1. Bàn luận về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự ?

Để đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật đòi hỏi sự hướng dẫn chính thức từ Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan. Sau đây tôi xin đưa ra một số ý kiến xoay quanh quy định này.

Trước tiên, tôi sẽ đưa ra quy định của khoản 3 – Điều 29 – Bộ luật Hình sự năm 2015:

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo quy định này nhận thấy một số vấn đề sau:

– Cơ sở phát sinh căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 3 – Điều 29:

Tội phạm được thực hiện là tội nghiêm trọng do vô ý hoặc tội ít nghiêm trọng (có thể là vô ý hoặc cố ý). Việc gây thiệt hại này phải xâm phạm các khách thể: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.

– Điều kiện được miễn trách nhiệm hình sự:

Một là người phạm tội phải tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;

Hai là được bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ tự nguyện hòa giải;

Ba là phải được bên bị hại đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015 lại không quy định rõ thời điểm nào và do cơ quan nào sẽ quyết định miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, tôi sẽ đi vào ví dụ của tác giả Hồ Ngọc Thảo – Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên trong bài viết “Cần hướng dẫn về miễn trách nhiệm hình sự tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự năm 2015 đăng trên tạp chí Kiểm sát online ngày 23/01/2018.

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: A điều khiển xe mô tô lấn phần đường bên trái, tông vào xe mô tô do B điều khiển đi ngược chiều làm B chết. Xét hành vi của A đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 BLHS 2015. Do A đã kịp thời bồi thường thiệt hại cho gia đình B 150 triệu đồng; được người đại diện hợp pháp của B tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự nên A có đủ điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự.

Theo tác giả Dương Tấn Thanh – Tòa án nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trong bài viết “Trao đổi bài viết “cần hướng dẫn về miễn trách nhiệm hình sự tại khoản 3 Điều 29 BLHS 2015”” ngày 23/02/2018 trên tạp chí kiểm sát online đã đưa ra hai quan điểm hiện nay xoay quanh ví dụ này:

– Quan điểm thứ nhất: Trước khi miễn trách nhiệm hình sự đối với A thì phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra rồi sau đó mới ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra đối với A.

– Quan điểm thứ hai: đối với trường hợp của A không cần thiết phải khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can rồi mới ra quyết định đình chỉ để miễn trách nhiệm hình sự.

Đối với hai quan điểm này hiện nay còn rất nhiều tranh luận do sự không thống nhất trong cách hiểu. Mỗi quan điểm đưa ra đều có cơ sở: quan điểm thứ nhất cho rằng khoản 3- Điều 29 chỉ là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự mà không phải là đương nhiên miễn trách nhiệm hình sự; còn quan điểm thứ hai cho rằng do không có quy định nên khi áp dụng pháp luật bất kỳ cơ quan tiến hành tố tụng nào cũng có quyền cho phép miễn trách nhiệm hình sự.

Dưới góc độ cá nhân, tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

Như đã đề cập ở trên, miễn trách nhiệm hình sự phải có căn cứ và Bộ Luật hình sự hiện nay đã quy định rõ. Tuy nhiên thiếu sót ở đây là chưa đưa ra ở thời điểm nào mới được áp dụng quy định này. Quay trở lại vấn đề phân chia ngành luật thì luật được chia thành Luật nội dung và luật hình thức. Luật nội dung ở đây là Bộ luật hình sự quy định về tội phạm, các biện pháp trừng phạt tội phạm và các quy định có liên quan mà cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng khi giải quyết vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự là luật hình thức quy định về cách thức, trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng, theo đó BLTTHS quy định vụ án hình sự trải qua các giai đoạn:xác minh ban đầu – khởi tố – điều tra – truy tố – xét xử…Trong mỗi giai đoạn lại có một cơ quan phụ trách với sự phối hợp với cơ quan khác. Giai đoạn khởi tố – điều tra cơ quan điều tra giữ vai trò chính; giai đoạn truy tố cơ quan Viện kiểm sát giữ vai trò chính và giai đoạn xét xử do Tòa án.

Điều này có nghĩa trong mỗi giai đoạn giải quyết vụ án hình sự cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự thì sẽ ra quyết định tương ứng. Cho nên theo tôi khoản 3 – Điều 29 sẽ được áp dụng cả khi chưa có quyết định khởi tố vụ án. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp vụ việc có tính chất ít nghiêm trọng bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội thường thương lượng, hòa giải nội bộ mà không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, tôi cho rằng cách hiểu thứ hai là có cơ sở.

Trên đây là quan điểm cá nhân của tôi về một số quan điểm hiện nay đối với khoản 3 – Điều 29 – BLHS năm 2015: căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. Do quy định pháp luật chưa có giải thích rõ ràng nên rất mong trao đổi kinh nghiệm từ Quý bạn đọc.

Trường hợp cần trao đổi ý kiến vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trân trọng./.

2. Mẫu quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi

Luật LVN Group giới thiệu Các biểu mẫu trong tiến hành tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (Ban hành kèm theo Thông tư số: 61/2017/TT-BCA ngày 14 tháng 12 năm 2017 quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự).

2.1 Mẫu quyết định miễn TNHS với người dưới 18 tuổi (Mẫu số 230 BH)

………………………………

……………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:………………..

……………………………., ngày ……… tháng ……… năm………….

QUYẾT ĐỊNH MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

Tôi: …………………………………………………………………………………………………….

Chức vụ:

Căn cứ Quyết định khởi tố bị can số: ……………… ngày ……… tháng …….. năm…………

của……………………………………………………………………………………………………..

đối với bị can ……………………………………………………………………………………….

về tội: ………………………………………………………………………………………………….

…………………………….. quy định tại khoản ………. Điều …………. Bộ luật hình sự.

Xét thấy(*)

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Căn cứ Điều 92 Bộ luật Hình sự;

Căn cứ Điều 36 và Điều 426 Bộ luật Tố tụng hình sự,

QUYẾT ĐỊNH:

Miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi:

Họ tên: ………………………………………………………………………. Giới tính:…………

Tên gọi khác:………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày………….tháng………..năm……………… tại:…………………………………….

Quốc tịch:……………………..; Dân tộc:……………………..; Tôn giáo: …………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………….

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……………………………………………………………..

cấp ngày…………..tháng ……… năm …………………… Nơi cấp:………………………

Nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát………………………………………………………

Nơi nhận:

– VKS ……………………………………………….

– Người được miễn trách nhiệm hình sự;

– Cha, mẹ/người đại diện hợp pháp của

người được miễn trách nhiệm hình sự;

– Hồ sơ 02 bản.

………………………………………………

(*) Ghi rõ căn cứ xác định người dưới 18 tuổi đủ điều kiện được miễn trách nhiệm hình sự

quy định tại Điều 92, khoản 1 Điều 93, khoản 1 Điều 94, khoản 1 Điều 95 BLHS.

3. Các trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, có 02 trường hợp miễn trách nhiệm hình sự. Đó là đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự và có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự

Đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự là trường hợp, một người có hành vi phạm tội sẽ được xem xét miễn TNHS mà không cần có bất kỳ một điều kiện nào khác kèm theo khi có các căn cứ thỏa mãn quy định này.

Các trường hợp đương nhiên miễn trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại Điều 16, khoản 1 Điều 29 BLHS và khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Cụ thể, phải miễn TNHS cho người phạm tội khi thuộc các căn cứ sau:

– Thứ nhất, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

– Thứ hai, khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

– Thứ ba, khi có quyết định đại xá.

– Thứ tư, người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn TNHS.

Trường hợp này được quy định cụ thể tại Tội gián điệp theo quy định khoản 4 Điều 110 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, người đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiềm vụ được giao mà tự thú, thành khẩn khai báo thì đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự.

Thời Hiệu Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Là Gì? - Luật DFC

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191

4. Người dưới 18 tuổi phạm tội cố ý gây thương tích có bị phạt tù không?

Em và bạn trai (16 tuổi) đang đi chơi trong công viên thì người yêu cũ của em đến trêu ghẹo, bạn trai em đã cầm gạch đánh người này đẫn đến thương tích 13%. Mặc dù, bạn trai em đã thành khẩn khai báo, bồi thường thương tích nhưng Tòa vẫn quyết định hình phạt đối với bạn trai là phạt tù 1 năm. Việc xử lý của Tòa án như vậy có đúng không thưa Luật sư?

Luật sư tư vấn như sau:

Có thể thấy, bạn trai bạn đã có hành vi dùng hung khí là viên gạch đập vào ngực người yêu cũ bạn làm anh ta bị đau, tức ngực và ngất tại chỗ. Kết quả anh ta được đưa đi bệnh viện và kết quả giám định thương tật là 13%. Do vậy,hành vi này cấu thành tội cố ý gây thương tích được quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. Bạn trai bạn năm nay 17 tuổi nên phải chịu trách nhiệm Hình sự ( Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hìn sự 2015 quy định “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác” ).

Xét thấy, bạn trai bạn đã thành khẩn khai báo, bồi thường thương tích, khắc phục hậu quả, có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật này nhưng chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 91 Bộ Luật Hình sự năm 2015. Bạn trai bạn phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, độ tuổi là 17 nên theo Điểm a, Khoản 2 Điều 91 thì sẽ không được miễn trách nhiệm hình sự. Do đó, việc xử lý của Tòa án là đúng quy định của pháp luật.

5. Người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục phải đảm bảo những quy tắc gì?

Người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự bị áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục phải làm bản cam kết về việc chấp hành các nghĩa vụ và gửi cho người trực tiếp giám sát, giáo dục.

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 37/2018/NĐ-CP về hướng dẫn biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự có quy định về những nội dung mà người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự phải cam kết bao gồm:

– Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định của địa phương nơi cư trú; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; nghiêm túc sửa chữa sai phạm;

– Tham gia Chương trình học văn hóa, dạy nghề hoặc lao động do địa phương tổ chức phù hợp với Điều kiện, hoàn cảnh của mình;

– Tham gia các Chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;

– Trình diện khi được yêu cầu.

Ngoài ra, đối với người được giám sát, giáo dục trong trường hợp áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng thì ngoài các nội dung nêu trên còn phải cam kết hoàn thành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có).

Trên đây là nội dung giải đáp về những nội dung phải cam kết của người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự bị áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục.

Trường hợp cần trao đổi ý kiến vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trân trọng!