Nhưng mà cơ quan tôi không có tiền phụ cấp, nghĩa là từ khi tôi vào làm 2013 thi lương tôi bằng lương hiện tại bây giờ 10/2015.
2. Từ 2016 đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương và phụ cấp có đúng không?
ví dụ; hệ số 2,34 x 1.150.000=2691000 đồng thì tôi đóng BHXH với lương cơ bản 2691000 năm 2015. Giả sử đối với năm 2016 tổng thu nhập = lương cơ bản + lương thâp niên + tiền ăn trưa + tiền trực tiếp giảng dạy = 5673000 có phải tôi đóng bảo hiểm xã hội 8% của 5673000 không? Cơ sở pháp lý?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn của công ty luật LVN Group, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Bộ luật Lao động năm 2012.
Nghị định 17/2015/NĐ-CP Quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống
2. Nội dung phân tích:
Luật BHXH mới có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Tỉ lệ đóng BHXH sẽ không thay đổi nhưng nền tiền lương đóng BHXH từ 01/01/2016 có sự thay đổi, cụ thể tại Khoản 1 Điều 89 Luật BHXH 2014:
“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở”.
Theo đó, Khoản 1 Điều 21 Nghị định 05/2015/ NĐ – CP có quy định về mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:
“Điều 21. Tiền lương
Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Tiền lương tăng thêm tại Khoản 1 Điều này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và tính các loại phụ cấp lương.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì tiền lương tăng thêm 8% đó không dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật lao động – Công ty luật LVN Group
Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất
Bài viết cùng chủ đề
Nhưng mà cơ quan tôi không có tiền phụ cấp, nghĩa là từ khi tôi vào làm 2013 thi lương tôi bằng lương hiện tại bây giờ 10/2015.
2. Từ 2016 đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương và phụ cấp có đúng không?
ví dụ; hệ số 2,34 x 1.150.000=2691000 đồng thì tôi đóng BHXH với lương cơ bản 2691000 năm 2015. Giả sử đối với năm 2016 tổng thu nhập = lương cơ bản + lương thâp niên + tiền ăn trưa + tiền trực tiếp giảng dạy = 5673000 có phải tôi đóng bảo hiểm xã hội 8% của 5673000 không? Cơ sở pháp lý?
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn luật lao động gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn của công ty luật LVN Group, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Bộ luật Lao động năm 2012.
Nghị định 17/2015/NĐ-CP Quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống
2. Nội dung phân tích:
Luật BHXH mới có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016. Tỉ lệ đóng BHXH sẽ không thay đổi nhưng nền tiền lương đóng BHXH từ 01/01/2016 có sự thay đổi, cụ thể tại Khoản 1 Điều 89 Luật BHXH 2014:
“Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở”.
Theo đó, Khoản 1 Điều 21 Nghị định 05/2015/ NĐ – CP có quy định về mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác:
“Điều 21. Tiền lương
Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:
a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh;
c) Các khoản bổ sung khác là khoản tiền bổ sung ngoài mức lương, phụ cấp lương và có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động, trừ tiền thưởng, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ, trợ cấp của người sử dụng lao động không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động”.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Tiền lương tăng thêm tại Khoản 1 Điều này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và tính các loại phụ cấp lương.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì tiền lương tăng thêm 8% đó không dùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật lao động – Công ty luật LVN Group