1. Cầu thang mạn là gì?

Cầu thang mạn (Accommodation ladder) là cầu thang bên mạn tàu, dùng để lên xuống từ trên bờ hay từ tàu nhỏ hơn cập mạn tàu.

 

2. FAS là gì?

Giao hàng dọc mạn tàu nghĩa là người bán giao hàng khi hàng được đặt dọc theo mạn tàu tại cảng bốc hàng qui định. Điều này có nghĩa là người mua phải chịu mọi chịu chi phí về rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng kể từ thời điểm đó.

Với FAS Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận tải hàng hóa đến dọc mạn tàu chuyên chở mà người mua chỉ định. Theo đó, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và chi phí phát sinh có thể xảy ra đối với hàng hóa tới khi hàng được chuyển tải tới song song mạn tàu như chỉ định. Đây cũng được xem là điều kiện mà chỉ sử dụng cho vận tải biển và vận tải đường thủy nội địa. Nếu không thể chuyển hàng như trên mà chỉ có thể chuyển tới 1 bãi Container thì 2 bên nên cân nhắc sử dụng quy tắc FCA.

Người bán phải đặt hàng dọc mạn tàu hoặc mua hàng đã đặt sẵn ở dọc mạn tàu chuyên chở. Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng xuống đặt dọc mạn tàu, mọi rủi ro và chi phí sẽ được chuyển giao sang cho người mua. FAS là gì? FAS là phương thức thường được sử dụng cho các loại hàng quá khổ (Out of Gauge – OOG) không thể cho vào được Container.

 

3. Quy định về điều kiện giao hàng tại mạn tàu trong giao nhận hàng hóa

Giao hàng tại mạn tàu với điều kiện FAS được quy định rõ ràng, cụ thể về chi phí mà các bên phải chịu, về bảo hiểm & chuyển giao trong quá trình vận chuyển hàng hóa như sau:

 

CÁC NGHĨA VỤ

NGHĨA VỤ NGƯỜI BÁN

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA

Nghĩa vụ chung

Người bán phải giao hàng hóa, hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa

Người mua phải trả tiền hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng

 

Giao hàng

Giao hàng tại dọc mạn tàu do người mua chỉ định. Thời gian giao hàng theo thỏa thuận. Trong trường hợp không quy định rõ thời gian, thời gian giao hàng là lúc hàng được xếp lên tàu hoặc theo ý của người vận chuyển

Người mua nhận hàng từ địa điểm vào thời gian đã thỏa thuận

 

Rủi ro

Chịu mọi rủi ro mất mát / thiệt hại cho đến khi hoàn thành việc đặt hàng tại dọc mạn tàu vào thời gian đã thỏa thuận

Tất cả các rủi ro mất mát / thiệt hại kể từ thời điểm hàng được giao hoặc kết thúc thời gian thỏa thuận giao hàng.

Nếu người mua không chỉ định người vận chuyển, hoặc nếu người vận chuyển không nhận hàng, thì rủi ro thuộc về người mua.

 

Vận chuyển

Người bán không có nghĩa vụ kí kết và chi trả cho hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu, người bán phải cung cấp mọi tài liệu hoặc thông tin cần thiết để người mua kí kết hợp đồng vận chuyển với hãng vận chuyển.Người bán phải kí kết hợp đồng vận chuyển với hãng vận chuyển nếu thỏa thuận trong hợp đồng

Ký kết và chi trả mọi chi phí cho hợp đồng với hãng vận chuyển. Nếu hợp đồng có điều khoản “người bán kí kết hợp đồng vận chuyển” thì người mua không cần thực hiện điều này

Bảo hiểm

Người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa. Nhưng phải hỗ trợ bên mua nếu có yêu cầu để người mua mua bảo hiểm

Người mua không có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa

Chứng từ giao hàng và vận chuyển

Bằng chứng giao hàng và chứng từ vận chuyển nếu người bán kí kết hợp đồng vận chuyển

Kiểm tra và xác nhận mọi bằng chứng về việc giao hàng.

Thông quan xuất khẩu và nhập khẩu

Làm thủ tục hải quan và trả phí cho thông quan xuất khẩu hàng hóa (giấy phép, bảo mật, kiểm hóa, vv). Hỗ trợ thông quan nhập khẩu

Hỗ trợ thông quan xuất khẩu. Thông quan nhập khẩu và thủ tục (giấy phép, bảo mật, tài liệu chính thức).

Kiểm soát

Người bán phải kiểm soát số lượng, trọng lượng, nhãn hiệu và đóng gói hàng hóa theo đúng quy chuẩn

Không có nghĩa vụ

Nghĩa vụ về chi phí

Người bán chịu mọi chi phí để vận chuyển hàng hóa tới khi giao hàng tại dọc mạn tàu người mua chỉ định bao gồm:

  • Phí bằng chứng giao hàng
  • Phí vận chuyển hàng hóa từ kho đến dọc mạn tàu
  • Chi phí xin giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy chứng nhận khác
  • Thuế phí xuất khẩu
  • Phí chuẩn bị và chuyển phát chứng từ cho người mua
  • Tất cả các chi phí kiểm soát hàng hóa như cân đong đo đếm, kiếm tra chất lượng
  • Phí đóng gói, dán nhãn hàng hóa

Người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm nhận hàng tại điểm thỏa thuận:

  • Thanh toán tiền hàng theo hợp đồng
  • Thuế phí nhập khẩu và quá cảnh nếu có
  • Cước vận chuyển và quá cảnh kể từ điểm nhận hàng cho tới điểm đích
  • Phí dỡ hàng khỏi phương tiện của người bán và xếp lên phương tiện chuyên chở của người mua nếu địa điểm giao hàng không phải kho của người bán
  • Các chi phí phát sinh nếu xảy ra hỏng hóc, mất mát hàng hóa sau khi nhận hàng hóa.
  • Mọi phí phát sinh nếu không kịp nhận hàng vào thời điểm quy định
  • Mọi chi phí nếu không chỉ định được hãng vận chuyển hoặc người vận chuyển không thể nhận hàng
  • Hoàn phí mà người bán phải chi trả trong việc hỗ trợ người mua đưa hàng về điểm đích của người mua
  • Bảo hiểm hàng hóa nếu cần.

 

Thông báo

Thông báo đã giao hàng hoặc không thể giao hàng cho người vận chuyển

Cung cấp, tên tàu, tên cảng xếp hàng và thời gian.

 

4. Cách sử dụng FAS hiệu quả

FAS là điều kiện giao hàng tại mạn tàu, thường được sử dụng cho các loại hàng như hàng quá khổ (OOG) và hàng rời (dầu, ngũ cốc) khi không thể cho vào được Container. Điều kiện này cũng phổ biến khi mua chất lỏng và tàu phải triển khai ống để bơm hàng hóa (hóa chất). Ngoại trừ một vài cảng chưa phát triển hoặc nhỏ, hiếm khi bạn có quyền vào và xếp hàng ngay bên cạnh một con tàu.

Do thời gian xe của người bán được phép trong cảng khá hạn chế, thời gian và địa điểm là vô cùng quan trọng khi đàm phán theo FAS. FAS chỉ sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa khi người bán giao hàng bằng cách xếp hàng dọc mạn tàu. Chính vì vậy, điều kiện FAS không phù hợp khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển trước khi chúng được xếp ở bên cạnh tàu.

* Ví dụ: Nếu hàng đóng trong Container, phải chuyển tới 1 bãi Container – Trong trường hợp này, các bên nên cân nhắc sử dụng FCA thay vì FAS.

 

5. Điểm giao hàng theo FAS

Điều kiện FAS chi thích hợp khi việc giao hàng cho người chuyên chở được thực hiện ngay sát mạn tàu tại cảng bốc hàng. Hàng hóa được coi là “dọc mạn tàu” khi được đặt:

-Trên cầu cảng hoặc trên bất cứ phương tiện vận tải nào khác tại cầu cảng, nếu con tàu có thể cập vào cầu cảng, hoặc

-Trên sà lan hay trên một con tàu khác có thể áp vào mạn con tàu (mạn kế mạn- board and board) do người mua chỉ định, nếu con tàu neo đậu ở cầu cảng hay không ỏ cầu cảng.

Trong bất cứ trường hợp nào, hàng hóa phải được giao tại điểm sát mạn tàu để cần cầu của cảng hay của tàu hay của bất cứ người bốc hàng nào có thể đưa được hàng lên tàu.

Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt tới sát mạn tàu tại cảng bốc, hàng hóa được giao trên xe tải hoặc toa xe sẵn sàng được dỡ để bốc lên tàu. Có người cho rằng việc sử dụng FCA giao tại cầu cảng cũng có thể thích hợp. Tuy nhiên, FAS thích hợp hơn FCA vì phương thức vận tải chuyên chở hàng hóa thực sự là vận tải biển hoặc thủy nội địa.

Đối với loại hàng siêu trường- siêu trọng (đôi khi được gọi là “hàng dự án”), ví dụ như các kết cấu lớn trong công nghiệp dầu khí, máy khai thác mỏ, nhà máy phát điện, đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt trong giao nhận vận chuyển. Nếu người bán không muốn chịu trách nhiệm về rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, nên lựa chọn FAS thay vì FOB.3º Các bên mua bán, cho dù sử dụng FAS hay FOB cần sử dụng dịch vụ của những công ty logistic chuyên về những loại “hàng dự án” này.

Nếu việc giao hàng được thực hiện ở địa điểm khác không nằm sát mạn tàu, sử dụng điều kiện FCA thích hợp hơn. Trong trường hợp này, người chuyên chở đại diện cho người mua để nhận hàng và chịu trách nhiệm về hàng hóa không còn là người chuyên chở đường biển mà có thể là người chuyên chở đường bộ, đường sắt, đường không, đa phương thức hay đơn giản chỉ là người giao nhận ở nước người bán.

Giao dọc mạn tàu nghĩa là tại cảng bốc hàng, hàng hóa xếp trên bãi phải cách mạn tàu một khoảng cách mà từ đó, cần cẩu trên tàu có thể cẩu hàng từ bãi lên tàu. Xếp hàng như vậy thì người bán mới được thuyền trưởng xác nhận là đã hết trách nhiệm với hàng hóa.

Nếu người bán vẫn xếp hàng trên bãi theo dọc mạn tàu nhưng lại cách xa tàu quá, cần cẩu trên tàu không thể cẩu hàng được thì sẽ ko được chấp nhận. Nếu có 1 lý do nào đó tàu không vào cảng được thì lúc đó sẽ không còn sử dụng điều kiện FAS nữa mà sẽ thay cách bằng giao hàng ngay trên tàu sử dụng điều kiện FOB.

 

6. Một số điều kiện giao hàng khác

– Giao hàng theo FCA_ Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở

Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người chuyên chở được Người mua chỉ định tại địa điểm quy định.

Free Carrier : Miễn trách nhiệm vận chuyển. Nghĩa là Người bán chỉ bốc hàng lên phương tiện vận tải do Người mua gửi đến tại cơ sở của Người mua. Nếu không phải cơ sở của Người mua mà là một kho trung chuyển nào khác thì Người bán giao hàng tại vị trí trung chuyển nhưng không có trách nhiệm dỡ hàng xuống xe, chi phí đó do Người mua chịu do Người bán đã vận chuyển đến kho trung chuyển.

– Điều kiện FOB_ Free On Board – Giao hàng lên tàu

Free on board: Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Khác với FAS là giao hàng đến mạn tàu thì Người bán phải chịu thêm chi phí cẩu hàng lên tàu thì mới hoàn thành.

Điều kiện CFR_ Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí

Trong thực tế còn có thể viết dưới dạng: C&F, CNF,..
Trong điều kiện này Người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng. Chúng t a cũng có thể dễ nhớ qua công thức:

Giá CFR= Giá FOB + F ( Cước phí vận chuyển )

Còn chi phí dỡ hàng phụ thuộc hợp đồng vận chuyển kí kết nhưng đa số là do Người mua chịu

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).