1. Hướng dẫn xác định tài sản chung , tài sản riêng ?
Trả lời:
Ở đây, việc hai bạn mới tổ chức đám cưới mà chưa có đăng ký kết hôn thì về mặt xã hội có thể họ hàng, gia đình hai bên đã công nhận hai bạn là vợ chồng nhưng về mặt luật pháp hai bạn vẫn chưa dược coi là đã kết hôn với nhau. Do vậy, tài sản của hai bạn vẫn chưa được coi là tài sản chung của vợ chồng, do vậy mỗi người vẫn có quyền sở hữu đối với phần tài sản riêng của mình, phần tài sản hai bên cùng đóng góp để mua chung thì được coi là tài sản chung theo phần (căn cứ vào từng phần đóng góp của mỗi người). Việc người vợ của bạn mang tòa bộ số tài sản bao gồm cả phần tài sản của anh để bỏ đi là trái với quy định của pháp luật. Anh có thể liên lạc với người đó, giải thích rõ các quy định của pháp luật mà yêu cầu được trả lại phần tài sản thuộc về mình nếu như người này vẫn cố ý không trả thì anh có thể yêu cầu cơ quan công an có thẩm quyền (Cơ quan công an cấp quận huyện) khởi tố vụ án hình sự, bởi với hành vi lấy tài sản của người khác mà tại thời điểm lấy chủ tài sản không hề hay biết việc này thì có thể người này đã phạm vào tội trộm cắp tài sản theo điều 173 BLHS hiện hành, tùy theo số tài sản mà người đó chiếm được mà sẽ bị truy cứu theo một trong các điều khoản sau đây:
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.“
Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi quê ở bến tre, nay tôi có một số thắc mắc nhờ tư vấn giùm để tôi hiểu rõ hơn. Tôi và chồng kết hôn năm 2009, đến năm 2012 tôi và chồng có cất nhà trên phần đất của ông bà do chồng tôi đứng sổ đỏ đến năm 2014 chông tôi có bán phần đất và nhà cho anh chồng nhưng tôi không hay biết, đến nay thì anh chồng tôi đến lấy nhà và đất lại.tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group đất thì chồng tôi đứng sổ đỏ nhưng nhà vẫn là của chung của hai vợ chồng,chồng tôi và anh chồng tôi làm đúng luật không? nếu tôi thưa lại tôi có thắng kiện không? Mong được sự trả lời của Luật sư của LVN Group tôi thành thật biết ơn
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau :
Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Trong trường hợp này , như chị đã tìm hểu thì mảnh đất được coi là tài sản riêng của người chồng nhưng những tài sản như nhà trên đất và các đồ đạc , tài sản trong nhà được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của 2 vợ chồng nên được coi là tài sản chung của anh chị . Do vậy khi tiến hành bán hay chuyển nhượng những tài sản này cần có sự đồng ý bằng văn bản của chị . Trong trường hợp việc mua bán của anh chồng không thông qua chị thì chị có thể yêu cầu tòa án tuyên giao dịch dân sự này là vô hiệu do không đáp ứng đủ điều kiện vè mặt chủ thể giao kết . Theo đó hai bên sẽ phải trả lại cho nhau những gì đã nhận của nhau theo điều 131 bộ luật dân sựu 2015 :
“Điều 131 . Hậu quả pháp lý của Giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
2. Mua đất là tài sản chung của vợ chồng thì cần phải làm như thế nào ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, việc mua bán nhà đất trên giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chữ ký của cả hai vợ chồng vì căn cứ theo quy định của Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng; trường hợp tài sản chung là bất động sản thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng. theo điều 26 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
– Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.
Từ các quy định trên mặc dù có đứng tên một mình bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân vẫn được xác lập là tài sản chung của hai vợ chồng, nên khi bạn bán mảnh đất đó vẫn cần chữ ký của người chồng. Trừ trường hợp chồng bạn có thoả thuận đó là tài sản riêng của bạn hoặc ủy quyền cho bạn bán mảnh đất đó. Để có giấy ủy quyền hợp pháp thì bạn cần viết một tờ giấy ủy quyền và tờ giấy đó cần được đi công chứng tại văn phòng công chứng. Sau khi đã công chứng thành công hợp đồng ủy quyền thì bạn có thể chuyển nhượng mảnh đất đó cho người khác không cần chữ ký của chồng
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 điều 213 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung…”
=> Do đó, đối với phần tài sản chung của hai vợ chồng thì có thể ủy quyền cho người còn lại thực hiện các công việc theo nội dung trong văn bản ủy quyền giữa hai bên. Hình thức và nội dung của văn bản ủy quyền phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Về nội dung của văn bản ủy quyền theo pháp luật: Bộ luật dân sự cũng quy định tại điều 141 cá nhân, tổ chức chỉ được phép thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền. Điều này có nghĩa là trong giao dịch dân sự giữa vợ chồng bạn tùy thuộc vào việc vợ (chồng) được người còn lại ủy quyền thực hiện những công việc gì, ủy quyền tới đâu.
Về hình thức của văn bản ủy quyền: Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, về mặt hình thức, văn bản ủy quyền được lập giữa hai vợ chồng buộc phải được lập thành văn bản. Luật đất đai, luật công chứng hiện hành không quy định việc lập văn bản ủy quyền này có buộc phải công chứng, chứng thực; điều này cũng có nghĩa rằng việc tiến hành ký hợp đồng ủy quyền giữa vợ chồng chỉ cần được lập thành văn bản là đúng pháp luật.
Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng, cần có các giấy tờ sau :
1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền
2. Hộ khẩu của bên ủy quyền
3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền ( Đăng ký kết hôn )
4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
5. Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại (nếu có )
3. Tài sản riêng là nhà nằm trên tài sản chung là đất thì chia như nào ?
Luật sư tư vấn Luật dân sự trực tuyến gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn có để lại cho bạn và em bạn miếng đất mà mảnh đất trên khong đủ điều kiện để tách thửa thì bạn và em bạn có thể thỏa thuận giải quyết theo hai phương án: thứ nhất là bạn hoặc em bạn sở hữu toàn bộ mảnh đất trên và người sở hữu sẽ phải thanh toán đối với phần đất mà người kia được hưởng; thứ hai là bạn và em bạn cùng sinh sống trên mảnh đất này. Trong trường hợp này, khi bạn tiến hành xây nhà vẫn phải được sự đồng ý của em bạn và tài sản là ngôi nhà được xác định là tài sản của bạn nếu toàn bộ ngôi nhà đều do tiền của bạn đóng góp tạo ra, điều này được quy định tại Điều 221 BLDS như sau:
Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
3. Thu hoa lợi, lợi tức.
4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
5. Được thừa kế.
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.
Đối với trường hợp này rất dễ xảy ra tranh chấp do đất thuộc sở hữu chung nhưng tài sản lại là tài sản riêng xây dựng trên đất chung, nếu sau này em bạn cũng có ý định xây nhà trên đất này thì trường hợp sẽ khó giải quyết hơn, nên đối với trường hợp này như chúng tôi đã phân phân tích có hai phương án để bạn lựa chọn khi diện tích đất không đủ để tách thửa thì bạn nên lựa chọn phương án một đó là bạn hoặc em bạn sở hữu toàn bộ mảnh đất trên và người sở hữu sẽ phải thanh toán phần đất mà người kia được hưởng như vậy sẽ giảm thiểu rủi ro cho các bên sau này khi xảy ra tranh chấp.
4. Tư vấn đòi lại tài sản chung vì không có sự đồng ý khi giao dịch ?
Tài liệu kèm theo là: Văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà ông Nguyễn Văn Nhâm đã bán cho ông Trần Văn Ngọc ngày 30/12/2014 mà không có sự đồng ý của người đồng sở hữu đó là bà Trần Thị Lũy, nên giờ tôi muốn hủy hợp đồng mua bán đó. Hiện tại ,ông Trần Văn Ngọc đã tự ý xây dựng bờ móng kiên cố và đang có ý định làm nhà trên miếng đất tranh chấp đó nên tôi đã đưa đơn khiếu lại ra phường nhằm giải quyết những tranh chấp, nhưng trong thời gian tranh chấp anh Ngọc vẫn làm nhà tạm trên miếng đất và sống ở đó nhưng phường không giải quyết và không hẹn thời gian giải quyết.
>> Luật sư tư vấn luật dân sự đòi lại tài sản chung, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Trường hợp của bạn, việc bạn muốn hủy hợp đồng mua bán của ông Nguyễn Văn Nhâm và ông Trần Văn Ngọc với đối tượng của hợp đồng là mảnh đất là tài sản chung của bà Trần Thị Lũy và ông Nguyễn Văn Nhâm mà tránh va chạm là điều không thể. Bởi để có thể bảo vệ được quyền lợi của đồng chủ sở hữu là bà Trần Thị Lũy thì cần phải có sự can thiệp của Tòa án.
Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của nhiều người khi được đưa vào các giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu. Trong trường hợp này, ông Nhâm khi đưa mảnh đất là tài sản chung với bà Lũy đã không hỏi ý kiến của bà Lũy, do đó, hợp đồng chuyển nhượng này sẽ không được pháp luật công nhận, bà Lũy hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng này vô hiệu.
Nếu như bà Lũy đã nộp đơn khiếu nại lên UBND phường 12 nhưng không được giải quyết thì bà Lũy có thể gửi đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán giữa ông Nhâm và ông Ngọc vô hiệu. Kèm theo đơn yêu cầu bà Lũy phải đưa ra các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của bà, đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Nhâm và bà Lũy, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nhâm và ông Ngọc không có sự đồng ý của bà Lũy… Đơn yêu cầu này bà Lũy phải gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất là tài sản chung của ông Nhâm và bà Lũy.
Khi có đơn yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc này, hệ quả của việc tuyên hợp đồng vô hiệu là các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Ông Nhâm sẽ hoàn trả cho ông Ngọc số tiền đã nhận, ông Ngọc sẽ trả đất cho ông Nhâm, đồng thời nếu trên đất mà ông Ngọc đã có công sức xây dựng hay tôn tạo mảnh đất thì ông Nhâm sẽ phải thanh toán cho ông Ngọc giá trị công sức của ông Ngọc.
Trân trọng./.
5. Tư vấn về quyền hưởng thừa kế tài sản chung của cha mẹ ?
>> Luật sư tư vấn Luật Dân sự về thừa kế tài sản chung gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội thì:
“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Như vậy, theo như quy định trên, kể từ ngày bố của bạn mất thì mẹ bạn có quyền quản lý khối tài sản chung trên. Tuy nhiên, nếu bạn và các anh chị của bạn có yêu cầu chia di sản thừa kế thì lúc này mẹ bạn phải thực hiện thủ tục chia di sản cho bạn và các anh chị. Theo đó, khối tài sản là nhà và đất đứng tên cả bố của mẹ bạn về cơ bản sẽ được chia đôi, mẹ bạn có quyền sở hữu đối với một nửa khối tài sản trên, và một nửa số tài sản thuộc phần của bố bạn được xác định là di sản thừa kế. Bởi, mặc dù ngôi nhà là do bố bạn xây dựng, nhưng việc xây dựng ngôi nhà trong thời kỳ hôn nhân hoặc trước khi hôn nhân nhưng bố bạn đã đồng ý để mẹ bạn cùng đứng tên trong giấy tờ sở hữu chứng tỏ bố bạn đã muốn hợp nhất tài sản riêng trên vào tài sản chung của vợ chồng.
Vì bố bạn mất không để lại di chúc nên việc chia di sản này sẽ tiến hành chia theo pháp luật. Theo đó, mẹ bạn, bạn và 2 chị em gái đều được xác định là hàng thừa kế thứ nhất. Như vậy, đối với phần di sản của bố bạn sẽ được chia thành 4 phấn: trong đó, mẹ bạn một phần, và mỗi chị em gái nhận được một phần. Bởi đối với việc các chị gái đã đi lấy chồng và tách khẩu hay chưa không làm ảnh hưởng dến quyền thừa kế của họ, vì pháp luật về thừa kế chỉ cần xác định có quan hệ cha – con, mẹ – con và thuộc vào diện thừa kế thì những người này sẽ được hưởng thừa kế.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
Trân trọng ./.
Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group