1. Cha không có trách nhiệm nuôi con ngoài giá thú thì xử lý như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group ! Hiện tại em là 1 cô gái độc thân, và hiện đang có thai với 1 người đàn ông có vợ. Khi em quen biết người đàn ông này, em không biết người đàn ông này đã có vợ.Sau 1 thời gian,người đàn ông này mới thú nhận việc có gia đình rồi. Em biết chuyện và chấm dứt mối quan hệ với anh ta, nhưng vẫn còn liên lạc…
Sau khi chia tay, em phát hiện có thai và báo với anh ta. Anh ta yêu cầu em phá thai và em không đồng ý, em muốn giữ lại đứa trẻ và yêu cầu anh ta có trách nhiệm với đứa con. Anh ta chối bỏ trách nhiệm, không muốn có trách nhiệm về việc nuôi con. Trong trường hợp này, em có thể kiện anh ta không ah và yêu cầu anh ta phải có trách nhiệm trong việc nuôi đứa trẻ không ?
Xin chân thành cảm ơn.

Cha không có trách nhiệm nuôi con ngoài giá thú thì xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và thì luật trẻ em năm 2016 Bạn và người yêu chưa kết hôn nên con chung của 2 ngươì là con ngoài giá thú . Tuy nhiên về mặt sinh học , đó là con cuả bạn và người yêu bạn vì thế mà ngừoi yêu bạn dù đã có gia đình nhưng vẫn phải thực hiện nghiã vụ cấp dưỡng với đứa bé .

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Điều 4- Luật trẻ em 2016. Không phân biệt đối xử với trẻ em

Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Vậy căn cứ vào những phân tích trên thì người yêu bạn cần phải có trách nhiệm với đứa bé , nếu người yêu bạn không thực hiện nghĩa vụ vụ cấp dưỡng thì bạn có thể khởi kiện .

Bên cạnh đó, anh ta có hành vi chối bỏ đứa trẻ, bạn sẽ làm nhờ bên tòa án xác định cha cho con, yêu cầu giám định AND.

Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:

– Đơn yêu cầu xác đinh cha cho con (có thể xin tại Tòa án);

– Chứng minh thư nhân dân của mẹ (photo có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu của mẹ (photo có chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (photo có chứng thực);

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con (có thể là: – Giấy tờ hoặc thư do người bị kiện viết trong đó có thừa nhận đứa bé là con mình; – Xác nhận của công đồng dân cư về việc chung sống như vợ chồng,…).

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Có thể kiện không cấp dưỡng cho con ngoài giá thú được hay không ?

Kính thưa Luật sư của LVN Group, Tôi 39 tuổi, cách đây vài tháng tôi đến làm việc cho 1 gia đình là đại gia. Người chồng gặp tôi đăng tin tìm việc trên mạng có gặp riêng tôi ở quán cà phê và chỉ cách tôi về nói với vợ rằng tôi là em họ người bạn đến xin làm…

Tôi nghĩ không ảnh hưởng gì nên đồng ý. Mối quan hệ của tôi với vợ chồng con cái gia đình đó rất tốt, tôi sống rất chừng mực giữ ý nên tất cả chỉ là quan hệ công việc.. nhưng người chồng vẫn hay nhắn tin thăm hỏi tôi vui tôi buồn… lẽ ra mọi thứ vẫn bình thường cho đến đầu năm nay tôi chia tay bạn trai… trong lúc tôi đau khổ thì người chồng nhắn tin chia sẽ khuyên tôi đủ điều và cho tôi giải pháp là phải quan hệ với người khác (quan hệ với anh ta, anh ta muốn giúp tôi) tôi sẽ mau quên người bạn trai cũ. Ban đầu tôi từ chối vì lương tâm và tội lỗi…

Nhưng rồi anh ta quan tâm chăm sóc hỏi han tôi mỗi ngày kể cả những khơi gợi về thể xác khiến tôi từng ngày đổi ý và cuối cùng tôi bỏ qua cái phần người trong tôi và lao vào anh ta. Khi gặp nhau chúng tôi ko có biện pháp bảo vệ…lúc đó tôi có hỏi anh ta và cho anh ta biết là tôi đang giữa vòng kinh có thể rụng trứng nhưng mấy năm nay tôi sống với người bạn trai cũ cũng ko có tránh thai nhưng tôi ko hề dính thai. Anh ta nói vậy cứ để tùy duyên đi … hết tháng này đến kì kinh thì uống thuốc. Chúng tôi gặp nhau chừng 8 lần thì thấy trễ kinh và kết quả là có thai….

Khi biết có thai tôi với anh ta ngỡ ngàng vì tôi đã lớn tuổi không tin dễ như vậy và anh ta khuyên tôi hãy nói với mọi người là đứa bé thụ tinh, kêu sẽ trợ cấp lo cho con từ xa, tôi đồng ý vì tôi biết anh có 1 gia đình hạnh phúc vợ đẹp con xinh, giàu có, và tôi cũng chỉ là tình hờ không muốn gia đình họ có chuyện. Nhưng đến bây giờ thai tôi khoảng 2 tháng, tôi bị động thai và nhiều chi tiết phải giữ gìn tuyệt đối không được đi lại làm gì tôi hỏi tiền thì anh ta từ chối bảo rằng có lỗi với vợ không thể tạo thêm quả báo và không 1 lần thăm hỏi Mẹ con tôi ra sao?

>> Bây giờ tôi muốn khởi kiện anh ta đòi trách nhiệm với tôi và đứa bé có được ko? Và thủ tục khởi kiện tôi phải chuẩn bị tiền bạc thế nào? tất cả những chứng cứ đối đáp qua lại tôi đều giữ lại ?

Xin quý Luật sư của LVN Group tư vấn giùm.

Tôi có thể kiện người tình khi không chịu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú được hay không ?

Luật sư tư vấn và hướng dẫn về mức cấp dướng đối với con ngoài giá thú – Ảnh minh họa

Theo như thông tin chị cung cấp thì việc cha của cháu chối bỏ trách nhiệm do thấy có lỗi với vợ con. Và hiện nay chị muốn anh ta phải chịu trách nhiệm với con của mình.

Trong trường hợp này, chị cần đợi đến khi cháu bé được sinh ra. Sau đó chị sẽ làm thủ tục khởi kiện ra toà án nhân dân nơi anh ta đang đăng sinh sống và đăng ký hộ khẩu thường trú để yêu cầu làm thủ tục xác định cha cho con và yêu cầu cấp dưỡng. Nếu chị muốn đưa mọi thứ ra ánh sáng. Còn việc lựa chọn giải quyết về mặt tình cảm với anh ta hay giải quyết một cách dứt khoát là do chị quyết định. Tuy nhiên, nếu được giải quyết ra toà án nhân dân thì con chị trong giấy khai sinh sẽ có tên cha, và người cha đó phải có trách nhiệm với con của mình. Dù việc làm của chị và anh ấy có là sai trái, nhưng việc có cha cũng là quyền của con. Tóm lại, chị nên nghĩ đến lợi ích của cháu nhỏ để đưa ra quyết định.

3. Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú ?

Xin chào các anh, chị của văn phòng Luật sư của LVN Group LVN Group. Kính mong văn phòng Luật sư của LVN Group trả lời giúp tôi một câu hỏi như sau: Chị gái tôi năm nay 30 tuổi, chưa từng kết hôn, gần 1 năm trước quen a H hơn 40 tuổi (là một cán bộ lãnh đạo trong 1 cơ quan nhà nước, đã có gia đình và hai con gái, một cháu 8 tuổi và 1 cháu hơn 1 tuổi).

Quen anh H là vì anh này nói là có thể chạy việc cho tôi vào công chức nhà nước tại 1 tỉnh nọ với chi phí là 200triệu đồng và chị tôi đã gửi cho anh này 200triệu qua số tài khoản của anh này. Tong khi tôi vẫn đang làm việc ở Hà Nội thì hai người đã qua lại và có tình cảm với nhau và chị tôi đã có thai với anh H, đến giờ cháu bé được gần 1 tháng tuổi. Biết tin, anh này đã chuyển trả chị tôi 200triệu vào tài khoản đồng thời phủ nhận mọi trách nhiệm với đứa con. Vậy, tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group hai câu hỏi như sau:

– Thứ nhất tôi có thể kiện anh H này vì tội khi làm công chức mà còn nhận tiền ” chạy việc” trong khoảng thời gian gần 1 năm trời mới trả lại? và không lo được công việc cho tôi ( có đủ bằng chứng về số tiền anh này nhận để chạy việc đó là hoá đơn chuyển khoản tại ngân hàng và ghi âm cuộc gọi trong điện thoại của tôi vì đt tôi có cài chức năng ghi âm mọi cuộc gọi đến và đi, do dung lượng điện thoại cao nên hiện tại vẫn chưa bị xoá.

– Thứ hai là tôi phải làm gì để đòi quyền cấp dưỡng nuôi con cho cháu tôi, nếu viết đơn thì nội dung viết như thế nào? gửi cơ quan nào ?

Trân trọng cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn chế độ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch giữa bạn và anh H về việc chạy việc cho bạn về làm công chức tại tỉnh nọ với chi phí là 200 triệu đồng là một giao dịch được thực hiện hoàn toàn do sự tự nguyện, thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, việc “nhận tiền, chạy việc” lại là hành vi trái pháp luật, vậy nên giao dịch dân sự trên là giao dịch trái pháp luật. Giao dịch trên bị coi là vô hiệu vì nội dung và mục đích của giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật. Theo đó, hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu sẽ được thực hiện theo như Bộ luật dân sự năm 2015). Theo đó, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận và anh H đã hoàn trả số tiền 200 triệu cho bạn.

Nếu người công chức đó là người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền quyết định trực tiếp bạn vào làm việc tại cơ quan, thì hành vi của bạn có thể bị xem xét khởi tố về tội đưa hối lộ theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) và người công chức bị xem xét khởi tố về tội nhận hối lộ theo quy định tại 279 Bộ luật Hình sự.Như vậy bạn cần xem xét rõ chức vụ quyền hạn của người đó để nộp đơn tố cáo cho phù hợp.

“Điều 279. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản..”

Thứ hai, về việc đòi tiền cấp dưỡng cho cháu bạn.

Theo như bạn đề cập thì chị gái bạn có quan hệ tình cảm với anh H là người đã có vợ và con và dẫn đến hai người đã có con với nhau. Vì anh H đã có gia đình nên trong trường hợp anh H và chị gái bạn có mối quan hệ như vậy sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng, tuy nhiên mối quan hệ cha con giữa anh H và cháu bạn sẽ không bị ảnh hưởng vì: quy định Khoản 3 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ không được phân biệt đối xử với các con dù là con đẻ hay con nuôi, con ngoài gái thú hay con của một bên vợ hoặc chồng.

Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 20134 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ là không được phân biệt đối xử với các con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Như vậy dù không kết hôn với nhau nhưng anh H vẫn phải có nghĩa vụ đối với cháu của bạn như những đứa con khác của anh.

Như vậy chị gái bạn hoàn toàn có thể yêu cầu anh H thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng dù anh ta có phủ nhận đứa con đó có phải của mình hay không theo quy định tại khoản 1 Điều 107 :

“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ chồng hoặc theo quy định của Luật này

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghãi vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thwo quy định của Luật này.”

Như vậy nếu anh H từ chối cấp dưỡng và phủ nhận con của mình thì bạn và chị gái sẽ nộp đơn yêu cầu Tòa án buộc anh H sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Đơn khởi kiện theo mẫu đơn do pháp luật quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú ?

Kính chào Luật sư, mong Luật sư giải đáp giúp em vấn đề như sau: em và anh ấy yêu nhau từ năm 2003, anh ấy là Việt kiều Mỹ. Chúng em đã tìm hiểu và sau đó sống chung như vợ chồng. Đến năm 2006 chúng em có 1 con chung và khi con em tròn 1 tuổi thì em biết sự thật là anh ấy đã có con bên đó.

Biết được sự thật em quá sốc và chia tay. Hiện giờ em đã có gia đình mới, em muốn anh ấy có trách nhiệm phụ cấp dưỡng nuôi con cùng em có được không ạ và cần những thủ tục gì ạ?

Mong nhận được giải đáp của Luật LVN Group. Em xin chân thành cảm ơn !

Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng cho con ngoài giá thú ?

Luật sư tư vấn pháp luật Hôn nhân về chế độ cấp dưỡng, gọi: 1900.0191

Luật sư trả lời:

Con cái khi được sinh ra thì cả bố và mẹ đều có nghĩa vụ phải quan tâm, chăm sóc cho con. Việc quan tâm, chăm sóc này không phân biệt con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ hay con nuôi. Do vậy, nếu như bạn có căn cứ để xác định đây là con của bạn trai bạn thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu người này phải có trách nhiệm đối với con. Bởi theo quy định của Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định khá rõ về nghĩa vụ của cha mẹ như sau:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Đối với trường hợp này bạn có thể xem xét làm đơn yêu cầu cơ quan tòa án nơi bạn trai bạn đang cư trú để giải quyết-

5. Giải đáp thắc mắc về vấn đề cấp dưỡng cho con ngoài giá thú ?

Luật LVN Group giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề ly hôn và cấp dưỡng sau ly hôn.

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi năm nay 27 tuổi có quan hệ ngoài luồng với một người đàn ông 28 tuổi nhưng họ đã nói dối là chưa có vợ, khi tôi biết sự thật là anh ta đã kết hôn năm 26 tuổi, anh ta và vợ cũ chưa có con chung, hiện tại tôi và anh ta đã có một đứa con trai với nhau nhưng anh ta vẫn chưa ly hôn với vợ cũ mà lúc tôi mang thai được 5 tháng a ta đã bỏ đi, quay về sống với vợ cũ xem như không có chuyện gì xảy ra, còn cho vợ cũ chửi rủa, lăng mạ, sỉ nhục tôi, con tôi, gia đình tôi, về mqh giữa tôi và a ta có rất nhiều người hàng xóm xung quanh biết, giấy tờ siêu âm, khám thai định kỳ tôi đều giữ cả, hiện nay a ta đã có con chung với vợ cũ bầu được 3 tháng rồi. Trong quá trình sống chung với tôi anh ta có nhờ tôi vay giúp của ae, bạn bè đồng nghiệp số tiền là 20 triệu đồng nhưng không có giấy vay mượn, nhưng tôi có nhân chứng sống là những người cho vay chứng kiến, vì tin tưởng nên tôi đã đứng ra vay hộ. Bây giờ anh ta bỏ trốn, phủ nhận trách nhiệm về con cái và các khoản tiền tôi đã vay hộ một cách phũ phàng. Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group tôi có được quyền đòi lại số tiền đã cho a ta vay và quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con trai tôi khi tôi và a ta chưa đăng ký kết hôn không? Nếu tôi khởi kiện thì có bị vi phạm vào luật hôn nhân, gia đình là phá hoại hạnh phúc của người khác không? Nếu nộp đơn tôi gửi đơn về cơ quan nào? Hồ sơ gồm những giấy tờ gì ah? Rất mong Luật sư của LVN Group tư vấn và hướng dẫn. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình 2014 vàNghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình, bạn có quyền yêu cầu người này thực hiện cấp dưỡng cho con mình. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án nhân dân huyện nơi bạn có hộ khẩu thường trú giải quyết.

Đối với hành vi lợi dụng bạn để vay tiền rồi chối bỏ trách nhiệm của người này, bạn có thể tố cáo với cơ quan công an về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại BLHS 2015 sửa đổi, bỏ sung 2017.

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi ly hôn chồng đa hơn 2năm,nay tôi có con nhưng chưa làm giây khai sinh vì chưa đăng ki kết hôn nay tôi muốn đăng kí kết hôn đê làm giây khai sinh cho con phải làm sao?trước đây co liên lạc với chồng tôi nhưng chồng tôi nói bị mất giấy xác nhận ly hôn rồi.xin Luật sư của LVN Group giúp dùm ,xin cảm ơn.

Trả lời:

Thủ tục đăng ký kết hôn, tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, bạn cần chuẩn bị giấy tờ sau:

1.Tờ khai theo mẫu quy định

2. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

3. Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng đề chứng minh về nhân thân.

4. Trường hợp đăng ký kết hôn tại UBND xã, huyện nơi mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì bạn cần có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bạn nộp đơn đến Cơ quan tư pháp- Hộ tích của Ubnd cấp xã nơi mình hoặc chồng cũ của mình cư trú.

Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn về việc gia đình…hiện nay 2 vợ chồng tôi có chơi 2chưng hụi 500 và. Một chưng 1triệu chơi dùm e chồng 1chưng 500 giờ 2vợ chồng xảy ra mâu thuẫn thì chồng về sống với mẹ chồng còn tôi nuôi con sống với cha mẹ ruột,từ lúc sinh con được 1tháng rưỡi đến nay chồng ra đi không đưa tiền lo cho cho con,kể cả đóng hụi mà hụi của mẹ chồng thì hốt để lại không đóng chồng tôi thì cũng hốt mua xe để lại hụi chết không đóng tôi một mình vừa nuôi con vừa đóng hụi mà lâu lâu chồng lại dành bắt con mà còn hâm dọa đánh tôi trong khi con mới 12tháng chưa vứt sữa vậy tôi nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi về quyền nuôi con và chia tài sản như thế nào khi ly hôn…

Việc giải quyết vấn đề quyền nuôi con và chia tài sản trước tiên sẽ do hai vợ chồng thỏa thuận , nếu không thỏa thuận được sẽ được tòa án giải quyết theo quy định tại Luạt hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Kính gửi Luật sư của LVN Group. Tôi và vợ kết hôn tháng 1/2014 có đi đăng ký kết hôn tại nơi tôi ở. Sau một thời gian chung sống do bất đồng nên vợ tôi đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ sinh sống. Đến tháng 10/2014 vợ tôi sinh con. Khi ra xã đăng ký khai sinh cho con thì vợ tôi không xuất trình giấy đăng ký kết hôn và xã đã làm giấy khai sinh cho con tôi là ngoài giá thú ( vợ tôi chưa chuyển khẩu về nhà tôi và con mang họ mẹ). Tháng 7/2016 chúng tôi được tòa xử thuận tình ly hôn. Tôi được quyền nuôi con.Do giấy khai sinh của con tôi không đúng tôi đã lên xã để yêu cầu làm lại và đc xã chuyển hồ sơ lên huyện để xem xét, ngày 15/11/2016 huyện có ra quyết định hủy toàn bộ giấy khai sinh do xã cấp vì không đúng sự thât. Tôi muốn xã cấp lại giấy khai sinh cho con tôi đầy đủ có cả bố và mẹ thì được xã yêu cầu mang sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của vợ tôi lên. Nhưng khi lên nhà vợ tôi để nói chuyện thì bên ngoại gây khó dễ và mẹ cháu có nói là không quan tâm. Vậy xin Luật sư của LVN Group tư vấn để tôi có thể làm lại giấy khai sinh cho con tôi được đầy đủ

Trả lời:

Bạn cần đề nghị cơ quan công an huyện xác nhận lại thông tin về chứng minh nhân dân của vợ để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp giấy khai sinh cho con.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân – Công ty Luật LVN Group.