, tại Điều 306 quy định về quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán như sau: (…). Trong hợp đồng các bên không thỏa thuận mức phạt chậm thanh toán. Mức lãi suất 2,02%/tháng mà nguyên đơn áp dụng để tính là không có cơ sở. Căn cứ mức lãi suất cho vay trung bình của các ngân hàng hiện nay là 1%/tháng thì lãi suất nợ quá hạn sẽ là 1,5%/tháng”13.

Vụ việc thứ hai: theo Tòa án, “theo quy định tại Điều 306, điểm b khoản 4 Điều 312, khoản 2, khoản 3 Điều 314 Luật Thương mại 2005, Công ty TNHH Đông Đô Thành phải hoàn trả và bồi thường thiệt hại cho Công ty TNHH Cơ khí Sói Đất do chậm trả lại số tiền đã nhận của Công ty TNHH Cơ khí Sói Đất, theo mức lãi suất do NHNN công bố. Vì vậy yêu cầu khiếu nại, khởi kiện của Công ty TNHH Cơ khí Sói Đất là: Hủy hợp đồng mua bán xe ôtô 009/HDMB/DDt nói trên; và buộc Công ty TNHH Đông Đô Thành trả 210.559.000 đồng tương đương 13.000 USD; buộc Công ty TNHH Đông Đô Thành bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền đã nhận cho Công ty TNHH Cơ khí Sói Đất là 18.088.000 đồng”14.

Vụ việc thứ ba: theo Tòa án, “Về yêu cầu đòi tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán là 3.097.091 đồng, thời hạn tính từ 14/2/2006 đến 14/5/2007, mức 1,03125%/tháng. HĐXX có nhận định như sau: Bảng đối chiếu công nợ khách hàng lập ngày 14/2/2006 các bên đã xác định số nợ ông Tân phải trả cho Công ty TNHH công nghiệp Tung Shin. Do ông Tân không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nên căn cứ qui định tại Điều 306 của Luật Thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006, ông Tân phải chịu lãi phạt chậm thanh toán. Xem xét thời hạn tính và mức tính mà nguyên đơn áp dụng, Hội đồng xét xử cho rằng yêu cầu đòi tiền lãi của nguyên đơn là chính đáng, có cơ sở được chấp nhận”15.

Vụ việc thứ tư: theo Tòa án, “theo Điều 50 và Điều 306 Luật Thương mại năm 2005, bên có nghĩa vụ thanh toán có trách nhiệm trả ngay, nếu trả chậm phải trả lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán (Tòa án tính tại thời điểm xét xử sơ thẩm là 1,5%/tháng, bằng 18%/năm là theo mức lãi suất nợ quá hạn do NHNN công bố”16.

Trong vụ việc thứ hai, chúng ta thấy, Tòa án xác định lãi chậm trả là 18.088.000 đồng nhưng không cho biết vì sao lại là con số này. Trong vụ việc thứ nhất và thứ tư, tòa án xác định mức lãi chậm trả là 1,5%/tháng, còn trong vụ việc thứ ba chúng ta lại thấy Tòa án lấy mức lãi chậm trả để tính toán là mức 1,03125%/tháng khi nguyên đơn yêu cầu. Như vậy, trong cùng một Tòa án, ở thời điểm không cách xa nhau và cùng áp dụng Điều 306 Luật Thương mại, nhưng con số lãi suất làm mốc để tính lãi chậm trả không thực sự thống nhất, không rõ ràng. Hơn nữa, trong vụ việc thứ nhất và thứ tư, Tòa án xác định mức lãi chậm trả là 1,5%/tháng nhưng cách thức, lập luận để có được con số này cũng khác nhau, không theo cùng một chuẩn mực. Cụ thể, trong vụ việc thứ nhất, lập luận của Tòa án là “căn cứ mức lãi suất cho vay trung bình của các ngân hàng hiện nay là 1%/tháng thì lãi suất nợ quá hạn sẽ là 1,5%/tháng”, còn trong vụ việc thứ tư, lập luận của Tòa án là “Tòa án tính tại thời điểm xét xử sơ thẩm là 1,5%/tháng bằng 18%/năm là theo mức lãi suất nợ quá hạn do NHNN công bố”. Trong vụ việc thứ nhất, Tòa án xác định “lãi suất cho vay trung bình của các ngân hàng hiện nay” nhưng không cho biết đó là các ngân hàng nào và lãi suất cụ thể của các ngân hàng là bao nhiêu, nhưng quyết định là 1%/tháng. Trong vụ việc thứ tư, Tòa án lại lấy lãi suất nợ quá hạn do NHNN công bố trong khi đó Điều 306 Luật Thương mại không sử dụng tiêu chí này. Khi tham khảo các bản án về lãi chậm trả của Điều 306, người quan tâm rất lúng túng, không biết hiểu cách thức tính lãi suất của Tòa án như thế nào. Trong hoàn cảnh này, chúng ta có thể nói, văn bản yêu cầu lãi trên “thị trường” nhưng thực tiễn thì dường như lãi theo “quan điểm” của thẩm phán. Trong tất cả các vụ việc trên, Tòa án đều không cho biết sử dụng lãi suất của các ngân hàng cụ thể nào để tính lãi suất trung bình trong khi đó Luật Thương mại yêu cầu là tính theo “thị trường”.

Thứ ba, giải pháp như hiện nay trong BLDS cũng như trong các kiến nghị không tạo ra sự an toàn pháp lý đối với người tham gia hoạt động vay. Chúng ta hình dung hoàn cảnh sau trong trường hợp chúng ta theo hướng giải pháp trên: Bà A cho bà B vay một khoản tiền với lãi suất. Hai người này sống ở nông thôn và thống nhất lãi suất là 6%/tháng. Với cách nhìn của nhà làm luật, chúng ta thấy mức lãi này cao hơn LST. Tuy nhiên, làm sao bà A và B biết được điều đó? Bởi lẽ, để biết được điều đó thì bà A và B phải biết được lãi suất nêu trên ở thời điểm vay trong khi đó các bên trong hợp đồng vay hoàn toàn không biết những thông tin này. Giải pháp nêu trên có nhược điểm quan trọng là không cho phép chủ thể vượt quá một mức lãi suất nhưng các chủ thể này không trong điều kiện biết được mức lãi suất không được vượt quá này là bao nhiêu. Có lẽ, đây là một trong lý do không nhỏ cho việc tồn tại hiện tượng cho vay nặng lãi trong quan hệ dân sự. Bản thân những người có kiến thức về pháp luật cũng chưa chắc đã biết được những mức tối đa cụ thể mà việc cho vay không thể vượt quá. Điều đó có nghĩa là, chúng ta cấm chủ thể làm việc gì đó, nhưng chính các chủ thể không biết họ bị cấm những gì. Vì thế hiệu quả của vận dụng điều cấm đó không cao.

16. Đánh giá các giải pháp (tiếp). Giải pháp ấn định một mức cụ thể trong điều luật như của Thụy Sỹ hay của Bộ Dân luật năm 1972 ở miền Nam nước ta có ưu điểm là rõ ràng. Chính sự rõ ràng này tạo ra sự an toàn pháp lý đối với các chủ thể trong hoạt động vay. Các chủ thể này biết rõ mức tối đa vào thời điểm vay.

Cách quy định này rất đơn giản và những người trong cuộc biết ngay giới hạn của mình mà không phải đi tìm kiếm căn cứ trung gian như của chúng ta. Ví dụ, A cho B vay 100.000.000đ. Khi áp dụng pháp luật Thụy Sỹ, A và B được biết là lãi suất của họ thỏa thuận không được vượt quá 15%, có nghĩa là họ hiểu lãi suất từ hợp đồng này không được vượt quá 15.000.000đ. Còn nếu áp dụng pháp luật của chúng ta thì các chủ thể liên quan phải xác định mức LSCB của NHNN tại thời điểm vay, sau đó đối chiếu với LSCB này mới biết được lãi suất không thể vượt quá là bao nhiêu. Việc xác định lãi suất trung gian này không đơn giản, nếu không muốn nói là không thể làm được đối với người vay và cho vay ở vùng nông thôn, miền núi. Ngay cả ở thành thị, không phải ai cũng biết lãi suất này. Và nếu chúng ta lấy tiêu chí để so sánh là các lãi suất như các cơ quan hữu quan kiến nghị ở trên thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều, vì rất ít người biết được chính xác các lãi suất đó. BLDS là “hiến pháp trong quan hệ dân sự”. Do đó, để văn bản quan trọng này thực sự đi vào cuộc sống dân sự thì chúng ta cần có những quy định phù hợp với đời sống dân sự. Nếu chúng ta theo hướng lấy lãi suất trung gian như hiện nay hay các kiến nghị trên để hạn chế mức lãi suất cho vay thì e rằng, BLDS không phải của dân nữa (vì đa phần dân không hiểu) mà chỉ của một số ít người có am hiểu về thị trường cho vay.

Tuy nhiên, việc quy định trực tiếp mức trần trong điều luật như Thụy Sỹ nêu trên có nhược điểm khi có lạm phát mạnh. Ở hệ thống luật này, nếu Hội đồng liên bang có quy định về LST thì áp dụng lãi suất này. Còn nếu Hội đồng liên bang không có quy định thì Luật đã quy định là không vượt quá 15%. Với hướng quy định này, Thụy Sỹ cho phép Hội đồng liên bang can thiệp khi cần thiết. Tuy nhiên, theo thông tin mà chúng tôi được biết thì từ khi có quy định trên (tức năm 2001), mức trần áp dụng ở Thụy Sỹ vẫn là 15%. Việc Thụy Sỹ ổn định mức LST trên có lẽ là do lạm phát ở đây không cao. Nếu lạm phát mạnh thì mức này sẽ không phản ánh được thị trường và đây là nhược điểm quan trọng của giải pháp ấn định mức trần ngay trong luật, không thông qua một trung gian nào.

17. Kiến nghị. Phần trên cho thấy, mỗi cách thức xác định mức trần cho vay đều có ưu và nhược điểm của nó. Do đó, khó có thể tìm được một giải pháp tuyệt đối chỉ có ưu điểm. Khi xác định mức trần, chúng ta cố gắng đảm bảo một số yếu tố sau: Thứ nhất, chúng ta phải quan tâm tới sự an toàn pháp lý; nên thiết kế mức trần đơn giản nhất đối với những người trong cuộc (người vay và cho vay), làm sao để tại thời điểm vay, chính người trong cuộc có thể tự hiểu được mức LST cụ thể là bao nhiêu để họ không vượt qua. Thứ hai, cố gắng có được một mức trần phản ánh sát với thị trường cho vay.

Trước yêu cầu này, nếu ưu tiên yếu tố sát thực với thị trường, chúng ta nên theo hướng giải quyết sau: Lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 150% lãi suất trung bình trên thị trường vay của quý trước. Chính phủ (thông qua NHNN) công bố vào đầu của mỗi quý lãi suất trung bình trên thị trường của quý trước. Với giải pháp này, vào thời điểm vay, các bên biết được lãi suất trung bình trên thị trường và do đó, biết được mức mà họ không vượt quá (nên đảm bảo yêu cầu về an toàn pháp lý). Và đây, LST được tính trên cơ sở lãi suất trung bình của thị trường vay của quý trước (nên đảm bảo yêu cầu về tính sát thực đối với thị trường của LST). Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có điểm bất lợi là tốn kém cho Nhà nước vì phải xác định lãi suất trung bình hàng quý và phải công bố lãi suất của quý trước ở đầu của mỗi quý sau. Hơn nữa, giải pháp này vẫn buộc chủ thể trong hoạt động vay phải tìm văn bản công bố lãi suất của quý trước, một công việc thường không đơn giản đối với những chủ thể liên quan.

Do vậy, nếu ưu tiên yếu tố an toàn pháp lý, chúng ta có thể theo hướng sau: ấn định một mức cụ thể trong điều luật (việc ấn định này nên có sự tham khảo ý kiến của các nhà kinh tế) và cho phép Chính phủ ban hành mức trần khác căn cứ vào tình hình kinh tế của đất nước.

4. Chế tài cho trường hợp vượt quá mức trần cho vay

18. Không rõ chế tài. Khi các bên thỏa thuận lãi suất vượt quá mức cho phép thì hậu quả là gì? Theo BLDS, “lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của LSCB”. Với cách quy định như vậy, có thể hiểu rằng đây chỉ là điều cấm chứ không có chế tài: Bộ luật cấm thỏa thuận lãi vượt qua một mức nào đó chứ không nêu chế tài khi thỏa thuận vượt quá mức cho phép. Trong thực tế, hợp đồng không vô hiệu mà chỉ có điều khoản về lãi là không có giá trị pháp lý và cần phải tính lại lãi. Do không có chế tài dân sự cụ thể, nên việc tính lại lãi suất không thực sự thống nhất trong thực tiễn pháp lý.

19. Kiến nghị. Một số Tòa án cho rằng, cần áp dụng lãi suất bằng 150% LSCB của NHNN17. Thiết nghĩ, giải pháp thuyết phục hơn cả là hợp đồng vay nặng lãi không có hiệu lực đối với lãi suất thỏa thuận và thay vào đó là lãi suất thấp nhất của NHNN tại thời điểm vay. Giải pháp này làm giảm ý định cho vay nặng lãi và tạo ra sự công bằng giữa người có ý thức tôn trọng pháp luật và người không có ý thức tôn trọng pháp luật.

Cụ thể như sau, nếu chế tài là 150% LSCB thì bên cho vay không ngại ép buộc bên vay khoản lãi cao hơn, ví dụ là 300%, bởi nếu ra tòa thì Tòa án cũng chỉ giảm xuống 150% LSCB. Nếu chúng ta áp dụng chế tài là lãi suất thấp nhất của ngân hàng thì khi cho vay, bên cho vay sẽ phải suy nghĩ, đắn đo hơn vì nếu cho vay cao quá, họ chỉ có thể được nhận lãi suất thấp nhất của NHNN. Vì vậy, để tránh bị áp dụng chế tài bất lợi, họ sẽ không cho vay với lãi suất cao. Nói cách khác, giải pháp này có nhiều tính răn đe, đề phòng và sẽ hiệu quả hơn giải pháp mà một số Tòa án vẫn áp dụng ở mức bằng 150% LSCB của NHNN.

Hơn nữa, giải pháp áp dụng 150% LSCB không tạo ra sự bình đẳng, không khuyến khích tôn trọng pháp luật. Để hiểu thêm, xin dẫn một ví dụ: A và B đều cho C vay tiền có lãi suất. A và B đều biết pháp luật không cho phép vượt quá 150% LSCB. A có ý thức tôn trọng pháp luật nên chỉ tính lãi là 145% LSCB. B không có ý thức tôn trọng pháp luật nên buộc C phải chịu 200% LSCB. Khi xảy ra tranh chấp, áp dụng giải pháp mà một số Tòa án vẫn làm, chúng ta cho phép B yêu cầu lãi suất bằng 150% LSCB và phải tính lại lãi đã trả trong khi đó chúng ta chỉ cho phép A được quyền yêu cầu 145% LSCB như thỏa thuận. Như vậy, một người không có ý thức tôn trọng pháp luật thì được pháp luật cho phép hưởng lợi hơn người có ý thức tôn trọng pháp luật. Sự bất công bằng này là rất khó được chấp nhận.

20. Kiến nghị (tiếp). Bên cạnh việc tính lại lãi suất, thiết nghĩ chúng ta cũng nên bổ sung chế tài dân sự cho trường hợp nặng lãi. Cụ thể là nếu bên cho vay nhận lãi quá cao thì khoản tiền đã nhận thừa so với mức cho phép được coi như là đã nhận để trả vào tiền gốc. Do đó khoản tiền (gốc) để tính lãi sau khi nhận tiền thừa sẽ nhỏ hơn nên sẽ phát sinh ít lãi hơn. Cách giải quyết này làm tăng tính hiệu quả của chế tài cho việc nặng lãi.

Ví dụ, A cho B vay một khoản tiền C với lãi suất 5%/tháng và việc trả lãi là vào ngày cuối cùng của mỗi quý. B đã trả lãi cho quý đầu tiên như thỏa thuận nhưng sau đó cho rằng lãi quá cao nên đòi tính lại và đôi bên có tranh chấp. Giả sử tiền lãi trả thừa so với pháp luật cho phép là 10.000.000VNĐ. Như vậy, khoản tiền để phát sinh lãi cho những quý sau không phải là C nữa mà là C – 10.000.000 (VNĐ). Lúc đó tiền gốc để tính lãi cho những quý sau đã giảm đi 10.000.000VNĐ.

Tóm lại, để những quy định về LST có thể góp phần hạn chế một cách hiệu quả được việc cho vay nặng lãi thì chúng ta cũng nên quan tâm thêm về chế tài cho việc vi phạm. Chúng ta nên theo hướng sau: Khi lãi suất thỏa thuận vượt quá mức cho phép thì áp dụng lãi suất thấp nhất của NHNN tại thời điểm vay. Khoản tiền lãi đã thanh toán vượt quá mức cho phép được tính vào nợ gốc tại thời điểm thanh toán.

21. Kết luận.

Trong quá trình sửa đổi BLDS thì khoản 1 Điều 476 cần có sự thay đổi về “phạm vi điều chỉnh”, về “mức trần cho vay” cũng như nên bổ sung “chế tài” cho việc thỏa thuận vượt quá mức trần cho phép.

Việc sửa đổi điều luật trên không chỉ cần ý kiến của các nhà luật học mà cả ý kiến của các nhà kinh tế học, nhất là đối với việc ấn định mức trần mà thỏa thuận không thể vượt qua.

Chú thích:

(1) Xem G. Rouhette (chủ biên), Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Nxb. Société de législation comparée, 2003, tr. 267.

(2) Bản án số 92/DSPT ngày 06/7/2004 của TAND tỉnh Trà Vinh.

(3) Quyết định số 168/GĐT-DS ngày 22/9/2003 của Toà dân sự, TANDTC.

(4) Quyết định số 183/GĐT-DS ngày 23/10/2002 của Toà dân sự TANDTC .

(5) Về vấn đề lãi suất trong thực tiễn xét xử Việt Nam, xem thêm Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án, Nxb. CTQG 2009 (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), Bản án số 16, 19 và 20.

(6) Bản án số 304/2008/DSPT ngày 14/07/2008 của TAND tỉnh An Giang.

(7) Bản án số 131/2008/DSPT ngày 29/4/2008 của TAND tỉnh Kiên Giang.

(8) Công văn của TANDTC số 46/KHXX ngày 17/5/1997 về thẩm quyền xử lý hợp đồng vô hiệu (gửi Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình – Hà Nội).

(9) M. Mariani, L’usure-Les limites de la réglementation, JCP E 2002, n° 42.

(10) D. Caramalli, La loi pour l’initiative économique et le déplafonnement des taux d’intérêt : une nouvelle étape dans l’histoire de l’usure, Petites affiches 25/08/2003, tr. 4.

(11) Ở Canada hiện nay có quy định về nặng lãi trong Bộ luật Hình sự (từ năm 1981): không được vượt quá 60%. Tuy nhiên dường như Canada không có quy định về lãi suất trần trong pháp luật dân sự.

(12) Kinh nghiệm cho thấy, ngân hàng thường muốn hoàn toàn tự do và mong muốn này không có gì khó hiểu: ai cũng muốn tự do. Ở Pháp chẳng hạn, các ngân hàng thường kiến nghị bỏ lãi suất trần cho mọi hoạt động vay. Tuy nhiên, các cơ quan quyền lực của Pháp vẫn quyết tâm giữ những quy định này đối với một số hoạt động vay.

(13) Bản án số 1184/2007/KDTM-ST ngày 10/7/2007 của TANDTP Hồ Chí Minh.

(14) Bản án số 1743/2007/KDTM-ST ngày 20/9/2007 của TANDTP Hồ Chí Minh.

(15) Bản án số 854/2007/KDTM-ST ngày 28/5/2007 của TANDTP Hồ Chí Minh.

(16) Bản án số 801/2008/KDTM-ST ngày 3/6/2008 của TANDTP Hồ Chí Minh.

(17) Việc rút xuống mức không được vượt quá này đã được quy định trong BLDS của miền Nam trước đây : theo Điều 1188, « lợi xuất dân sự nếu ấn định quá 12% và lợi xuất thương sự nếu ấn định quá 24% sẽ phải rút xuống bằng mức ấy và số lãi trả thừa sẽ được hoàn lại hoặc khấu trừ vào tiền vốn ».

(LVN GROUP FIRM: Biên tập.)