1. Tìm hiểu về chấm dứt nghĩa vụ dân sự:
Khi có sự kiện pháp lí là căn cứ làm chấm dứt nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật dân sự, thì người có nghĩa vụ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó nữa. Nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây: nghĩa vụ được hoàn thành; theo thoả thuận của các bên; bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ; nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác; nghĩa vụ được bù trừ; bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một; thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự đã hết; bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân, chủ thể khác chấm dứt mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó thực hiện; bên có quyền là cá nhân đã chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chủ thể khác chấm dứt mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân, chủ thể khác; vật đặc định là đối tượng của rghĩa vụ dân sự không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ dân sự khác; nghĩa vụ cũng chấm dứt trong các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.
2. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự hiện nay ?
Cũng như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt do những sự kiện nhất định – những sự kiện pháp lí.
2.1 Sự kiện pháp lí là gì ?
Là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh các hậu quả pháp lí (có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự). Một sự kiện xảy ra trong thực tế có thể làm phát sinh nhiều hậu quả pháp lí, ví dụ: một người chết làm chấm dứt tư cách chủ thể cùa họ đồng thời làm phát sinh quan hệ thừa kế. Có thể nhiều sự kiện pháp lí làm phát sinh một hậu quả pháp lí, như một người chết có di sản thừa kế, có di chúc hợp pháp để lại làm phát sinh thừa kế theo di chúc; nếu cái chết đó do một hành vi phạm tội sẽ làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. Có nhiều trường hợp phải có nhiều sự kiện pháp lí mới làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Đa số quan hệ pháp luật dân sự được phát sinh từ nhiều sự kiện pháp lí. Tập hợp các sự kiện pháp lí làm phát sinh hậu quả pháp lí được gọi là thành phần các sự kiện pháp lí.
2.2 Phân loại sự kiện pháp lí
Có nhiều cách phân chia sự kiện pháp lí, dựa vào hậu quả pháp lí và các giai đoạn biến động của quan hệ pháp luật dân sự có thể phân chia sự kiện pháp lí thành các sự kiện làm phát sinh, các sự kiện làm thay đổi, các sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Nhưng thông thường các sự kiện pháp lí được phận loại theo nguồn gốc phát sinh.
a) Hành vi pháp lí
Là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm ỉàmphát sinh hậu quả pháp ỉí (phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự). Hành vi pháp lí được coi là căn cứ phổ biển nhất được luật dân sự quy định làm phát sinh hậu quả phấp lí. Đó là phương tiện để thực hiện ý chí của các chủ thể, tạo ra các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng. Các hành vi pháp lí được phân chia thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
– Hành vi hợp pháp là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự (như sự giao kết hợp đồng mua bán tài sản làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên mua bán).
– Hành vi bất hợp pháp lầ những hành vi được thực hiện ttái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc chung của phâp luật và đạo đức xã hội. Khi có hành vi bất hợp pháp sẽ bị áp dụng các chế tài của pháp luật làm phát sinh hậu quả pháp lí (không thực hiện hợp đồng, gây thiệt hại cho người khác).
– Quyết định cùa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hậu quả pháp lí cũng thuộc hành vi pháp lí (quyết định cấp đất, phán quyết của toà án về bồi thường thiệt hại).
b) Cách xử sự pháp lí
Là hành vi không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lí nhưng do quy định của pháp luật, hậu quả pháp ư được phát sinh (người đào được tài sản có giá trị lớn được hưởng 50% giá trị nếu không phải là cổ vật).
c) Sự biến pháp lí
Sự biến pháp lí là những sự kiện xảy ra không phụ thụộc vào ý muốn của con người nói chung và những người tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng. Sự biến pháp lí chỉ có ý nghĩa khi pháp luật quy định trước những hậu quả pháp lí.
– Sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra ứong thiên nhiên hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của con người (động đất, núi lửa, lữ lụt, sét..).
– Sự biến tương đổi là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiến hành nhưng không phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quạ pháp lí đối với họ.
d) Thời hạn pháp lý
Là sự kiện pháp lí đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thời gian là khái niệm thuộc phạm trù triết học không có bắt đầu và kết thúc, thời gian trôi đi không phụ thuộc vào ý chí của con người. Đến một thời điểm nhất định nào đó, theo quy định của luật dân sự sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lí (thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ nghĩa vụ, thời hiệu khởi kiện).
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, thừa kế, quan hệ tài sản, xử lý tranh chấp tài sản … và các vấn đề khác liên quan … Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group (biên tập)