Vì vậy, đội cảnh sát hình sự tìm đến nhà A với mong muốn lắp đặt thiết bị nghe trộm tại đây, nhưng chủ nhà A đã vô cùng nhẹ nhàng từ chối với lý do đây là địa điểm kinh doanh, làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nhà A cũng có dãy nhà trọ cách địa chỉ nhà A 2 căn nhà ( nhà trọ cũng nằm trên phố G và gần nhà B hơn là nhà A, dễ nghe ngóng tình hình hơn).

Chính vì vậy, với mục đích điều tra, chủ nhà A ngỏ ý, tạo điều kiện mời công an hình sự sang lắp đặt ở dãy nhà trọ. Nhưng đội công an hình sự không đồng ý với lý do không muốn ở dãy nhà trọ. (vì lý do vệ sinh, ý muốn cá nhân) Cho tôi hỏi, liệu đội công an đó có cách nào cưỡng chế cơ sở A phải cho họ lắp đặt thiết bị không và nếu có thì bằng cách nào? Nếu đội cảnh sát đó gây khó dễ cho cơ sở A thì nhà A nên làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như giúp hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường Mong luật Minh Khê hãy trả lời gấp giúp mình ?

Xin trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hình sự công ty Luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Hiến pháp năm 2013 của Quốc hội

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 của Quốc hội

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

2. Nội dung phân tích: 

Đội công an chỉ có quyền lắp đặt thiết bị nghe trộm khi được sự đồng ý của cơ sở A vì theo Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người là bất khả xâm phạm như sau:

“Điều 21  

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.  

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luậtthư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Theo quy định trên thì hành vi tự ý lắp thiết bị nghe trộm những hình ảnh rất riêng tư của người khác là vi phạm về bí mật đời tư của công dân quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 38. Quyền bí mật đời tư   

1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Tuy nhiên, việc lắp đặt thiết bị nghe trộm là một trong các biện pháp điều tra đặc biệt được quy định tại Điều 223 và 224 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhưng chưa có hiệu lực 

“Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:

1. Ghi âm, ghi hình bí mật;

2. Nghe điện thoại bí mật;

3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử.”

“Điều 224. Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:

1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;

2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Do đó trong trường hợp, công an tự ý đặt thiết bị nghe trộm tại cơ sở A thì họ là đã vi phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân, đấy là quyền được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ nên cơ sở A có quyền khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện để được bảo vệ quyền lợi của mình.

Như vậy, ở thời điểm Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa có hiệu lực thì việc công an muốn lắp đặt thiết bị nghe trộm để điều tra phải được sự đồng ý của cơ sở A nếu cơ sở A không đồng ý thì công an không có quyền gây khó dễ cho cơ sở A. Nhưng đến khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thì công an có quyền lắp đặt thiết bị nghe trộm mà không cần sự đồng ý của cơ sở A.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.        

Bộ phận Tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group