1. Căn cứ chứng minh đủ điều kiện về quyền nuôi con sau khi ly hôn ?
Chào Luật sư của LVN Group ! Tôi và chồng đã thuận tình ly hôn và có quyết định của toà án. Tôi đc quyền nuôi con vì con tôi dưới 1 tuổi. Nhưng trong quyết định của toà án ghi là tôi nuôi con đến khi con đủ 18 tuổi hoặc có sự thay đổi khác của pháp luật. Vì vậy tôi rất lo khi con đủ 3 tuổi chồng tôi sẽ giành quyền nuôi con.
Tôi không hề muốn vì điều kiện gia đình nhà chồng tôi khó khăn, chồng tôi còn phải lo cả cho bố mẹ chồng. Hơn nữa nếu chồng tôi mà lấy vợ nữa thì con tôi sẽ rất khổ. Vì vậy tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group là chồng tôi có thể thay đổi được người trực tiếp nuôi con hay không? Tôi rất sợ chồng tôi sẽ làm việc tắt với bên toà án và giành đc quyền đó. Tôi hiện đang làm kế toán, bố mẹ đẻ tôi đều là bộ đội. Điều kiện gia đình tôi tốt hơn để lo cho con tôi ?
Mong Luật sư của LVN Group giải đáp. Tôi xin cám ơn.
Trả lời:
Theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Thủ tục đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn khởi kiện (theo mẫu).
2. Bản án ly hôn.
3. Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực).
4. Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).
5. Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Theo quy định trên thì có thể thấy, chồng bạn có quyền yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên Tòa án chỉ giải quyết khi có một trong các căn cứ: cha, mẹ có thỏa thuận thay đổi hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được hiểu bao gồm:
+ Điều kiện kinh tế: Có việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập của con…có chỗ ở ổn định. các yếu tố này sẽ được xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của cha mẹ. Như vậy bạn phải chứng minh được bạn có điều kiện về tài chính hơn so với chồng bạn, và mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng và học tập, vui chơi cho bé.
+ Điều kiện nhân thân: Có lối sống lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, sống gương mẫu,…đảm bảo con có thể sống trong môi trường văn minh. Có thời gian chăm sóc con,…dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.
Trong trường hợp của bạn: Bạn phải chứng minh được bạn có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, tạo điều kiện cho bé vui chơi, giải trí, từ trước tới giờ bạn là người luôn quan tâm, yêu thương bé. Như vậy bạn vẫn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bé và có điều kiện tài chính hơn so với chồng. Thì bạn vẫn được quyền nuôi cháu đến khi 18 tuổi.
>> Tham khảo ngay: Muốn giành quyền nuôi con thì phải chứng minh điều kiện gì?
2. Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn ?
Sau khi ly hôn, căn cứ vào thỏa thuận của cha mẹ và quyền lợi về mọi mặt của con, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Tuy nhiên, người trực tiếp nuôi con có thể được thay đổi nhưng phải dựa trên một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Như vậy vợ chồng bạn sẽ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, nếu thỏa thuận thành công, bạn có thể gửi đơn yêu cầu công nhận thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để được giải quyết. Nếu vợ bạn không đồng ý thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn có thể gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn cư trú để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, trong đơn bạn phải chứng minh được vợ bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con. Điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được hiểu bao gồm:
+ Điều kiện kinh tế: Có việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo cho việc sinh hoạt, học tập của con…có chỗ ở ổn định. Điều kiện để con vui chơi, học tập, giải trí.
+ Điều kiện nhân thân: Có lối sống lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, sống gương mẫu,…đảm bảo con có thể sống trong môi trường văn minh. Có thời gian chăm sóc con
Do vậy, bạn chứng minh được mình có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con và chứng minh được vợ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án có thể giải quyết thay đổi quyền nuôi con.
Thủ tục đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn khởi kiện (theo mẫu).
2. Bản án ly hôn.
3. Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực).
4. Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).
5. Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho anh. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/ huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án thì Tòa án sẽ thụ lí vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
>> Xem thêm: Chỉ ở nhà nội trợ thì có được giành quyền nuôi con ?
3. Điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn?
Chào Luật sư của LVN Group. Cho em hỏi là nếu lương thấp hơn thì ly hôn có giành được quyền nuôi con không ạ. Vấn đề của em là hiện tại chồng em đang bị gẫy chân do tai nạn giao thông chưa đi lại được và có bị chấn thương sọ não nên giờ chồng em rất nóng tính hay chửi em, đuổi em ra khỏi nhà.
Trước khi bị tai nạn em có phát hiện ông có tin nhắn của 1 người phụ nữ đòi ông gửi tiền mua quà (không biết như thế có gọi là ngoại tình được không). Lúc đó em cũng muốn ly hôn ngưng vì con nên em bỏ qua. Nhưng giờ ông rất hay chửi rủa em, em không thể chịu đựng nữa. Em muốn ly hôn nhưng không biết có thể giành được quyền nuôi con không. Mà ông bị trấn thuơng sọ não thì có giải quyết ly hôn được không ạ ?
Cảm ơn!
Trả lời:
Thứ nhất, về vấn đề bạn muốn ly hôn. Trong trường hợp này, việc ly hôn của bạn được giải quyết theo quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên hay ly hôn đơn phương. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, để được giải quyết cho ly hôn đơn phương, bạn phải chứng minh được chồng bạn có các hành vi bạo lực gia đình hoặc hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của chồng làm cho cuộc hôn nhân của bạn lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thêm được nữa vì những mục đích chung đã không còn, không thể đạt được. Ngoài ra, thông tin bạn cung cấp về việc chồng bạn có dấu hiệu của việc ngoại tình thì bạn cần tìm được những chứng cứ cụ thể hơn, mang tính thuyết phục hơn nữa, nếu đúng là chồng bạn có hành vi ngoại tình thì đó sẽ là một căn cứ quan trọng xác định việc chồng bạn vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của chồng và vi phạm nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình. Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ bạn cung cấp để quyết định giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương của bạn.
Thứ hai, về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn.
Luật Hôn nhân và gia đình, tại Điều 81 quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, nguyên tắc xác định quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn là đảm bảo tốt nhất quyền lợi về mọi mặt cho con. Hai trường hợp đặc biệt là con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi; trường hợp con từ đủ 07 tuổi thì phải xét nguyện vọng của con nhưng vẫn phải bám sát nguyên tắc bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho con. Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào một số tiêu chí sau để xem xét điều kiện nuôi con của bạn:
– Điều kiện về vật chất: chỗ ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập dành cho con, thông thường sẽ căn cứ vào tình trạng nhà ở của bạn, tài sản, thu nhập hàng tháng của bạn,…
– Điều kiện về môi trường sống: đặc điểm gia đình ( ví dụ như gia đình có giáo dục nghiêm khắc, quy củ, người thân trong gia đình yêu thương, quan tâm nhau…), môi trường sống xung quanh ( an ninh tốt, khu tập thể văn minh, không tệ nạn…),..
– Điều kiện về tinh thần: quỹ thời gian dành cho con, cách giáo dục con,…
Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện trên để xem xét quyết định giao con cho vợ hoặc chồng sau khi ly hôn. Do vậy bạn cần chứng minh được răng mình có đủ điều kiện tốt hơn chồng để nuôi con, ví dụ như có sức khỏe tốt, thu nhập ổn định, gia đình có ông bà ngoại thương yêu cháu, và đặc biệt là bạn có thời gian dành cho con, chăm sóc con tốt hơn chồng bạn,…Mặt khác chồng bạn thì hiện sức khỏe không được tốt, hay cáu gắt,…thì việc để con sống trong môi trường như vậy sẽ không tốt cho con. Tòa sẽ căn cứ vào mọi mặt để quyết định người được quyền nuôi con, nên việc bạn phải làm là chứng minh được rằng bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để giành được quyền nuôi con.
Thứ ba, về vấn đề năng lực tham gia tố tụng của chồng bạn.
Theo như thông tin bạn cung cấp, chồng bạn bị chấn thương sọ não nhưng vẫn nhận thức bình thường (còn thường xuyên chửi bới bạn) thì có tiến hành ly hôn được không? Trường hợp này của chồng bạn không thuộc các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự (vì phải có quyết định của Tòa án) do đó chồng bạn hoàn toàn có thể tham gia tố tụng tại tòa để giải quyết ly hôn.
>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn, người cha có quyền nuôi con?
4. Điều kiện để giành lại quyền nuôi con khi vợ đi xuất khẩu lao động?
Xin chào Luật sư của LVN Group Công ty Luật LVN Group, em có câu hỏi sau mong các Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em: Vợ chồng nhà anh nhà em ly hôn được 01 năm rồi. Vợ nhận nuôi hai cháu không cần trợ cấp. Giờ cô ấy sinh thêm một cháu nữa ngoài giá thú sau khi ly hôn. Mà nhà em không được thăm nom hay đón cháu về chơi. Hiện nay, cô ấy không đủ khả năng nuôi ba cháu nên cô ấy để con cho ông bà ngoại đã già chăm sóc và đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Gia đình em có thể làm đơn giành lại quyền nuôi và dạy dỗ cháu học hành được không? Hiện tại công việc và đời sống cùng chỗ ở tốt, kinh tế đủ nuôi cháu ăn học ?
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân về quyền nuôi con sau ly hôn, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.
Căn cứ theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Căn cứ Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng anh trai của bạn đã ly hôn được một năm, chị vợ của anh ấy không cho anh ấy được thăm nom, chăm sóc các con là không đúng quy định của pháp luật vì kể cả sau khi ly hôn thì anh trai của bạn cũng vẫn còn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người cha đối với các con, chị vợ anh ấy không có quyền hạn chế quyền này của anh ấy. Trừ trường hợp, chị vợ anh trai bạn có đầy đủ căn cứ chứng minh về việc chồng cũ có hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chị ấy có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của anh trai bạn mà không trái quy định của pháp luật.
Điều kiện để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
Trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Do đó, nếu anh trai của bạn có nguyện vọng, có nhu cầu muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì anh ấy có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Căn cứ những thông tin bạn cung cấp, vợ chồng nhà anh nhà em ly hôn được 01 năm rồi. Vợ nhận nuôi hai cháu không cần trợ cấp. Giờ cô ấy sinh thêm một cháu nữa ngoài giá thú sau khi ly hôn. Mà gia đình bên nội không được thăm nom hay đón cháu về chơi. Hiện nay, chị vợ anh trai bạn không đủ khả năng nuôi ba cháu nên cô ấy để con cho ông bà ngoại đã già chăm sóc và đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Có nghĩa, tại thời điểm hiện nay, chị vợ anh trai bạn đã đi làm ăn xa nhà, không còn đủ khả năng để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu nên anh trai bạn có quyền nộp đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Đồng thời, anh trai bạn cũng cần chứng minh anh ấy đủ điều kiện và đủ khả năng tài chính, kinh tế, đủ thời gian để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.
Lưu ý: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Cháu có nguyện vọng ở với ai thì Tòa án sẽ ưu tiên cho người đó nuôi dưỡng cháu nhưng người này phải có đủ khả năng, đủ điều kiện để đảm bảo được đầy đủ các quyền và lợi ích tốt nhất cho con.
>> Tham khảo ngay: Hai vợ chồng đã tổ chức lễ cưới (không đăng ký kết hôn) thì đăng ký khai sinh cho con như thế nào ? Quyền nuôi con thuộc về ai theo luật ?
5. Điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ, quyền nuôi con khi tiên hành ly hôn ?
Thưa Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi : vợ chồng tôi kết hon được 4 năm , đã có con hơn 3 tuổi. Chuyện là tôi khi lấy nhau về rồi sinh con được gần 2 tuổi bố mẹ chồng cho tôi đi học tiếp ; trong thời gian tôi đi học tiếp tôi đã có mối quan hệ với người khác nhưng do tôi bị cưỡng ép nhưng tôi đã chấm dứt mối quan hệ đó trong thời gian ngắn. Được khoảng 1 năm chồng tôi biết được chuyện nhưng tôi đã khai báo va viết giấy khai với gia đình chồng.
Nhưng thời gian đó chồng tôi đã đánh đập nhiều lần và những lời lẽ khó nghe thiếu tôn trọng gia đình mẹ đẻ tôi, thời gian bắt đầu kết hon chồng tôi cũng đã đánh đập vô lí rất nhiều lần va ko quan tâm mấy đến mẹ con tôi. Giờ tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi con có được ko? Vợ chồng tôi đều không có công việc đang ăn bám bố mẹ chồng ?
Cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Theo thông tin bạn nêu trên thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:
Nếu như trong cuộc hôn nhân của bạn đã không còn được hạnh phúc, chồng bạn thường quyên ghen tuông hoặc ngay cả khi mới kết hôn chồng bạn đã có hành vi đánh bạn vô cớ, không quan tâm chăm sóc con bạn và bạn, bạn cũng không còn tình cảm với chồng bạn thì bạn có quyền lựa chọn ly hôn hoặc không ly hôn. Việc yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn là một quyền của bạn, nhưng chồng bạn không đồng ý giải quyết ly hôn việc chồng bạn có hành vi bạo hành đối với bạn chỉ là do ghen tuông thì bạn phải thực hiện việc ly hôn đơn phương còn nêu chồng bạn đồng ý thì bạn sẽ giải quyết thuận tình ly hôn.
Cách tốt nhất để bạn có thể giải quyết nhanh chóng thì bạn và chồng bạn sẽ giải quyết thuận tình ly hôn. Đối chiếu với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời gian giải quyết thuận tình ly hôn thời gian tối đa là 3 tháng, đây chỉ là thời gian tối đa, việc của bạn có thể được giải quyết nhanh hơn từ 15 đến 20 ngày kể từ thời điểm thụ lý vụ việc ly hôn của bạn. Trong khi đơn phương ly hôn thời gian giải quyết tối đa là 6 tháng kể từ thời điểm thụ lý vụ việc ly hôn của bạn.
Khi bạn muốn ly hôn thì bạn sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp cho tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc của bạn, hồ sơ gồm:
– Đơn ly hôn ( Đơn ly hôn thuận tình hoặc đơn ly hôn đơn phương: viết tay hoặc xin mẫu đơn ở tòa án);
– Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của cả vợ và chồng ( bản sao chứng thực);
– Giấy khai sinh của con ( Bản sao chứng thực);
– Giấy tờ có liên quan đến tài sản ( Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy đăng ký xe …..);
– Các tài liệu khác ( nếu có).
Khi bạn nộp đơn: trước kia pháp luật quy định bắt buộc phải tiến hành hòa giải tại cơ sở nhưng hiện tại thì việc hòa giải theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đinh chỉ quy định khuyến khích thôi. Nên bạn muốn giải quyết nhanh thì bạn phải nộp trực tiếp ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang đăng ký tạm trú, thường trú hoặc làm việc nếu bạn ly hôn đơn phương còn nếu bạn thuận tình ly hôn thì bạn có thể nộp đơn lên một trong hai bên: bên vợ hoặc bên chồng đang đăng ký tạm trú, thường trú hoặc làm việc đều đươc. ( Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)
Nếu bạn ly hôn đơn phương thì bạn sẽ phải buộc có căn cứ về việc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình, hành vi ngoại tình, việc sống ly thân …. hoặc hành vi khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng trong mối quan hệ của vợ và chồng dẫn đến mục đích của cuộc hôn nhân của bạn không đạt đươc thì tòa án mới nhận đơn và giải quyết vụ việc của bạn.
Ngoài lý do ly hôn ở phần đầu tiên, thì bạn sẽ phải nêu tiếp đến phần thông tin của con bạn về họ tên, tuổi, địa chỉ thường trú….. hiện cháu nhà bạn đã trên 36 tháng tuổi nên bạn đã hết thời gian để được quyền ưu tiên về việc giành quyền nuôi con, tòa án sẽ phải dựa trên điều kiện của cả cha và mẹ xem ai đảm bảo đủ cuộc sống tốt hơn cho con sau này, từ vấn đề kinh tế là thu nhập của hai vợ chồng của ai cao hơn, nơi ở ổn định hơn…… các điều kiện khác để đảm bảo cho con. Nếu bạn chứng minh được điều kiện tốt hơn thì bạn hoàn toàn giành được quyền nuôi con của bạn.
>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con có được không ? Cần chứng minh những gì để tòa phán quyết cho quyền nuôi con ?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group