Trả lời:

Sự xuất hiện của các hoàn cảnh được cho là đặc biệt tại khu vực bờ biển sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình xác định cũng như hướng đi chung của hệ thống đường cơ sở của quốc gia ven biển. Trên thực tế, khi tiến hành vạch đường cơ sở các quốc gia sẽ xem xét đến sự hiện diện của một số hoàn cảnh sau đây:

1. Xác định đường cơ sở ở cửa sông

Điều 9 UNCLOS 1982 quy định: “Nếu một con sông đổ ra biển mà không tạo thành vụng thì đường cơ sở là một đường thẳng được kẻ ngang qua cửa sông nối liền các điểm ngoài cùng của ngẩn nước triều thấp nhất ở hai bên bờ sông”, cần lưu ý là Điều 9 chủ yếu đề cập đến sông nhỏ và chỉ thuộc chù quyền của một quốc gia, trường hợp sông đó thuộc chủ quyền của hai hay nhiều quốc gia thì đường đóng cửa sông sẽ phải được xác định trên cơ sở sự thoả thuận của các bên.

2. Xác định đường cơ sở ở Vịnh

Khoản 2 Điều 10 UNCLOS 1982 quy định: “Vịnh cần được hiểu là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển…” – Cần lưu ý rằng, quy định tại khoản 2 Điều 10 chỉ áp dụng đối với các vịnh do bờ biển của quốc gia bao bọc. Trường hợp vịnh được bao bọc bởi nhiều quốc gia hay vịnh lịch sử sẽ không áp dụng điều khoản này (xem các khoản 1 và 6 Điều 10 UNCLOS 1982).. Theo định nghĩa được đưa ra thì vịnh trước hết phải là “vùng lõm sâu” và vùng lõm này phải đáp ứng hai điều kiện sau:

+ Về diện tích: Diện tỉch của vùng lõm được xác định là vịnh ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn diện tích của nửa hình tròn có đường kýnh là đường thẳng vạch ngang qua cửa vịnh.

– Nếu vùng lõm chỉ có cửa vào duy nhất thì diện tích của vùng lõm này được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất chạy dọc theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên1 (xem hình 1, trường hợp 2);

– Nếu do sự tồn tại của các đảo mà vùng lõm có nhiều cửa vào thì nửa hình tròn nói trên có đường kýnh bang tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm trong vùng lõm sẽ được tính vào diện tích chung của vùng lõm (xem hình 1, trường hợp 3).

+ Về đường đóng cửa vịnh:Các khoản 4, 5 Điều 10 UNCLOS 1982 cũng đưa ra hai trường hợp xác định đường đóng cửa vịnh. Theo đó:

– Nếu khoảng cách giữa ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của vịnh không vượt quá 24 hải lý thì đường đóng cửa vịnh có thể được vạch giữa hai ngấn nước triều thấp nhất này và vùng nước ở phía bên trong đường đó được coi là nội thuỷ (Khoản 3 Điều 10 UNCLOS 1982 và Khoản 4 Điều 10 UNCLOS 1982.).

– Khi khoảng cách giữa ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vàọ tự nhiên của vịnh vượt quá 24 hải lý thì quốc gia ven biển được quyền xác định một đường cơ sở thẳng dài không quá 24 hải lý ở phía ương vịnh, sao cho phía trong của nó có diện tích nước tối đa.

3. Xác định đường cơ sở ở Cảng biển

Theo quy định tại Điều 11 UNCLOS 1982 các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của một hệ thống cảng, nhô ra ngoài khơi xa nhất, được coi là thành phần của bờ biển. Các công trình thiết bị ở ngoài khơi xa bờ biển và các đảo nhân tạo không được coi là nhũng công ưình thiết bị cảng thường xuyên”. Mặc dù quy định trên đây của Công ước không có sự phân biệt rõ ràng giữa cầu cảng nhân tạo hay cầu cảng tự nhiên, tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận các cầu cảng, công trình lấn biển được xây dựng ven cảng sẽ được xem như một chỉnh thể thống nhất để xác định đường cơ sở. Đối với các công trình cảng biển ngoài khơi xa bờ và các đảo nhân tạo sẽ không được dùng làm căn cứ xác định đường cơ sở, mà có quy chế pháp lý riêng tại vùng mà công trình nhân tạo đó được xây dựng.

4. Xác định đường cơ sở ở Vũng đậu tàu

Thông thường, trước các cảng biển bao giờ cũng có các vũng đậu tàu, đóng vai trò là tiền cảng, là một bộ phận cẩu thành của cảng và có chế độ pháp lý như cảng biển. Theo quy định tại Điều 12 UNCLOS 1982, vũng đậu tàu thực chất là vùng nước thực hiện 02 chức năng:

Thứ nhất, cho phép các tàu trú ngụ khi gặp bão;

Thứ hai, làm khu neo đậu cho tàu thuyền trong trường hợp chờ để được vào các vùng biển của quốc gia ven biển. Theo quy định của Công ước, vũng đậu tàu không được sử dụng để xác định đường cơ sở. Vũng đậu tàu nằm trong vùng biển nào sẽ có quy chế pháp lý của vùng biển đó. Trong trường hợp nếu một vũng đậu tàu tồn tại một phần nằm trong lãnh hải, một phần nằm trong vùng tiếp giáp lãnh hải, thì vũng đậu tàu này sẽ được coi là một phần của lãnh hải, nghĩa là trong trường hợp này, lãnh hải được mở rộng thêm một phân.

5. Xác định đường cơ sở ở bãi cạn lúc chìm lúc nổi

Khoản 1 Điều 13 UNCLOS 1982 quy định: “Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là những vùng đất nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thuỷ triều xuống thấp thì lộ ra, khi thuỷ triều lên cao thì bị ngập nước…”. Thuật ngữ “bãi cạn lúc chìm lúc nổi” ở đây bao gồm cả các bãi ngầm, đá ngầm và đá cạn – những cấu tạp địa lý mang tính tự nhiên ở phía ngoài bờ biển chỉ nổi lên khi thủy triều xuống thấp và bị ngập nước khi thủy triều lên cao. Do chế độ bán nhật triều mà các bãi cạn lúc chìm lúc nổi này không có các vùng biển riêng và sự có mặt của chúng sẽ không ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh giới các vùng biển của quốc gia có biển. Tuy nhiên, theo quy định của UNCLOS 1982, trong một số trường hợp liên quan đến xác định đường cơ sở, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi cũng có thể trở thành điểm xuất phát hay kéo đến của tuyến đường cơ sở nhưng phải thỏa mãn một số điều kiện sau:

– Khi toàn bộ hay một phần của bãi cạn đó ở cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải.1

– Trên các bãi cạn lúc chìm lúc nổi:

+ Phải có các công trình đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước; hoặc việc vạch các đường cơ sở đó phải đã được cộng đồng quốc tế công nhận (Khoản 1 Điều 13 UNCLOS 1982 và Khoản 4 Điều 7 UNCLOS 1982).

Ngoài các hoàn cảnh đặc biệt trên đây, trong một số trường hợp nhất định, tùy thuộc vào cấu tạo bờ biển và các yếu tố hợp thành mà quốc gia ven biển có thể tính đến việc vạch đường cơ sở cho một số cấu trúc khác như: Mỏm đá (Điều 6 UNCLOS 1982), đảo (Điều 121 UNCLOS 1982)…

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)