1. Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con ?

Chào Luật sư của LVN Group LVN Group, xin hỏi: Tôi lập gia đình năm 2008, đến cuối năm 2009 có với nhau 01 cháu trai, sau thời gian chung sống chúng tôi đã không thể tiếp tục cuộc sống hôn nhân với nhiều nguyên nhân khác nhau và ly thân từ năm 2011. Đầu năm 2014 chúng tôi ly hôn, hai bên thỏa thuận cháu sẽ ở với mẹ.
Năm 2015 tôi lập gia đình mới, nhưng xét thấy gia đình vợ cũ của tôi không có nhiều điều kiện chăm lo cho con tôi và cô ấy không có việc làm ổn định, bố mẹ cô ấy lại già yếu chỉ ở nhà nên tôi muốn được thay đổi quyền nuôi con.
Vậy tôi cần những thủ tục gì ? Và phải làm như thế nào?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình : 1900.0191

Trả lời:

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 84, Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Dựa vào quy định trên, bạn có thể viết đơn yêu cầu gửi đến tòa án để thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, khi yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn cần có một trong những yêu cầu sau:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

-> Với những thônng tin bạn cung cấp hiện nay vợ cũ của bạn không còn đủ điều kiện để nuôi cháu có căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp bạn có yêu cầu Tòa án giải quyết thì vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 3, Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2004(Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11). Cụ thể:

“Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án…

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.”

Để yêu cầu tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn cần nộp đơn nêu rõ nhu cầu muốn giành quyền nuôi con với các lý do chứng minh người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con.

Mẫu đơn khởi kiện, bạn làm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.

Hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện gồm:

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ;

– Các giấy tờ chứng minh về nhân thân người khởi kiện, người bị kiện (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy tờ xác nhận nơi cư trú…)

– Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc ly hôn;

– Giấy khai sinh của con;

– Bản kê các tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện (có ghi rõ số lượng bản gốc, bản sao). Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Thủ tục bảo lãnh nhận nuôi con riêng của vợ sang đài loan định cư ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Trường hợp cha dượng bảo lãnh nhận nuôi con riêng của vợ ( sinh năm 2003). Có cần chữ kí xác nhận của cha ruột khi bảo lãnh được không?. Tks Luật sư của LVN Group.
Người gửi : Khưu Hoàng Tuyết Nhung

Luật sư trả lời:

Cũng giống như các quốc gia Đông Nam Á khác, Đài Loan là nước có những yêu cầu cũng như điều kiện nhất định về bảo lãnh người thân sang Đài Loan. Để được bảo lãnh 1 người Việt Nam sang Đài Loan theo bất cứ diện nào trong đó có diện con nuôi thì phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục mà pháp luật hai nước Đài Loan và Việt Nam quy định. Theo tìm hiểu thì chúng tôi biết rằng chính phủ Đài Loan quy định muốn bảo lãnh người thân sang Đài Loan thì người bảo lãnh phải có quốc tịch Đài Loan, như vậy, bạn đã có quốc tịch Đài Loan, nên do đó, bạn đủ điều kiện để bảo lãnh người thân sang Đài Loan. Tuy nhiên, về việc bảo lãnh theo diện con nuôi thì còn phải đáp ứng các điều kiện và thủ tục khác. Về phía pháp luật của Đài Loan sẽ có quy định riêng, còn pháp luật Việt Nam về vấn đề này thì chúng tôi tư vấn như sau:

Để bạn có thể bảo lãnh con riêng của vợ sang Đài Loan theo diện con nuôi thì trước tiên bạn phải có giấy tờ hợp pháp về việc con riêng của vợ là con nuôi của bạn. Theo đó, nếu người con riêng đó đã là con nuôi của bạn rồi thì bạn có thể bảo lãnh bạn sang Đài Loan theo diện con nuôi theo quy định của pháp luật hai nước. Trường hợp bạn và người con nuôi không có quan hệ cha nuôi – con nuôi với nhau thì lúc này bạn không thể bảo lãnh bạn sang Đài Loan theo diện con nuôi ngay được mà cần phải thực hiện thủ tục nhận người con riêng đó là con nuôi (trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài do bạn đang sinh sống tại Đài Loan và đã có quốc tịch Đài Loan) trước rồi với được bảo lãnh người con riêng đó sang Đài Loan theo diện con nuôi được. Cụ thể về điều kiện, thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
Thứ nhất, về điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vì bạn nhận người con riêng đó là con nuôi, tức là nhận con nuôi đích danh, do đó, phải thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau:
Điều 28. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Như vậy, trường hợp này người nhận nuôi- bạn là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài (do bạn có quốc tịch và đang sống ở Đài Loan) và là dượng của người con riêng đó. Do đó thuộc trường hợp được nhận người con riêng của vợ bạn là con nuôi theo pháp luật đã quy định như trên, vì vậy, nếu người con riêng và bố, mẹ cháu (hoặc người giám hộ) đồng ý thì bạn có thể nhận cháu bé đó làm con nuôi. Và chữ ký của bố cháu bé sẽ là căn cứ cho sự đồng ý đó.
Thứ hai, điều kiện bên nhân con nuôi tức là bạn: thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 thì để được nhận nuôi cháu bé, bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật này, cụ thể là:
Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Theo đó, để nhận cháu bé làm con nuôi của bạn, thì bạn phải năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt và không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Điều kiện với bạn với tư cách người được nhận nuôi: cháu bé phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Như vậy, để được nhận làm con nuôi của bạn thì tại thời điểm nhận nuôi cháu bé phải đang dưới 18 tuổi. Theo thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì hiện tại bạn đang 17 tuổi, đủ điều kiện theo pháp luật đã quy định

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân về quyền nuôi con sau ly hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

3. Chưa kết hôn có làm đơn xin cấp dưỡng nuôi con được không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em năm nay 20 tuổi, hiện tại em đang mang thai được 5 tháng và chưa đính hôn và đám cưới, vậy cho em hỏi trường hợp của em xin làm đơn chu cấp tiền nuôi dưỡng con được không ạ. Và phải ghi đơn như thế nào thì hợp lý ?
Em xin cảm ơn !

Chưa kết hôn có làm đơn xin cấp dưỡng nuôi con được không?

Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân về cấp dưỡng, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn. Vì hai bạn chưa đăng ký kết hôn nên việc làm thủ tục nhận cha – con là điều đầu tiên cần phải làm. Tuy nhiên, do bạn không cung cấp rõ thông tin về việc bạn chưa đăng ký kết hôn nhưng cha cháu bé có thừa nhận con hay không nên chúng tôi sẽ tư vấn theo hai hướng như sau:

Điều 101,Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh:

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Thứ nhất, nếu cha cháu bé chịu nhận con, căn cứ quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014:

Điều 24. Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Điều 25.Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Thứ hai, nếu cha cháu bé không chịu nhận con theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này

Từ các quy định trên, nếu cha cháu bé chịu nhận con thì khi làm giấy khai sinh cho bé, bạn có thể yêu cầu UBND giải quyết luôn việc nhận con. Ngược lại, nếu cha cháu bé không chịu nhận con, bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha cháu bé đang cư trú, làm việc để yêu cầu xác định quan hệ cha – con.

Hồ sơ yêu cầu xác định quan hệ cha con gồm:

– Đơn yêu cầu xác định quan hệ cha – con (Mẫu tại Tòa án);

– Bản sao công chứng, chứng thực: CMTND của mẹ, Hộ khẩu của mẹ; Giấy khai sinh của con.

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh mối quan hệ cha – con (trong trường hợp cần thiết có thể phải giám định ADN)

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

4. Cần đáp ứng điều kiện gì để có thể giành quyền nuôi con ?

Thưa Luật sư của LVN Group, vợ chồng tôi do có nhiều mâu thuẩn nên đang chuẩn bị làm thủ tục ly hôn nhưng chúng tôi có một con chung chưa thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi cháu và có khả năng cao phải tranh chấp tại tóa án.
Vậy không biết tôi ần phải đáp ứng điều kiện gì hặc cần làm gì để có thể giành quyền nuôi cháu ?
Tôi xin cám ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

Do bạn chưa trao đổi rõ về độ tuổi của con, điều kiện kinh tế và các điều kiện khác của hai vợ chồng bạn nên chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc mà tòa án áp dụng để phân chia quyền nuôi con như sau:

1. Độ tuổi của con chung dưới 03 tuổi hoặc đủ 07 tuổi trở lên:

Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định cụ thể như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vậy căn cứ vào quy định nêu trên thì:

Trường hợp con bạn dưới 36 tháng tuổi thì bạn đang được quyền ưu tiên nuôi cháu, tuy nhiên trong trường hợp nay bạn cũng cần phải có những điều kiện cơ bản để có thể trông nom, chăm sóc cháu.

Trường hợp con đủ 07 tuổi trở lên, khi vợ chồng bạn ly hôn bạn cần làm công tác tư tưởng cho cháu, thuyết phục cháu lựa chọn theo mẹ thì tòa án có thể căn cứ nguyện vọng này để tuyên quyền nuôi con cho bạn. Trong trường hợp này bạn cũng cần đáp ứng đủ iều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dưỡng cháu.

2. Con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi:

Khác với hai trường hợp nêu trên, trong trường hợp này quyền nuôi con chảu cha và mẹ là ngang nhau, ai chứng minh được mình có điều kiện tốt hơn để chăm sóc con thì tòa sẽ giao con cho người đó nuôi, một vài tiêu chí thường gặp để xác định quyền nuôi con như sau:

– Tài sản, thu nhập: Bạn cần chứng minh mình có một khối tài sản có thể tạo ra lợi nhuận lợi tức ổn định hoặc một công việc ổn định có thể tạo ra thu nhập hàng tháng và lấy đó làm nguồn thu nhập chính để nuôi con. Nếu tài sản/thu nhập của bạn cao hơn chồng thì đó là một ưu thế.

– Đạo đức, lối sống: thể hiện ở việc bạn không vi phạm pháp luật, không vướng vào các tệ nạn xã hội hoặc có những hành vi như bạo lực gia đình, rượu chè, không chung thủy…

Vậy nếu chồng bạn có những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội thì đó là một bất lợi của chồng bạn.

– Các yếu tố khác: như việc bạn có ai giúp đỡ, hỗ trợ trong việc chăm non cháu, chỗ ở có tiện cho việc học tập, đi lại không, tính chất công việc của bạn có thuận lợi cho việc nuôi con hay không.

Lưu ý: dành quyền trực tiếp nuôi dưỡng được xác định theo người bố hoặc người mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại chỉ là người trực tiếp nuôi dưỡng nếu cả bố và mẹ không có khả năng nuôi hoặc cả bố và mẹ thỏa thuận gioa con cho ông bà nuôi.

3. Đảm bảo quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn:

Sau khi vợ chồng bạn ly hôn thì người không trực tiếp nuôi con có trách nhiệm cấp dưỡng cho con hàng tháng nhưng đồng thời cũng có quyền thăm nom con, giả sử bạn là người giành được quyền nuôi cháu thì bạn nên thỏa thuận rõ với chồng mình về vấn đề thăm con như thế nào (Ví dụ: mấy lần/tháng, mỗi lần mấy ngày…) Bạn không được hạn chế quyền thăm con của chồng mình đồng thời phải duy trì mức sống ổn định cả về vật chất và tinh thần cho con. Nếu bạn không đảm bảo được nhứng điều này thì chồng bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trưc tiếp nuôi con, cụ thể điều nầy được quy định tại điều 184, luật hôn nhân, gia đình như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số:1900.0191để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con một lần có được không ?

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề này mong được Luật sư tư vấn: Chồng tôi làm ăn kinh doanh thua lỗ và đem thế chấp sổ đỏ vay tiền để lấy tiển trả thua lỗ mà không được vợ đồng ý thì khi li hôn tài sản và khoản nợ đó tòa sẽ giải quyết như thế nào ? Tôi yêu cầu chồng đóng góp nuôi con 1 lần (do chồng bỏ đi làm ăn xa địa phương nên việc hàng tháng đòi tiền nuôi con là rất khó) mà chồng tôi không đồng ý thì phải giải quyết như thế nào?
Xin trân trọng cám ơn!
Người gửi: T.H

Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con một lần có được không?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Vì chị không nêu rõ là Quyền sử dụng đất ( sổ đỏ) đó là tài sản chung của vợ chồng chị hay là tài sản riêng của chồng chị nên chúng tôi chia làm hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, nếu đó là tài sản riêng của chồng chị thì Điều 43, Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.

Như vậy nếu đó là tài sản riêng của chồng chị thì anh có quyền định đoạt đối với tài sản đó.

Tuy nhiên trường hợp thứ hai: nếu Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì theo Điều 35 Luật HNGĐ quy định:

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

hay tại điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định:

Điều 13: chiếm hữu, sử dụng, định đạt tài sản chung của vợ chồng

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.

Như vậy trong trường hợp này giao dịch liên quan đến Quyền sử dụng đất( Sổ đỏ) cần phải có sự thỏa thuận của chị bằng văn bản.

Khi vợ chồng ly hôn, thì theo quy định của LHNGĐ 2014 tại Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

Tôi yêu cầu chồng đóng góp nuôi con 1 lần (do chồng bỏ đi làm ăn xa địa phương nên việc hàng tháng đòi tiền nuôi con là rất khó) mà chồng tôi không đồng ý thì phải giải quyết như thế nào?

=> Khi ly hôn chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, phương thức cấp dưỡng sẽ do 2 bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Yêu cầu cấp dưỡng 1 lần có được chấp nhận hay không còn phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của người cấp dưỡng.

Trân tọng./.

6. Có được nhận nuôi con của em gái không ?

Em chào Luật sư của LVN Group ạ. Em có vấn đề muốn được tư vấn ạ. Hiện tại em là kỹ sư đang sinh sống và làm việc tại Nhật. Vợ chồng em muốn nhận cháu của em gái làm con nuôi để chăm lo cho cháu được tốt hơn. Hiện tại em gái em đã ly hôn và hai mẹ con đã về ở với ông bà ngoại ạ. Vậy em muốn hỏi vợ chồng em có thể nhận cháu làm con nuôi không ạ. Nếu được thì thủ tục cần những gì ạ?
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em, em xin cảm ơn !

Có được nhận nuôi con của em gái không ?

Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân về con nuôi, gọi: 1900.0191

Luật sư trả lời:

Thứ nhất bạn có thể nhận cháu làm con nuôi, bởi theo Luật nuôi con nuôi thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh khi thuộc các trường hợp theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 sau:

Điều 28: Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;

Để nhận con nuôi bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Đáp ứng điều kiện nhận con nuôi theo pháp luật Nhật Bản

+ Đáp ứng điều kiện theo pháp luật Việt Nam:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Hồ sơ nhận con nuôi ở Việt Nam:

Bạn nộp 2 bộ hồ sơ đến Bộ tư pháp, gồm những giấy tờ sau :

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

g) Phiếu lý lịch tư pháp;

h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

* Lưu ý: các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài được lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Giấy khai sinh;

b) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

Thủ tục giải quyết:

Sau khi nhận đủ hồ sơ Sở tư pháp kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của cha mẹ đẻ của cháu (kể cả khi em gái bạn đã ly hôn) trong thời hạn 20 ngày; việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký của người được lấy ý kiến.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số:1900.0191để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group