1. Sự phát triển kinh tế học Áo

Carl Menger (28 tháng 2 năm 1840 – 26 tháng 2 năm 1921) là một nhà kinh tế người Áo và người sáng lập của trường phái Áo về kinh tế. Menger đã đóng góp vào sự phát triển của lý thuyết về chủ nghĩa cận biên (hiệu quả cận biên ), bác bỏ các lý thuyết giá trị sản xuất của giá trị, chẳng hạn như được phát triển bởi các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith và David Ricardo. Xuất phát từ điều đó, ông sẽ tiếp tục gọi quan điểm kết quả của mình, “Lý thuyết giá trị chủ quan”.

Carl Menger là người đầu tiên làm cho nhóm từ “kinh tế học Áo” có ý nghĩa, ảnh hưởng của ông vượt ra khỏi biên giới tổ quốc ông. “Câu lạc bộ Vienne” nuôi dưỡng những người Áo thuộc thế hệ thứ hai, nổi tiếng nhất là Ludwig von Mises (1881-1973) và Joseph Schumpeter (1883-1950), cả hai đều di cư sang Mỹ. Đến lượt Mises giảng dạy thế hệ thứ ba bao gồm Friedrich Hayek (sinh năm 1889), Oskar Morgenstern (1902-1977), Fritz Machlup (1902-1983), Paul Rosenstein-Rodan (1902-1985) và Gottfried Haberler (sinh năm 1901). Ở London, ảnh hưởng của Hayek đối với G. L. s. Shackle và Ludwig Lachmann. Ludwig cũng là người nhận bằng tiến sĩ ở Vienna. Mỹ, ảnh hưởng của Mises lan rộng đến Israel Kirzner và Murray Rothbard, những người tham dự hội thảo chuyên đề của ông ở đại học New York. Bằng cách này, nhiều thế hệ “Áo” nối tiếp nhau xuất hiện trong nghĩa rộng địa lý chứ không phải gói gọn ở nước Áo.

Những người phát triển tiếp cận kinh tế học Áo hiện đại nhấn mạnh năm điểm chính cần phân biệt, theo quan điểm của họ, kinh tế học Áo với trào lưu phân tích Tân cổ Điển. Năm điểm phân biệt là (1) chủ nghĩa chủ quan cấp tiến, (2) chủ nghĩa cá nhân phương pháp luận, (3) tính mục đích trong hành động con người, (4) tính phát sinh ngẫu nhiên và (5) bản chất luận phương pháp luận. Mỗi phân biệt trong số này đòi hỏi một số hoàn thiện.

2. Chủ nghĩa chủ quan cấp tiến

Chủ nghĩa chủ quan cấp tiến là một mạng lưới rộng cài đặt nhiều đề tài nước Áo. Cơ bản đối với tiếp cận Áo là sự thừa nhận các mối quan hệ thường trực làm nền tảng lý thuyết kinh tế là kết quả của sự lựa chọn của con người. Vì thế người Áo nhấn mạnh các vai trò của kiến thức và sai lầm trong việc ra quyết định cá nhân. Điều quan trọng là con người khác nhau về kiến thức, giải thích, dự đoán và cảnh giác, sao cho chủ nghĩa chủ quan có nghĩa rộng hơn những sở thích đơn thuần. Tất cả quyết định đều mang tính chất chủ quan tự nhiên. Một số thông tin không thể dự đoán hợp lý của một ai đó chứ không phải là cá nhân ra quyết định, nghĩa là cường độ và hình thức các lựa chọn và các dự đoán của anh ta. Vì ra quyết định là lĩnh vực của nhà doanh nghiệp. Do đó tư cách doanh nghiệp có vị trí đáng kể trong kinh tế học Áo.

Khía cạnh độc đáo và cấp tiến nhất là nhấn mạnh tính ưu việt hiệu dụng và phủ nhận phí tổn như một yếu tố cùng nghĩa (với hiệu dụng) trong quyết định giá trị. Điểm sau cùng này hình thành sự khác biệt rõ nét nhất với biến thể của Anh (Marshall and Jevons) trong lý thuyết giá trị Tân cổ Điển. Về cơ bản, người Áo cho rằng phí tổn kinh tế bản thân chúng mang tính chủ quan, căn cứ vào tính toán hiệu dụng mất đi khi tiến hành một Chọn lựa vào bất cứ lúc nào. Nói cách khác, người Áo kết hợp phí tổn với quyết định, một hành động trung hòa, chứ không kết hợp với một sự kiện hay một vấn đề. Điều này có nghĩa phí tổn là yếu tố phụ thuộc nhưng gắn bó chặt chẽ với hiệu dụng. Phí tổn mang tính chủ quan vì do người chọn nhận thức. Giá cả trả cho một hàng hóa vì thế tượng trưng hiệu dụng của nó chỉ riêng với người mua, không nhất thiết hiệu dụng của nó đối với bất kỳ người nào khác. Dòng tư tưởng này và phải truyền thông Marshall chặt chẽ vốn kết hợp phí tổn với sự kiện, vì thế xem phí tổn theo nghĩa khách quan.

3. Chủ nghĩa cá nhân phương pháp luận

Chủ nghĩa cá nhân phương pháp luận khẳng định biện pháp thích hợp nhất nghiên cứu hiện tượng kinh tế ở mức độ cá nhân. Nếu kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn, thì khi ấy con người phải để ý xem người chọn có hiểu mối quan hệ kinh tế hay không. Nhưng một số lựa chọn mang tính tập thể do một nhóm người cùng chọn (nghĩa là một ủy ban) có phải hơn là do một cá nhân riêng biệt chọn hay không? Có hai vấn đề nên xét đối với vấn đề này. Một là bất kỳ một nhóm ra quyết định tập thể gồm nhiều người mà quyết định cá nhân của họ hình thành khả năng phán đoán chung, vấn đề khác liên quan tính chất tổng hợp và loại thông tin chúng chuyển tải. Người Áo cho rằng chỉ riêng tổng hợp cũng có ý nghĩa ở nơi mà cân nhắc cá nhân không phải là vấn đề, tuy nhiên đối với người Áo, quyết định cá nhân luôn có ý nghĩa. Trong phân tích cuối cùng, sự chọn lựa giữa cá nhân hay tổng hợp ít nhất một phần là vấn đề quy phạm, và người Áo hoàn toàn dứt khoát trong việc lựa chọn phương pháp luận vì khía cạnh này.

4. Tính mục đích trong hoạt động của con người

Có một yếu tố mục đích luận trong tiếp cận Áo thể hiện trong nhấn mạnh của họ về hành động có mục đích của con người. Thế nhưng, đây là một loại mục đích luận không xem mục tiêu là tuyệt đối. Mục tiêu thay đổi qua thời gian, và rõ ràng chúng khác biệt giữa cá nhân này và cá nhân kế tiếp, vấn đề cơ bản mà người Áo khẳng định trong sự liên kết này là sự lựa chọn cá nhân không phải là kết quả của một số lực hút đơn thuần hướng về hiệu dụng. Đúng ra, cá nhân hành động có mục đích, cho dù mục đích ấy thường bị vô hiệu bởi sai lầm hay hiểu biết không đầy đủ. về phương diện này, người Áo rõ ràng chống Bentham, vì Bentham cho rằng con người đang bị đẩy thụ động bởi thích thú và đau khổ. Người Áo xem tất cả lựa chọn như liên quan đến tương lai, do đó dự đoán là những biến số kinh tế rất quan trọng. Những dự đoán này, cùng với mục đích phía sau hành động của mỗi người, định hình kế hoạch cá nhân và quyết định sau đó để thực hiện mỗi kế hoạch.

5. Tính phát sinh ngẫu nhiên

Khi nói kinh tế học Áo là phát sinh ngẫu nhiên là phải nói rằng kinh tế học Áo nhấn mạnh mối quan hệ bản chất hơn là chức năng. Thuyết chức năng nhấn mạnh việc phát triển các điều kiện phải được đáp ứng để thực hiện một số mục đích (nghĩa là liệt kê đặc điểm hình thành mô thức cạnh tranh). Người Áo quả quyết họ quan tâm đến tính chất và bản chất của vấn đề nhiều hơn và ít quan tâm đến hình thức. Có một khuynh hướng Aristotle mà tiếp cận Áo và phải, chẳng hạn, nỗ lực toán học hóa các quan hệ kinh tế được xem là vô ích vì toán học mang tính chức năng và định hướng theo hình thức, vì thế không thể đóng góp bất kỳ hiểu biết thực sự nào của môi quan hệ kinh tế cơ bản.

6. Bản chất luận phương pháp luận

Cuối cùng, kinh tế học Áo khẳng định là phi khoa học. “Thuyết khoa học vạn năng” là một từ do Hayek đưa ra để ám chỉ (theo quan điểm của ông không chính đáng) việc áp dụng nguyên tắc khoa học tự nhiên trong nghiên cứu con người. Hayek nhận thấy nỗ lực này rõ ràng không mang tính khoa học vì bao gồm áp dụng máy móc và không phê phán thói quen tư duy trong các lĩnh vực khác với lĩnh vực trong đó chúng được hình thành. Theo Hayek:

“Mang tính khoa học khi được phân biệt từ quan điểm khoa học không phải là không định kiến mà chính là tiếp cận rất định kiến, trước khi nó phải xét đến đổ tượng, biết chắc biện pháp nào là thích hợp nhất để nghiên cứu” (The Counter-Revolution of Science, trang 24).

Đối với Hayek, thủ phạm chính trong việc tiến hành cách bắt chước mù quáng phương pháp và ngôn ngữ khoa học của khoa học xã hội là Saint-Simon và Comte. Kết quả quan điểm này của Hayek, khẳng định của kinh tế học Áo khá khiêm tốn. Người Áo tìm cách hiểu xã hội con người và làm cho nó dễ hiểu hơn nhưng không quan tâm đến dự đoán.

7. Làn sóng đầu tiên của trường phái kinh tế học Áo

Trường phái Áo bắt nguồn từ Vienna trong Đế quốc Áo. Cuốn sách Nguyên tắc Kinh tế học năm 1871 của Carl Menger thường được coi là người nguồn gốc dẫn tới sự ra đời của Trường phái Áo và Carl Menger được coi là người đầu tiên sáng lập trường phái này.

Cuốn sách là một trong những luận thuyết hiện đại đầu tiên phát triển lý thuyết về mức độ thỏa dụng cận biên. Trường phái Áo là một trong ba trào lưu sáng lập của cuộc cách mạng chủ nghĩa cận biên những năm 1870, với đóng góp lớn của nó là việc giới thiệu cách tiếp cận chủ thể chủ nghĩa trong kinh tế học. Bất chấp tuyên bố này, John Stuart Mill đã sử dụng giá trị sử dụng theo nghĩa này vào năm 1848 trong Nguyên tắc kinh tế chính trị:

Giá trị sử dụng, hay như ông De Quincey gọi, giá trị viễn thông, là giới hạn cực hạn của giá trị trong trao đổi. Giá trị trao đổi của một vật có thể giảm xuống, với bất kỳ số lượng nào, so với giá trị sử dụng của nó; nhưng nó có thể vượt quá giá trị sử dụng, ngụ ý một sự mâu thuẫn; nó giả định rằng mọi người sẽ cho, để sở hữu một thứ, nhiều hơn giá trị tối đa mà bản thân họ đặt lên nó như một phương tiện để thỏa mãn khuynh hướng của họ.

Trong khi chủ nghĩa cận biên nói chung có ảnh hưởng, cũng có một trường phái cụ thể hơn bắt đầu tập hợp lại xung quanh công trình của Menger, được gọi là “Trường phái Tâm lý”, “Trường học Vienna”, hoặc “Trường học Áo”.

Những đóng góp của Menger cho lý thuyết kinh tế được theo sát bởi những đóng góp của Eugen Böhm von Bawerk và Friedrich von Wieser. Ba nhà kinh tế học này đã trở thành cái được gọi là “làn sóng đầu tiên” của Trường phái Áo. Böhm-Bawerk đã viết những bài phê bình sâu rộng về Karl Marx trong những năm 1880 và 1890 như là một phần của sự tham gia của người Áo vào Methodenstreit cuối thế kỷ 19, trong đó họ công kích các học thuyết Hegel của trường phái lịch sử.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)