1. Nguyên tắc đồng biên tế
Carl Menger là người đầu tiên đưa ra nguyên tắc đồng biên tế tối đa hóa phúc lợi một cách rõ ràng. Trước tiên ông nhấn mạnh rằng sự thỏa mãn có những mức độ khác nhau về tầm quan trọng đối với con người:
“Sự duy trì cuộc sống phụ thuộc không phải chỉ có chiếc giường êm ái cũng như bàn cờ, mà việc sử dụng những hàng hóa này góp phần, và chắc chắn trong những mức độ khác nhau, làm gia tăng hạnh phúc của chúng ta. Do đó cũng không hề nghi ngờ rằng, khi con người có sự lựa chọn giữa chiếc giường êm ái và bàn cờ, thì họ sẵn sàng từ bỏ bàn cờ nhiều hơn là giường”. {Principles, trang 123).
Đây là yếu tố chủ quan trong tiến trình đánh giá của cá nhân tiết kiệm, nghĩa là mức độ những thỏa mãn khác nhau có mức độ quan trọng khác nhau. Menger cũng nhấn mạnh trong cùng loại hàng hóa, sự thỏa mãn cũng khác nhau về tầm quan trọng. Quan điểm cho rằng con người cố thỏa mãn những nhu cầu cấp bách hơn là nhu cầu ít cấp bách, nhưng họ sẽ kết hợp sự thỏa mãn hoàn toàn hơn của nhu cầu cấp bách hơn với sự thỏa mãn ít hơn của nhu cầu ít cấp bách hơn.
2. Ví dụ minh họa
Menger minh họa lý thuyết của ông bằng cách sử dụng các con số như trong Bảng 13-1. Chữ số La Mã mô tả 10 loại nhu cầu, nhu cầu III ít cấp bách hơn nhu cầu II, nhu cầu IV ít cấp bách hơn nhu cầu III.
BẢNG 13-1 |
LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ |
||||||||
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
10 |
9 |
8 |
7 |
6 |
5 |
4 |
3 |
2 |
1 |
9 |
8 |
7 |
6 |
5 |
4 |
3 |
2 |
1 |
0 |
8 |
7 |
6 |
5 |
4 |
3 |
2 |
1 |
0 |
|
7 |
6 |
5 |
4 |
3 |
2 |
1 |
0 |
||
6 |
5 |
4 |
. 3 |
2 |
1 |
0 |
|||
5 |
4 |
3 |
2 |
1 |
0 |
||||
4 |
3 |
2 |
1 |
0 |
|||||
3 |
2 |
1 |
0 |
||||||
2 |
1 |
0 |
|||||||
1 |
0 |
||||||||
0 |
Menger cũng cho rằng một cá nhân có khả năng phân loại sự thỏa mãn và chọn các chỉ số con số đối với thỏa mãn (phân loại số lượng). Vì thế cá nhân có thể cho rằng sự tiêu dùng đơn vị hàng hóa thứ nhất I (lương thực) mang lại 19 đơn vị thỏa mãn, trong khi đơn vị hàng hóa thứ nhất V (thuốc lá) chỉ có 6. Ngoài ra, sự thỏa mãn từ việc tiêu dùng, nghĩa là hàng hóa rv và VII (hay bất cứ hai loại hàng hóa khác) đều độc lập. Một số tài nguyên khác (ngoài hàng hóa từ I đến X) đang được sử dụng để có được đơn vị của 10 loại hàng hóa này, và số lượng đơn vị bổ sung của mỗi hàng hóa có thể đạt được với số chỉ tiêu tài nguyên như nhau (để cho tiện, chúng ta gọi loại tài nguyên khác là “tiền”, và cho rằng giá đơn vị của tất cả hàng hóa là 1 đô-la).
Một người tiết kiệm, theo Menger, sẽ hành xử theo cách sau, Nếu cá nhân sở hữu những phương tiện khan hiếm trong số tiền 3 đô-la và chi hết cho mọi loại hàng hóa có tầm quan trọng cao (1), thì anh ta sẽ thu được 27 đơn vị thỏa mãn. Thế nhưng, cá nhân sẽ tìm cách kết hợp sự thỏa mãn có được từ các loại hàng I và II. Mua 2 đơn vị hàng hóa I và một đơn vị hàng hóa II, cá nhân sẽ thu được 28 đơn vị thỏa mãn. Nghĩa là với 5 đô-la trong sự làm chủ của mình, cá nhân phân phối chi tiêu sao cho ở biên tế sự thỏa mãn có thể thu được từ hàng hóa I đến V sẽ chỉ bằng 6 như có thể dễ dàng kiểm chứng trong Bảng 13-l. Vì thế, Menger xây dựng nguyên tắc đồng biên tế. Nghĩa là, căn cứ vào phương tiện khan hiếm (trong ví dụ là đô-la), thì cá nhân sẽ sắp xếp những giả định khác nhau sao cho ở biên tế, sự thỏa mãn là như nhau. Nếu thế, cá nhân tiết kiệm của Menger, giống như cá nhân tiết kiệm của Jevons, tối đa hóa tổng thỏa mãn.
3. Tiến trình đánh giá
Đoạn văn sau mang tính chất Giéc-man, mô tả một yếu tố khách quan, cụ thể trong tiến trình đánh giá:
“Do đó, trong mọi trường hợp cụ thể, trong số tất cả sự thỏa mãn được đảm bảo bằng phương tiện của toàn bộ số lượng của một loại hàng theo sự sử dụng tùy ý của một cá nhân tiết kiệm, chỉ những loại đối với anh ta có tầm quan trọng kém nhất phải lệ thuộc vào khả năng mua được một phần nhất định của toàn bộ số lượng. Do đó giá trị bất cứ phần nào trong toàn bộ số lượng có thể mua được hàng đối với anh ta cũng quan trọng như sự thỏa mãn khi mua hàng có tầm quan trọng kém hơn trong số những loại hàng được đảm bảo bằng toàn bộ số lượng và mua được với phần tương đương”. (Principles, trang 132).
Vì thế thỏa mãn ít cấp bách nhất có thể thu được từ một kho dự trữ hàng nhất định tạo cho hàng hóa đó có giá trị. Ví dụ, hãy hình dung một số lượng nước nhất định dành cho một cá nhân. Anh ta sẽ chứa nước để sử dụng nhiều lần, từ nhu cầu cấp bách nhất (duy trì cuộc sống) đến nhu cầu ít cấp bách nhất (tưới hoa trong vườn). Sự xác định giá trị của bất cứ phần nước nào trong trường hợp này đều mang tính khách quan – chính trong việc sử dụng ít quan trọng nhất, làm vườn. Bất cứ phần hàng hóa nhất định dĩ nhiên chỉ có thể thay thế cho bất cứ phần nước khác.
Trong khi triển khai lý thuyết giá trị, Menger cũng cân nhắc tác động của những khác biệt về chất lượng hàng hóa đối với giá trị của chúng. Ngoài ra, như Jevons, ông trình bày một lý thuyết trao đổi và giới hạn của nó, kết luận rằng trong một số tình huống:
“Nếu sự làm chủ một số lượng hàng hóa của A được chuyển sang cho B và nếu sự làm chủ một số lượng hàng hóa của B được chuyển sang cho A, thì nhu cầu của cả hai cá nhân tiết kiệm sẽ được thỏa mãn tốt hơn là trường hợp không có sự chuyển đổi hỗ tương này” (Principles, trang 177-178).
Ví dụ của ông về sự trao đổi biệt lập rất phong phú, tránh cách thể hiện bằng toán học, và thường rườm rà. Ngoài ra, Menger phân tích tác dụng của các cấu trúc cạnh tranh và độc quyền đối với giá. Như Jevons, nhưng khác Dupuit, ông không liên hệ tính hiệu dụng (sự thỏa mãn theo cách dùng của Menger) với đường cong cầu. Vì thế, cùng với Jevons, ông xem nhẹ số trả trội của người tiêu dùng. Tuy nhiên một khảo sát sự đóng góp chung của Menger đối với lý thuyết hiệu dụng và giá trị cho thấy sự đóng góp tính độc đáo ở bề rộng và trong sự lựa chọn cách trình bày. cần phải xem qua sự phát triển quan trọng của Menger về khái niệm ước tính.
4. Ước tính và giá trị yếu tố
Một trong những đóng góp quan trọng nhất liên quan đến nỗ lực của ông trong việc đánh giá hàng hóa lớp cao (nguồn sản xuất). Phí tổn Cơ hội được hiểu rõ ràng trong mối quan hệ với giá trị của hàng thành phẩm đối với cá nhân tiết kiệm của Menger. Giá trị của một hàng hóa cụ thể đối với một cá nhân là như nhau, theo nguyên văn của Menger, “đối với tầm quan trọng mà anh ta gắn liền với sự thỏa mãn mà lẽ ra anh ta phải từ bỏ nếu như không có sự làm chủ nó”. Nhưng Menger áp dụng khái niệm phí tổn cơ hội vào việc đánh giá hàng hóa lớp cao. Thí nghiệm đánh giá của Menger được hiểu rõ nhất bằng ví dụ đơn giản.
Giả sử một số lượng lao động (a), vốn (b), và đất (c) nhất định kết hợp để tạo ra một số sản lượng (x). Giá trị của bất kỳ đơn vị thuộc nguồn sản xuất, nghĩa là một đơn vị lao động phải lệ thuộc vào điều gì? Giá trị của một đơn vị lao động được xác định bằng sự mất thỏa mãn ròng gây ra từ sự giảm bớt sản lượng sau cùng có thể quy cho cho đơn vị lao động. Việc giảm sản lượng phụ thuộc vào mức độ mà các nguồn sản xuất có thể thay thế. Các mối quan hệ sản xuất thường là hai loại: (1) tỉ lệ khả biến trong đó tỉ lệ các hàng hóa lớp cao có thể thay đổi nhằm tạo ra một sản lượng nhất định, và (2) tỉ lệ cố định, trong đó một số lượng cố định của một nguồn phải được kết hợp với một số lượng cố định của nguồn khác nhằm tạo ra một sản lượng nhất định. Ví dụ loại (1) có thể là khả năng thay đổi tỉ lệ phân bón và đất để sản xuất một lượng nông sản nhất định. Quan hệ tỉ lệ cố định có thể điển hình hóa bằng tỉ lệ cần thiết hydro và oxy để tạo ra nước. Menger hiểu rõ tầm quan trọng của cả hai loại quan hệ sản xuất và ý nghĩa quan trọng của chúng để đánh giá hàng hóa lớp cao, và không như Wieser và Bohm-Bawerk, ông nhấn mạnh dải rất rộng trong đó tỉ lệ có thể thay đổi.
5. Menger đánh giá một đơn vị lao động ra sao?
Ông hướng dẫn minh bạch:
“Cứ cho rằng trong mỗi trường hợp tất cả hàng hóa mua được đều thuộc lớp cao được sử dụng theo kiểu kinh tế nhất, giá trị của một số lượng hàng hóa cụ thể thuộc lớp cao bằng với sự khác nhau về tầm quan trọng giữa sự thỏa mãn có thể đạt được khi chúng ta có sự làm chủ một số lượng hàng hóa nhất định thuộc lớp cao mà giá trị của chúng chúng ta muốn xác định và sự thỏa mãn có thể đạt được nếu chúng ta không làm chủ số lượng này”. (Principles, trang 164-165).
Trong trường hợp tỉ lệ khả biến, việc giảm một đơn vị lao động a có nghĩa là sản lượng X (x°) sẽ giảm, nghĩa là đến X1 nào đó. Lao động, vốn và đất còn lại vẫn sản xuất ra X. Giá trị của đơn vị lao động lúc ấy sẽ là sự khác biệt trong tổng thỏa mãn khi x° được tạo ra và khi X1 được tạo ra (hay x° – X1). Lý thuyết của Menger có thể mang đặc điểm như lý thuyết đánh giá đầu vào sức sản xuất giá trị biên tế.
Nếu các môi quan hệ sản xuất được sắp xếp theo tỉ lệ cố định cứng nhắc, một mặt, việc giảm một đơn vị lao động có nghĩa là không có X nào được tạo ra. Giá trị của một đơn vị lao động (hay của bất kỳ đầu vào khác), lúc đó có phải là toàn bộ đầu ra của X hay không? Cho rằng các nguồn ban đầu được kết hợp để tạo ra hàng hóa đối với thỏa mãn tối đa, một sự tái kết hợp lao động, vốn, và đất có thể tạo ra một hàng hóa khác – nghĩa là y – nhưng kết quả là tổng thỏa mãn sẽ thấp hơn. Vì thế, Menger lập luận rằng giá trị của một đơn vị lao động sẽ là sự khác nhau giữa tổng thỏa mãn khi đơn vị dùng để sản xuất ra X (x°) và tổng thỏa mãn khi tất cả tài nguyên ngoài đơn vị ấy được dùng để tạo ra một số hàng hóa khác, y. Thật không may, thật khó phát triển một khái niệm về sức sản xuất biên tế trong tình huống như thế, cả Wieser và Bohm-Bawerk đều xem nhẹ sự nhất quyết của Menger về khả năng có thể áp dụng tỉ lệ khả biến. Tuy nhiên, Wieser lại bổ sung rất đáng kể một số quan điểm của Menger về giá trị và định giá hàng hóa lớp cao. Chúng ta chuyển sang những phát triển này.