1. Cách tính nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản ?
>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến qua tổng đài, gọi : 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức , phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung”
Như vậy, nếu sau khi bạn sinh con mà hết thời gian nghỉ nếu sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 – 10 ngày trong 1 năm. Nếu bạn nghỉ dưỡng sức tại gia đình thì mức hưởng 1 ngày bằng 30 % mức lương cơ sở. Cách tính mức hưởng mỗi ngày như sau: 1.150.000 x 30%. Bên cạnh đó, Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc có quy định chi tiết như sau:
“Điều 17. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản theo khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;
b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏa sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe gồm:
Hồ sơ giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động lập (mẫu số C70a-HD). Cột tình trạng sinh mổ ghi PT, sinh đôi ghi SC02, sinh đôi nghỉ tập trung ghi SC02/TT.Cột thời điểm ghi ngày tháng năm trở lại làm việc sau thai sản.
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi cho thắc mắc của bạn, hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty Luật LVN Group!
>> Tham khảo bài viết liên quan: Hướng dẫn tính chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh?
2. Tư vấn về chế độ nghỉ dưỡng sức đối với lao động nữ sau sinh và chế độ thai sản ?
Trả lời:
Luật LVN Group tư vấn về chế độ nghỉ dưỡng sức đối với lao động nữ sau sinh và chế độ thai sản cũng như các vấn đề pháp lý khác phát sinh theo quy định của pháp luật:
Việc công ty quy định điều khoản trong hợp đồng lao động là người sử dụng lao động nữ không được mang thai trong thời gian 2 năm đầu làm việc là không đúng với quy định của pháp luật. Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:
” Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”
Theo đó các điều khoản trong hợp đồng lao động phải không trái với quy định của pháp luật. Mà pháp luật lao động quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ như sau:
” Điều 154. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.”
Theo đó việc công ty xử phạt bạn trong trường hợp này là không đúng.
Thưa Luật sư của LVN Group, Gần đây tôi nghe nói theo luật mới thì vợ sinh con thì chồng cũng được hưởng trợ cấp thai sản. Cụ thể việc này như thế nào và chồng được hưởng trợ cấp bao nhiêu tiền khi vợ sinh con?Lương của tôi là 7tr/tháng. Cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Lao động nam được hưởng trợ cấp thai sản khi vợ sinh con như sau:
” Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.”
Theo đó trong trường hợp này nếu bạn cũng tham gia bảo hiểm xã hội, thì chồng bạn sẽ được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản theo thời gian quy định như trên tủy thuộc vào việc bạn sinh cháu như thế nào. Và những ngày này chồng bạn được hưởng trợ cấp thai sản với mức hưởng hằng ngày sẽ bằng mức hưởng theo tháng chia cho 24. Mức hưởng theo tháng được tính như sau:
” Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”
Em chào văn phòng Luật sư của LVN Group, Trên một diễn đàn, em thấy email của bên văn phòng mình. Em gửi thắc mắc rất mong đươc văn phòng luật LVN Group giúp đỡ trả lời ạ: – Em vào công ty từ tháng 1 nhưng tháng 5 Công ty em mới tiến hành đóng bảo hiểm cho người lao động. Tháng đầu tiên được đóng bảo hiểm và em cũng có bầu luôn mà không biết. Giờ e muốn hỏi nếu em làm đến khi gần sinh mới nghỉ thì có được hưởng BH cho chế độ thai sản không ? Số tiền BH em trừ mỗi thnág la 472.000 VND thì khi nghỉ 6 tháng em được BH chi trả như nào ạ? Em cảm ơn văn phòng luật nhiều ạ ( hi vọng em nhận được câu trả lời) —
Điều kiện để bạn được hưởng trợ cấp thai sản là bạn phải đóng được 6 tháng bảo hiểm trong thời gian 12 tháng trước khi sinh, vì bạn không cung cấp thời gian bạn dự kiến sinh là khi nào nên mình chưa thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Tuy nhiên nếu tháng 5 năm nay bạn bắt đầu đòng bảo hiểm và có bầu thì bạn chỉ cần đóng đầy đủ 6 tháng từ giờ cho đến lúc sinh là bạn sẽ được hưởng trợ cấp thai sản
– Thời gian hưởng trợ cấp thai sản là 6 tháng
– Mức hưởng hàng tháng là bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
3. Phụ nữ nghỉ thai sản đi làm trước thời hạn có được nghỉ dưỡng sức không ?
Luật sư tư vấn:
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
– Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 31.Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
– Thời gian 12 tháng trước khi sinh con và Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội được hướng dẫn tại Điều 9
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.
Nếu bạn đáp ứng được điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản. Đây là điều kiện hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện không có chế độ thai sản. Do vậy, nếu bạn có dự định sau khi nghỉ việc sẽ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở địa phương để đủ 6 tháng đóng bảo hiểm để được hưởng chế độ thai sản thì không giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nếu có điều kiện bạn vẫn có thể đóng để hưởng chế độ hưu trí về sau.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Mức hưởng cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con, không phải là mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế dộ thai sản được quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 38.Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Điều 39.Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
2. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
Được quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Điều 34.Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
– Khi vợ bạn sinh con, lao động nam được hưởng chế độ nghỉ thai sản như sau:
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
4. Tư vấn điều kiện hưởng chế độ thai sản và chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh ?
Luật sư tư vấn:
Khi bạn nghỉ thai sản thì bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả các khoản trợ cấp thai sản theo quy định tại Mục 2, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Đối với vấn đề thưởng tết, thưởng tháng 13 thì Bộ luật lao động 2019 không có quy định.
Như vậy, tiền thưởng tết, lương tháng thứ 13 là không bắt buộc. Việc có khoản tiền này hay không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động, và phụ thuộc vào quy chế, quy định nội bộ của công ty.
Xin Chào Luật sư. Em xin hỏi vấn đề như sau. Em nghĩ thai sản bắt đầu từ ngày 15/02/2016 đến ngày 14/08/2016 nhưng em đi làm sớm hơn thời gian này tức là ngày 27/6/2016 em đi làm lại. Vậy em xin hỏi em có được nghĩ chế độ dưỡng sức nữa không ạ?. Em xin cảm ơn .
Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ sau khi sinh con”…
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Như vậy, trường hợp bạn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn
Thưa Luật sư của LVN Group, Cho Em hỏi một số vấn đề như sau:1. Em đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 08/2014 đến tháng 4/2015 thì nghỉ việc không đóng nữa, hiện Em đang mang thai, dự sinh ngày 12/12/2016. Vậy Em có được hưởng chế độ thai sản hay không? Thời hạn làm thủ tục để hưởng chế độ thai sản là bao lâu?
Mức hưởng chế đột thai sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Người lao động thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ đủ sáu (06) tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Bạn tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015 . Như vậy thời gian tham gia bảo hiểm của bạn đã được 8 tháng. Bạn đã được hưởng chế độ thai sản
Về mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Thời hạn làm thủ tục hưởng thai sản :
Theo công văn 1075/BHXH-CSXH năm 2016 thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.
Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không đợi đến khi hết thời gian nghỉ việc hưởn chế độ thai sản.
Xin chào Luật sư của LVN Group! Cơ quan e mua bảo hiểm ở bệnh viện đa khoa quận nhưng e đi khám và chữa bệnh ở bệnh viện phụ sản như vậy e được hưởng bảo hiểm là bao nhiêu?
Mức hưởng bảo hiểm y tế dựa theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 dựa trên phần trăm theo từng trường hợp sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
– Do người lao động và người sử dụng lao động đóng
– Do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
– Do ngân sách nhà nước đóng
– Do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
Mức hưởng bảo hiểm y tế
* Bảo hiểm y tế đúng tuyến
– Hưởng 100% đối với các trường hợp:
+ Đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.
+ Chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
+ Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
– Hưởng 95% đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
– Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác
* Bảo hiểm y tế trái tuyến
– Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
– Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2015 đến 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;
– Hưởng 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2015 đến 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 01/01/2016.
Như vậy,khi bạn đi khám bệnh ở cơ sở y tế khác thì bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh,
Chế độ dưỡng sức sau sinh Cho e hỏi thời gian được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh là bao lâu. Em vào làm từ ngày 22 tháng 1 năm 2016. Khi em hỏi cơ quan em thi họ bảo chỉ có 30 ngày là đúng không ?. E tìm hiểu thì thấy là 60 ngày.
cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Do câu hỏi của bạn chưa rõ là bạn đang hỏi về thời gian hưởng chế độ khi sinh con hay là thời gian hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh con nên chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn theo 2 trường hợp
Trường hợp 1:Thời gian nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh con là 06 tháng mà không phải là 30 ngày như cơ quan bạn nói và 2 tháng như bạn nói
Trường hợp 2: Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
được quy định tại điều 41 luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Điều 41. Dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Cháu làm trình dược viên cho công ty ở hà nội.Cháu sinh mổ ngày 3-7-2015.Và đã đi làm lại từ ngày 1.1.2016.kế toán có bảo là cháu được tiền dưỡng sức và đã nộp cho cơ quan bảo hiểm thủ tục về chế độ tiền dưỡng sức. Vậy cháu xin hỏi sau bao lâu thì cơ quan bảo hiểm chi trả tiền dưỡng sức.mức đóng bảo hiểm của cháu là 304.000 Sang năm 2016 thì đóng tăng lên la 393.000 Cháu xin cám ơn ạ
Đây được gọi là chế độ thai sản chứ không phải là chế độ tiền dưỡng sức bạn nhé !
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định khác về bảo hiểm, lao động.
– Theo quy định của Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là lao động nữ phải đóng bảo hiểm từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con
– Theo quy định pháp luật, nếu chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (Luật BHXH) thì công ty của chị phải có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho chị trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày chị nộp đủ hồ sơ theo quy định (từ 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH mà công ty của chị giữ lại hàng tháng theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 92 Luật BHXH.
Cụ thể Khoản 1 Điều 117 Luật BHXH quy định:
Điều 117. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.
Như vậy, Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận được tiền thai sản
Về mức hưởng chế độ thai sản
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Như vậy, bạn phải căn cứ vào mức lương cơ bản 6 tháng liền kề trước khi bạn nghỉ sinh để tính được tiền chế độ thai sản cho bạn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
5. Giải đáp về việc thai sản sau dưỡng sức nghỉ việc luôn thì có bị trừ lương không ?
Đối với trường hợp này, công ty tiến hành truy thu 43 ngày tiền lương (vì không viết đơn báo trước công ty 30 ngày) có đúng không ạ. Trường hợp này có nói là có lý do chính đáng và có chữ ký quản lý thì không được phép trừ tiền ?
Em rất mong nhận được sự giải đáp của anh (chị) ạ. Em cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Trong trường hợp này, thứ nhất bạn cần phải cung cấp cho chúng tôi những thông tin sau thì chúng tôi mới có thể xác định giúp bạn việc công ty trừ tiền người lao động là đúng hay sai:
– Hợp đồng lao động mà bạn trên nghỉ là loại hợp đồng lao động gì ?
– Lý do mà người lao động đó chấm dứt hợp đồng là lý do gì ?
– Quản lý ở đây là ai, có phải là người sử dụng lao động của bạn đó không ?
– Tổ trưởng, quản lý ký đồng ý có ghi thông tin đồng ý như thế nào ?
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191để được giải đáp. Trân trọng./.
6. Tư vấn về chế độ thai sản của chồng khi vợ đẻ và vấn đề nghỉ dưỡng sức sau sinh ?
Luật sư tư vấn:
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Xin hỏi Luật sư của LVN Group Luật bảo hiểm xã hội có quy định về chế độ thai sản của chồng khi vợ đẻ, vậy tôi đang là bộ đội mà tháng 8/2016 thì dự định vợ tôi sẽ sinh liệu tôi có được hưởng chế đội thái sản như luật bảo hiểm đã quy định không? xin cảm ơn Luật sư
Trong trường hợp này, bạn có thể làm thủ tục hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.
Chào Luật sư của LVN Group Bên cty e có lao động sinh con vào ngày 04/04/2016 bằng phương pháp sinh mổ, thời gian nghỉ trước khi sinh là ngày 01/03/2016, vì e không biết nên e chỉ làm mẫu C70A để hưởng để độ thai sản thôi mà không làm chế độ dưỡng sức.vậy bây giờ là ngày 03/06/2016, e nộp lên BHXH để hưởng chế độ dưỡng sức được không?
Điều 103 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 103. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong trường hợp này, công ty bạn vẫn có thể làm thủ tục để người lao động hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Luật sư cho em hỏi: Em đang làm việc cho một công ty cổ phần nhà nước, em tham gia BHXH từ tháng 1/2015. Lần trước e mang thai nhưng sinh non 6 tháng (sinh ngày 9/7/2015) Đợt này em mang thai lại thì bác sỹ chỉ định em nghỉ dưỡng thai đến khi sinh. Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi trong thời gian em nghỉ dưỡng thai có được hưởng khoản trợ cấp nào của BHXH cho đến ngày sinh con không?.Nếu được e sẽ được hửơng như thế nào? . Và khi sinh con, em được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em
Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Như vậy, thời gian bạn nghỉ trước khi sinh sẽ được tính là trong thời gian hưởng chế độ thai sản và bạn sẽ được hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Gửi Luật Sư. Trước đây khi đi làm do không đủ tuổi nên em đã làm chứng mình thư nhân dân sinh năm 1994 nên sổ BHXH và bảo hiểm y tế của em là sinh năm 1994. Nhưng hiện tại em đã đủ tuổi nên em đã khai và làm lại chứng mình thư nhân dân sinh năm 1997 và hiện tại em đang có thai dc 2 tháng tuổi. Nên em muốn hỏi Luật sư của LVN Group khi em thay đổi năm sinh trên sổ bảo hiểm và bảo hiểm y tế thì em cần làm những thủ tục gì để đảm bảo không ảnh hưởng đến chế độ nghỉ thai sản sau này của em. Em xin chân thành cảm ơn !!
Điều 29, 31, 32 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về hồ sơ và thời hạn cấp lại sổ khi thay đổi thông tin trong sổ:
Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch
– Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Sổ BHXH;
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03).
– Cấp lại sổ BHXH do thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng hoặc gộp sổ: không quá 15 ngày làm việc, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày làm việc nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Cấp lại, đổi thẻ BHYT
– Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin);
c) Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).
– Cấp lại, đổi thẻ BHYT: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Xin chào văn phòng Luật sư của LVN Group! Em vào làm công ty và đóng bảo hiểm từ tháng 1/2015, đến cuối tháng 6/2016 em chấm dứt hợp đồng và không đóng bảo hiểm nữa, em đã có thai gần 2 tháng, dự sanh là 15/01/2017. vậy em có được hưởng chế độ thai sản hay không? Kính mong văn phòng Luật sư của LVN Group hồi đáp giùm em! Em cảm ơn!
Trường hợp này bạn không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Xin chào Luật sư của LVN Group, Tôi vừa đọc trả lời của ông về thủ tục hưởng chế độ thai sàn cho lao động nam bao gồm: – Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con (bản chup hoặc bản sao có chứng thực)’ – Giấy xác nhận của cơ sở y tế về việc vợ bạn sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi; Vậy xin Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi trường hợp sau sinh 3 ngày con chết thì người lao động nam có được hưởng chế độ vợ sanh không? Theo như công ty tôi trả lời là không được hưởng chế độ vợ sanh vì không có giấy khai sanh của con. Hiện tại chỉ có các giấy tờ sau: 1. Giấy xuất viện các trường hợp giải phẫu. 2. Giấy chứng tử (Không có giấy chứng sinh) Xin cho tôi hỏi thêm là có được hưởng thêm chế độ con chết không? Mong Luật sư của LVN Group quan tâm hồi đáp dùm. Cám ơn Luật sư của LVN Group.
Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con như sau:
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định:
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Trong trường hợp này, bạn có thể được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn pháp luật Bảo hiểm Xã hội – Công ty luật LVN Group