Thưa Luật sư của LVN Group, xin Luật sư của LVN Group cho biết pháp luật hiện hành quy định như thế nào về xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Cụ thể ở đây là việc công ty A sử dụng trái phép phần mềm của công ty B.

Rất mong nhận được hồi đáp của Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Mạnh Thắng – Hải Phòng

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

2. Cơ sở pháp lý để đòi bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các biện pháp dâm sự xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4. Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đó, khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), một trong những biện pháp dân sự hữu hiệu để xử lý vi phạm cũng như đảm bảo quyền cho bên bị vi phạm là buộc bồi thường thiệt hại.

Trong đó, điều mà các chủ thể quan tâm nhất là mức bồi thường. Quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về trách nhiệm bồi thương thiệt hại ngoài hợp đồng lại không bao gồm nội dung xác định mức bồi thường mà từ việc xác định thiệt hại thực tế, mức bồi thường được tính là trị giá bằng tiền của thiệt hại đó. Do vậy, đây là quy định khá đặc trưng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực SHTT.

3. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được ghi nhận trong Luật SHTT năm 2005 từ Điều 202 đến Điều 205, cụ thể, Điều 205 quy định về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT. Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại, nguyên đơn là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường. Đối với thiệt hại vật chất, nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ:

(1) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

(2) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng SHTT trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

(3) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo một trong hai căn cứ trên thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

Luật SHTT năm 2005 cho phép nguyên đơn (bên bị thiệt hại) được quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường bằng cách đưa ra những chứng cứ để chứng minh, tuy nhiên trong hầu hết các tranh chấp được giải quyết trên thực tế, yêu cầu của nguyên đơn chỉ dừng lại ở mức bồi thường thiệt hại (đưa ra một con số cụ thể) chứ không yêu cầu cụ thể áp dụng phương pháp nào để tính thiệt hại. Tòa án căn cứ vào chứng cứ chứng minh thiệt hại để lựa chọn loại căn cứ phù hợp trong từng vụ việc.

3.1. Xác định mức bồi thường dựa trên tổng thiệt hại vật chất

Thiệt hại về vật chất như tổn thất về tài sản, giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh… là những thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu lợi của chủ sở hữu các đối tượng quyền SHTT. Hành vi xâm phạm quyền SHTT là nguyên nhân gây ra sự giảm sút về thu nhập, lợi nhuận cũng như những thiệt hại vật chất khác. Do vậy, việc bồi thường thiệt hại cần căn cứ vào những thiệt hại vật chất thực tế đã xảy ra. Đây là cách tính mức bồi thường cơ bản khi việc xác định thiệt hại vật chất gây ra bởi hành vi xâm phạm quyền SHTT tương đối rõ ràng.

Luật SHTT năm 2005 quy định căn cứ xác định mức bồi thường là tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất. Những thiệt hại vật chất nêu tại Điều 204 Luật SHTT năm 2005 bao gồm tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại nếu có căn cứ chứng minh sẽ trở thành cơ sở để tính mức bồi thường.

Một điểm đáng lưu ý trong quy định này là nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất thì Tòa án sẽ tính bằng khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Thiệt hại là sự thay đổi biến thiên theo chiều xấu đi của tài sản, của các giá trị nhân thân do pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp không có hành vi xâm phạm xảy ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận của chủ thể quyền SHTT diễn ra một cách bình thường. Hành vi xâm phạm là nguyên nhân giảm sút thu nhập, lợi nhuận, đây chính là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi, làm cho những lợi ích mà đáng lẽ chủ thể quyền SHTT có khả năng được hưởng nhưng lại không được hưởng nữa. Lợi nhuận bị mất của nguyên đơn chính là một loại thiệt hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tính toán được dễ dàng và cụ thể lợi nhuận bị giảm sút này là bao nhiêu. Điểm a khoản 1 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 cho phép sử dụng khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được làm căn cứ để xác định mức bồi thường trong trường hợp khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất. Tòa án xác định lợi nhuận của bị đơn sau khi khấu trừ toàn bộ các chi phí khỏi tổng doanh thu của bị đơn. Về mặt lý luận, đồng nhất lợi nhuận bị đơn thu được từ hành vi xâm phạm với lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn là chưa thực sự phù hợp. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của đối tượng quyền SHTT là tính chất vô hình, việc xác định thiệt hại chỉ mang tính tương đối nên sự thay thế này là có thể chấp nhận được và pháp luật của nhiều quốc gia đã theo hướng này.

Trong một vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cách tính của Tòa án lại theo một hướng khác. Công ty Gededon kiện công ty Trung Nam và công ty Bình Dương về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật SHTT năm 2005 và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn đã yêu cầu tính toán thiệt hại dựa trên số lượng hộp thuốc Postinor (do nguyên đơn sản xuất) không bán được (1,2 triệu hộp) kể từ khi xuất hiện thuốc Posinight (do bị đơn sản xuất, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của nguyên đơn). Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm không sử dụng số liệu này mà lại giải quyết theo hướng: “Xét thấy trong kinh doanh việc doanh số bị giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là sự xuất hiện thuốc Posinight. Do vậy cần căn cứ vào số lượng thuốc Posinight đã bán được là số lượng mà thuốc Postinor bị giảm”. Cụ thể, Tòa án đã tính thiệt hại theo công thức: Số lượng hộp thuốc mà bị đơn bán (391.414 hộp) x giá bán một hộp thuốc của nguyên đơn (0.4 USD) x tỷ lệ lãi trên mỗi hộp thuốc của nguyên đơn (30%). Cách tính này không phù hợp với quy định tại Điều 205 Luật SHTT năm 2005. Đây không phải là lợi nhuận của nguyên đơn bị giảm sút (vì số hộp thuốc mà bị đơn đã bán chưa chắc bằng số hộp thuốc nguyên đơn có thể bán), cũng không phải là lợi nhuận của bị đơn thu được.

Sau đó, tranh chấp này đã được giải quyết giám đốc thẩm. Cấp giám đốc thẩm đã nhận định Tòa án cấp sơ thẩm coi số lượng thuốc Posinight mà bị đơn đã tiêu thụ chính bằng số lượng thuốc nguyên đơn lẽ ra có thể tiêu thụ được là không có căn cứ, vì trong quá trình kinh doanh, bị đơn phải áp dụng biện pháp hợp pháp như khuyến mại, quảng cáo… để tiêu thụ sản phẩm của mình và việc nguyên đơn bị giảm sút lợi nhuận không chỉ do bị bị đơn cạnh tranh không lành mạnh, mà còn do nhiều tác động khách quan của thị trường sản phẩm thuốc tránh thai. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào lời trình bày của nguyên đơn để xác định mức lợi nhuận bằng 30% doanh thu bán hàng, trên cơ sở đó xác định mức thiệt hại đúng bằng mức lợi nhuận nêu trên để buộc bị đơn phải bồi thường là không có căn cứ. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm bị hủy.

Điểm a khoản 1 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 tính mức bồi thường dựa trên khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được khi khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất, tức là có sự ưu tiên cho lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn trước, nếu không xác định được thì mới coi lợi nhuận mà bị đơn đã thu được làm giá trị thay thế.

3.2. Xác định mức bồi thường dựa trên giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Chuyển giao quyền sử dụng là một hoạt động tương đối phổ biến trong lĩnh vực SHTT. Xuất phát từ tính chất vô hình của tài sản trí tuệ, một chủ thể đang sử dụng hợp pháp tài sản đó không ngăn cản trường hợp hai hay nhiều chủ thể khác cũng đồng thời sử dụng. Việc chuyển giao quyền sử dụng càng nhiều càng đem lại giá trị vật chất cho chủ sở hữu quyền. Việc một chủ thể sử dụng bất hợp pháp tài sản SHTT làm chủ sở hữu mất đi một khoản lợi từ việc chuyển giao đối tượng đó. Như vậy, khoản tiền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT bị mất có thể coi là một dạng thiệt hại cho chủ sở hữu, dùng làm căn cứ xác định mức bồi thường. Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT được tính trên cơ sở giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng sử dụng đối tượng SHTT trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện.

Cụ thể, giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT được xác định theo một trong các cơ sở:

(1) khoản tiền phải trả nếu người có quyền và người xâm phạm quyền tự do thỏa thuận, ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHTT đó, hành vi xâm phạm chính là hành vi sử dụng đối tượng quyền SHTT;

(2) giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT giả định được xác định theo phương pháp xác định số tiền mà bên có quyền (nguyên đơn) và bên được chuyển giao (bị đơn) có thể đã thỏa thuận vào thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm, nếu các bên tự nguyện thoả thuận với nhau về khoản tiền đó; và

(3) giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT được áp dụng trong lĩnh vực tương ứng được nêu trong các thông lệ chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT trước đó.

Trong bản án số 1549/2010/KDTM-ST ngày 27/9/2010 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh, ông Trọng kiện ông Đăng về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với hai ca khúc do ông Trọng sáng tác. Cụ thể, ông Đăng đã sử dụng hai ca khúc này mà không xin phép, không trả tiền cho ông Trọng đồng thời tự ý sửa chữa lời bài hát, tên bài hát làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của nguyên đơn. Ông Trọng đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất năm triệu đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không xin phép, không trả tiền. Tòa án đã chấp nhận yêu cầu này với lập luận: “Xét đây là khoản thu nhập mà người bị thiệt hại thu được từ việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHTT”. Khoản tiền này căn cứ vào giá chuyển giao một bài hát theo hợp đồng của ông Trọng với một chủ thể khác.

Nhìn chung, phương pháp này có ưu điểm là trong một số trường hợp, việc chứng minh thiệt hại vật chất cụ thể là điều hết sức khó khăn, khoản tiền chuyển giao tài sản trí tuệ là một lợi ích mà đáng lẽ chủ sở hữu phải được hưởng. Căn cứ bồi thường dựa trên giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền SHTT cũng được quy định trong pháp luật nhiều quốc gia.

3.3. Mức bồi thường do Tòa án ấn định

Ngay cả ở những quốc gia có truyền thống pháp luật phát triển thì việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực SHTT cũng không dễ dàng. Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất cụ thể theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 thì mức bồi thường do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Quy định này giải quyết các trường hợp việc xác định mức bồi thường cụ thể theo thiệt hại thực tế hay giá chuyển giao đối tượng SHTT gặp phải nhiều khó khăn. Quyền SHTT mang đặc trưng của tài sản vô hình, vấn đề định giá xác định thiệt hại thực tế cũng như tính toán chính xác là không đơn giản. Bộ luật Dân sự cũ năm 2005 cũng như Bộ luật Dân sự năm 2015 đều không có quy định tương tự trong nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chỉ ghi nhận nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ. Theo tác giả, quy định này trong Luật SHTT năm 2005 là cần thiết và xử lý được những trường hợp khó khăn trong xác định thiệt hại. Tuy nhiên, cần phải thận trọng về điều kiện áp dụng căn cứ này, đó là chỉ khi không thể xác định mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 thì Tòa án mới được ấn định mức bồi thường. Nếu bị lạm dụng, Tòa án ấn định mức bồi thường không thỏa đáng làm mất ý nghĩa của quy định này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể.

Theo Thông tư số 02/2008, Tòa án dựa trên một số căn cứ để ấn định mức bồi thường. Căn cứ thứ nhất là hoàn cảnh, động cơ xâm phạm. Mức bồi thường là khác nhau cho trường hợp xâm phạm do cố ý, do vô ý, do bị khống chế, hoặc do bị lệ thuộc về vật chất, tinh thần, xâm phạm lần đầu, tái phạm…. Với quy định này, yếu tố lỗi đã gián tiếp được đề cập làm căn cứ xác định mức bồi thường. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng cho trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 chứ không phải trong tất cả các trường hợp bồi thường do hành vi xâm phạm quyền SHTT. Căn cứ thứ hai là cách thức thực hiện hành vi xâm phạm bao gồm các trường hợp như xâm phạm riêng lẻ, có tổ chức, tự thực hiện hành vi xâm phạm, mua chuộc, lừa dối, cưỡng ép người khác thực hiện hành vi xâm phạm… cùng với phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện hành vi xâm phạm. Thứ ba, ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm tác động đến không chỉ các lợi ích vật chất của chủ thể quyền mà còn đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng ở phạm vi trong nước và quốc tế. Đây là những cơ sở cho thấy mức độ, tính chất của hành xi xâm phạm quyền SHTT và những hậu quả bất lợi gây ra cho chủ sở hữu quyền. Dựa trên căn cứ này, Tòa án đánh giá và ấn định mức bồi thường tương xứng.

Về mặt thực tiễn, Tòa án đã áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 để xác định mức bồi thường thiệt hại cho tranh chấp liên quan đến sáng chế và kiểu dáng công nghiệp giữa công ty Thành Đồng và cơ sở Ngọc Thanh. Cơ sở Ngọc Thanh đã có hành vi xâm phạm quyền SHTT của công ty Thành Đồng, do đó có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trong vụ việc này công ty Thành Đồng không chứng minh được thiệt hại thực tế. Do hành vi xâm phạm quyền SHTT của cơ sở Ngọc Thanh kéo dài và có hệ thống, đã làm ảnh hưởng đến thu nhập kinh doanh mất cơ hội kinh doanh trong việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và kiểu dáng công nghiệp, danh tiếng và hình ảnh của công ty Thành Đồng bị giảm sút, chi phí để thực hiện các chiến dịch quảng cáo bị phá hỏng nên Tòa án đã ấn định mức bồi thường là hai trăm triệu đồng. Lập luận của Tòa đã dựa trên các căn cứ như cách thức, phạm vi thực hiện hành vi xâm phạm, ảnh hưởng của hành vi đó đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của nguyên đơn…. Mức bồi thường được ấn định trong khoảng cho phép của Luật SHTT năm 2005 là không quá năm trăm triệu đồng.

3.4. Chi phí Luật sư của LVN Group

Phí Luật sư của LVN Group là một trong những điểm đặc biệt của bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực SHTT. Trong tố tụng dân sự, theo quy định tại khoản 3 Điều 144 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), chi phí cho Luật sư của LVN Group do người yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác. Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định tương tự, theo đó chi phí cho Luật sư của LVN Group là khoản tiền phải trả cho Luật sư của LVN Group theo thỏa thuận của đương sự với Luật sư của LVN Group trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề Luật sư của LVN Group và theo quy định của pháp luật, do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác. Không nhiều các tranh chấp mà chủ thể quyền có thể tự bảo vệ tốt quyền lợi của mình, do đó việc yêu cầu tổ chức, Luật sư của LVN Group tư vấn là hoàn toàn hợp lý.

Khoản 3 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 quy định ngoài các khoản bồi thường vật chất và tinh thần, chủ thể quyền có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê Luật sư của LVN Group. Tương tự, trong tố tụng trọng tài, chi phí Luật sư của LVN Group thường xuyên được coi là một thiệt hại được bồi thường. Mức chi phí bao gồm mức thù lao Luật sư của LVN Group và chi phí đi lại, lưu trú cho Luật sư của LVN Group. Mức thù lao do Luật sư của LVN Group thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ và phương thức tính thù lao quy định tại Điều 55 của Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012. Mặc dù được pháp luật ghi nhận nhưng trên thực tế việc chấp nhận hay không phí Luật sư của LVN Group và chấp nhận ở mức bao nhiêu thì nhiều Tòa án còn lúng túng. Một số điểm cần làm rõ: thứ nhất, chi phí Luật sư của LVN Group có phải là một loại thiệt hại hay không; thứ hai, khi nào thì chủ thể quyền SHTT được thanh toán chi phí này; thứ ba, chi phí Luật sư của LVN Group bao nhiêu là hợp lý và căn cứ trên yếu tố nào.

Trong một tranh chấp được giải quyết tại Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh, nguyên đơn yêu cầu bị đơn bồi thường 100.000.000 đồng chi phí thuê Luật sư của LVN Group do bị đơn vi phạm việc sử dụng tên thương mại của nguyên đơn, theo khoản 3 Điều 205 Luật SHTT năm 2005 thì bị đơn phải có trách nhiệm bồi thường tiền chi phí mà nguyên đơn bỏ ra để thuê Luật sư của LVN Group. Căn cứ hợp đồng dịch vụ pháp lý mà nguyên đơn đã ký với Văn phòng Luật sư của LVN Group và các hóa đơn giá trị gia tăng, xác nhận lệnh chuyển tiền của ngân hàng thì phía nguyên đơn đã thanh toán cho Văn phòng Luật sư của LVN Group tổng số tiền là 100.000.000 đồng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Do vậy, yêu cầu này của nguyên đơn là có cơ sở chấp nhận. Thứ nhất, Tòa án đã vận dụng quy định của Luật SHTT năm 2005 để yêu cầu bị đơn bồi thường cho nguyên đơn khoản chi phí Luật sư của LVN Group. Thứ hai, những chứng cứ mà nguyên đơn đưa ra và được Tòa chấp nhận bao gồm: hợp đồng dịch vụ pháp lý, hóa đơn, chứng cứ về việc chuyển tiền. Thứ ba, mức 100.000.000 đồng theo Tòa là hợp lý trong vụ việc này.

Về mặt bản chất, có thể coi chi phí Luật sư của LVN Group là một loại thiệt hại. Chi phí Luật sư của LVN Group phát sinh do có hành vi xâm phạm quyền dẫn đến tranh chấp xảy ra và bên bị vi phạm cần thiết phải thuê Luật sư của LVN Group để bảo vệ quyền lợi cho mình. Nếu không có hành vi xâm phạm, bên có quyền khai thác quyền của mình một cách bình thường và không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào. Quy định nghĩa vụ bồi thường khoản tiền này là hợp lý. Tuy nhiên, trong vụ việc trên Tòa án xác định mức bồi thường theo đúng số tiền nguyên đơn đưa ra đã là hợp lý hay chưa, và có thể áp dụng trong những vụ việc tương tự hay không. Tham khảo nhiều tranh chấp đã được giải quyết, mức phí Luật sư của LVN Group được Tòa chấp nhận là rất khác nhau.

Nhìn chung, Luật SHTT năm 2005 đưa ra quy định cho phép yêu cầu bồi thường chi phí Luật sư của LVN Group theo quan điểm tác giả đó là một điểm tiến bộ, tuy nhiên vấn đề áp dụng trên thực tế còn nhiều bất cập. Đến nay, hầu như quyền quyết định mức bồi thường đều dựa trên đánh giá của Tòa án chứ chưa có khung quy định cụ thể.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập