Cán cân thanh toán (balance of payment – BOP) là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới (nước ngoài). Theo quy ước, các giao dịch dẫn đến việc cư dân, tổ chức nước ngoài trả tiền cho cư dân và tổ chức trong nước được ghi “có” hoặc đánh dấu cộng, còn các giao dịch dẫn đến việc cư dân và tổ chức trong nước trả tiỀn cho cư dân, tổ chức nước ngoài được ghi “nợ” hoặc đánh dấu trừ. Các giao dịch ghi trong cán cân thanh toán thường được chia thành 4 mục cơ bản với những nội dung như sau:

Tài khoản vãng lai (Current Account – CA) ghi chép các hoạt động:

Trao đổi hàng hoá (xuất và nhập khẩu hàng hoá), còn gọi là cán cân thương mại hay cán cân hữu hình; 2) Trao đổi địch vụ (các dịch vụ phì nhân tố như du lịch, vận chuyển, bảo hiểm, ngân hàng), còn gọi là cán cân dịch vụ hay cán cân vô hình; 3) Thu nhập chuyển về nước, tức thu nhập từ việc cung ứng các dịch vụ nhân tố thuộc sở hữu của nước ngoài, nhưng dang hoạt động ỏ nền kinh tế trong nước hoặc cho các dịch vụ nhân tố thuộc sở hữu trong nước, nhưng đang hoạt động ở nước ngoài; và 4) Chuyến giao quốc tế, ví dụ quà tặng, quà biếu cho người nước ngoài hoặc từ nước ngoài, viện trợ cho không, lệ phí, đóng góp cho các tổ chức quốc tế.

Tài khoản vốn (Capital Account – KA) ghi chép các khoản: 1) tín dụng ngắn hạn như tủi dụng thương mại, tín dụng hỗ trợ cán cân thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế hay các nước khác; và 2) tín dụng dài hạn như các khoản đi vay, cho vay dài hạn của chính phủ và tư nhân, bao gồm cả viện trỢphát triển chính thức (phần cho vay) và đầu tư nước ngoài.

III. Dự trữ chính thức (Official Reserve – OR); còn gọi là tài trợ chính thức hay giao dịch bù trừ, bao gồm các khoản mua bán ngoại tệ, giao dịch của ngân hàng trung ương với các cá nhân, tổ chức tư nhân và cơ quan tiền tệ trong nước và nước ngoài.

/1′. Sứt sá’ rà bà sốt (Errors and Omisions – EO); ghi chép các sai số phát sinh do chênh lệch về tỷ giá hối đoái tại các thời điểm khác nhau và sai số thống kê (thực chất đây là khoản mục cân đối).