Luật sư tư vấn:

1. Chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1.1 Chấm dứt hôn nhân do một bên chết

Khi vợ hoặc chồng chết, quan hệ hôn nhân chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng chẩm dứt.

1.2 Chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết

– Khi Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì hôn nhân của họ châm dứt. Quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng chấm dứt.

Thời điểm chấm dứt hôn nhân là ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết được xác định trong bản án theo quy định của Bộ luật Dân sự. Nếu Tòa án không xác định được ngày chết của người đó thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết và là thời điểm chấm dứt hôn nhân.

– Trong trường hợp người vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết lại trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Khi đó, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết với vợ hoặc chồng của họ được giải quyết như sau:

+ Về quan hệ nhân thân: Ke từ ngày quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết có hiệu lực thì hôn nhân của họ sẽ được khôi phục nếu người vợ hoặc chồng của họ chưa kết hôn với người khác. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết đã kết hôn với người khác, thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp Tòa án đã giải quyết ly hôn do một bên mất tích, sau đó Tòa án ra quyết định tuyên bố người mất tích là đã chết. Neu người bị tuyên bố là đã chết trở về thì quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

+ về quan hệ tài sản của người bị tuyên bổ là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng: Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản của vợ chồng có trước khi Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết mà đã được chia thì việc chia tài sản đó vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

2. Chấm dứt hôn nhân do ly hôn

2.1 Quyền yêu cầu ly hôn

Về nguyên tắc, chỉ có vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Không ai có quyền nhân danh vợ, chồng để yêu cầu ly hôn. khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên, thực tế đã có trường hợp một bên bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, bên kia không những không quan tâm, chăm sóc theo đúng nghĩa vụ mà còn hành hạ, ngược đãi hoặc có các hành vi khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng… Đe bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp người vợ hoặc chồng bị tâm thần lại đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn.

Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, xuất phát từ tính nhân đạo của pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường họp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Điều hạn chế này chỉ áp dụng đối với người chồng. Do đó, nếu người vợ có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi lại yêu cầu ly hôn thì Toà án vẫn thụ lý và giải quyết theo thủ tục chung về ly hôn.

2.2 Căn cứ ly hôn

– Căn cứ thứ nhất: Sự tự nguyện thật sự của vợ chồng (áp dụng trong trường hợp thuận tình ly hôn).

Sự tự nguyện ly hôn của vợ và chồng thể hiện bàng đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn do vợ và chồng cùng ký. Vợ chồng tự nguyện ly hôn phải trên cơ sở họ thật sự mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nếu vợ chồng tự nguyện ly hôn nhưng chỉ là để chấm dứt hôn nhân về mặt pháp lý nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trên thực tế thì là ly hôn giả và Tòa án không thể công nhận thuận tình ly hôn cho họ. Có thể nói, trong thuận tình ly hôn thì sự tự nguyện thực sự của vợ và chồng là điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

– Căn cứ thứ hai: Nợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lầm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (áp dụng trong trường hợp ly hôn do yêu cầu của một bên vợ, chồng).

Đánh giá tình trạng vợ chồng đã đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được phải trên cơ sở nhận định rằng: Vợ chồng không còn yêu thương nhau; những mâu thuẫn giữa vợ và chồng sâu sắc đến mức không thể hòa giải được; quan hệ vợ chồng rạn nứt đến nỗi không thể hàn gắn được; việc vợ chồng tiếp tục chung sống là bất hạnh lớn của vợ chồng, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của những thành viên trong gia đình, đặc biệt là tới việc chăm sóc, giáo dục con cái; sự tồn tại quan hệ hôn nhân đó không thể xây dựng được một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Để có thể đưa ra nhận định trên thì cần phải dựa vào các biểu hiện thực chất trong quan hệ giữa vợ và chồng thông qua thái độ và hành vi của vợ, chồng. Nếu vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng dẫn đến quan hệ vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

– Căn cứ thứ ba: Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người chồng, vợ bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình (áp dụng trong trường họp ly hôn do yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích của một bên khi vợ, chồng bị tâm thần hoặc bị bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình).

Trường hợp cha, mẹ, người thân thích yêu cầu ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì phải có đủ căn cứ cho rằng bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh

khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Có nghĩa là chồng, vợ có lỗi nghiêm trọng đối với người bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình thì Tòa án mới chấp nhận yêu cầu ly hôn.

– Căn cứ thứ tư: Nợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố mất tích (áp dụng đối với trường hợp một bên chồng hoặc vợ yêu cầu).

Khi vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích thì Quyết định tuyên bố mất tích của Toà án được coi là căn cứ để giải quyết ly hôn nếu người chồng hoặc vợ của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu được ly hôn.

2.3 Hoà giải trong giải quyết ly hôn

– Hòa giải ở cơ sở:

Hòa giải ở cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc khi vợ chồng yêu cầu ly hôn. Hòa giải ở cơ sở là giải pháp đưa ra để vợ chồng tự lựa chọn. Vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà không qua hòa giải ở cơ sở.

Hòa giải ở cơ sở được quy định tại Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013. Mục đích của việc hoà giải ở cơ sở đối với các trường hợp vợ, chồng có đơn yêu cầu ly hôn là giúp cho các bên vợ chồng tự giải quyết mâu thuẫn dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ và thuyết phục của Tổ viên tổ hoà giải. Nếu hoà giải tại cơ sở không thành thì vợ, chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

– Hoà giải tại Toà án:

Hoà giải tại Toà án là thủ tục bắt buộc khi giải quyết các vụ ly hôn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi hòa giải, Thẩm phán cần giải thích để mỗi bên vợ, chồng thấy rõ sai lầm của mình, giúp vợ chồng hiểu rõ trách nhiệm đối vợi nhau, với con cái, với gia đình và xã hội. Đặc biệt, các Thẩm phán phải giải thích cho vợ, chồng thấy rõ hậu quả của ly hôn để họ suy nghĩ về yêu cầu ly hôn.

Những trường hợp ly hôn mà Tòa án không tiến hành hòa giải được là: Vợ hoặc chồng đề nghị không tiến hành hòa giải; bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự; một bên vắng mặt vì lý do chính đáng (Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

2.4 Giải quyết các trường hợp ly hôn

– Thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường họp cả vợ và chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Trong trường hợp vợ chồng cùng thuận tình ly hôn, không bên nào bị cưỡng ép, lừa dối, không ly hôn giả và đã thỏa thuận được về con chung, tài sản chung và sự thỏa thuận đó

bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn, đồng thời công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về con chung và tài sản chung.

Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được về con chung, tài sản chung hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án mở phiên tòa giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tại phiên tòa, Tòa án chỉ giải quyết vấn đê mà vợ chông không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

– Ly hôn do một bên yêu cầu

Ly hôn do một bên yêu cầu là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng yêu càu được chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ, trừ trường hợp không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu.ly hôn rút đơn yêu cầu ly hôn thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu người yêu cầu ly hôn không rút đơn yêu cầu ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành, nếu vợ, chồng không thay đổi ý kiến cũng như Viện kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành và quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.

Nếu Toà án hoà giải đoàn tụ không thành thì lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành và mở phiên toà xét xử theo thủ tục chung.

Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn nếu xét thấy vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình.

2.5 Hậu quả pháp lý về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, quan hệ đối với con chung và giải quyết tài sản riêng của vợ, chồng

– Quan hệ nhân thần giữa vợ và chồng

Ke từ ngày bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Toà án có hiệu lực, các bên chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Giữa vợ và chồng chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về nhân thân theo Luật Hôn nhân và gia đình. Mỗi bên vợ, chồng có quyền kết hôn với người khác. Trong trường họp một bên có khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia phải cấp dưỡng theo khả năng.

– Về quan hệ đối với con chung

Chồng ly hôn vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con chung. Nếu con chung chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì vợ chồng phải thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 (bảy) tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc các bên có thoả thuận khác.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và có quyền được thăm nom con, nhưng nếu lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của họ. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Trong trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của các bên và vì lợi ích của con, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc mức cấp dưỡng và phương thức cấp dường cho con. Thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng phải xem xét đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên.

– Giải quyết tài sản riêng của vợ, chồng

Khi vợ chồng ly hôn, tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Nếu không đủ căn cứ để chứng minh tài sản nào đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì tài sản đó được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng vợ chồng đã thỏa thuận nhập vào khối tài sản chung hoặc đã sử dụng để đáp ứng nhu cầu của gia đình thì khi vợ chồng ly hôn không được đòi lại.

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó. Nếu chồng hoặc vợ (không phải chủ sở hữu nhà) có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến pháp luật hôn nhân gia đình về chấm dứt hôn nhân giữa vợ và chồng, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group