1. Chậm trả nợ vay tài chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Thưa Luật sư, em tên Nguyễn Ngọc Thơm, hiên tại em có vay của Homecredit.vn số tiền là 17.000.000 đồng và trả góp trong vòng 18 tháng tổng số vốn và lãi 31.518.000 đồng. Em đã góp được 9 tháng, trong tháng này em bị trễ hạn là 12 ngày.
Có 1 nhân viên của Homecredit.vn gọi điện hối thúc em đóng và em đã hẹn ngày 05/03/2016 khi chồng em đi Sài Gòn về em sẽ đóng, nhân viên của ngân hàng của đã đồng ý.
Nhưng sáng hôm nay, em nhận được 1 tin nhắn từ số điện thoại 0128504XXX với nội dung: “Văn phòng pháp lý yêu cầu Nguyễn Ngọc Thơm thanh toán số tiền trước 15h hôm nay. Nếu không đúng hẹn sẽ bồi thường hợp đồng, phạt tù 3 năm theo điều 139 Bộ Luật Hình sự về tội trốn tránh chiếm đoạt tài sản.”
Hiện em đang mang thai nên không đi làm được chỉ có chồng em đi làm nhưng anh ấy chưa về kịp. Luật sư cho em hỏi em bị trễ hẹn vì chưa lo kịp tiền nhưng mà bên đó cho là em trốn tránh và chiếm đoạt tài sản, như vậy khi ra tòa em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không ạ?
Em xin cám ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.0191

Trả lời:

Đầu tiên, theo như thông tin mà chị cung cấp, nội dung tin nhắn gửi đến chị nói rằng: ” “Văn phòng pháp lý yêu cầu Nguyễn Ngọc Thơm thanh toán số tiền trước 15h hôm nay. Nếu không đúng hẹn sẽ bồi thường hợp đồng, phạt tù 3 năm theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự về tội trốn tránh chiếm đoạt tài sản.” Hiện tại, Bộ Luật Hình sự của Việt Nam không có khái niệm về tội “trốn tránh chiếm đoạt tài sản”. Theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự năm 2015(Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự 2017) chỉ có quy định về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;…

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;…

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;..

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Như vậy, về mặt khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động.

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Về mặt chủ quan, người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo.

Theo như thông tin mà chị cung cấp, việc chị sở hữu số tiền vay là thông qua hợp đồng vay trả góp, việc chị trả chậm tiền cũng không phải là cố ý. Do đó, không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chị về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2. Trả nợ không đúng thời hạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Kính chào quý công ty, Tôi muốn Luật sư giải quyết vấn đề này giúp tôi: Ngày 22/20/2015 Ông A có vay của tôi 20 triệu có giấy vay nợ viết tay. Ông A có nói sẽ trả cho tôi vào ngày 15/12/2015. Nhưng sau đó qua ngày hẹn mà không thấy ông A trả tiền. Được biết ông A đang gặp khó khăn về kinh tế nên chưa trả được tôi và đã nói với tôi. Ông A hứa sẽ trả cho tôi. Vậy tôi cứ phải chờ mãi sao? Làm sao tôi đảm bảo được quyền lợi của mình?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

Giao dịch mà bạn thực hiện với ông A được thực hiện qua hợp đồng dân sự được quy định như sau:

– Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Trách nhiệm khi thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng thời hạn được quy định như sau:

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, khi ông A không thực hiện nghĩa vụ dân sự theo thời hạn mà hai bên thỏa thuận thì ông A phải chịu trách nhiệm về việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định nêu trên. Bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu ông A trả tiền.

3. Điểm khác nhau giữa hợp đồng vay tài sản và hợp đồng mượn tài sản?

Tiêu chí

Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng mượn tài sản

Đối tượng

Thông thường, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là 1 khoản tiền. Tuy nhiên trong thực tế đối tượng còn có thể là vàng, kim khí, đá quý hoặc 1 số lượng tài sản khác.

Ví dụ: gạo, tiền, vàng

Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Ví dụ: Xe máy, điện thoại,..

Tính chất của hợp đồng

– Hợp đồng song vụ (nếu hai bên có thỏa thuận về trả lãi trong hợp đồng vay tài sản)

– Là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản

– Là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

– Là hợp đồng thực tế. Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên

Trả lãi

Trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc trả lãi của pháp luật có quy định

Không có việc trả lãi

Tính đền bù của hợp đồng

Là hợp đồng dân sự có đền bù hoặc không có đền bù.

– Hợp đồng có đền bù khi các bên có thỏa thuận về lãi khi vay tài sản;

– Hợp đồng không có đền bù khi các bên không có thỏa thuận về việc trả lãi.

Hợp đồng dân sự không có đền bù. Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.

Quyền đối với tài sản

Quyền sở hữu: Bên vay trở thành chủ sở hữu của tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản đó

Quyền sử dụng: Bên vay chỉ có quyền sử dụng tài sản sau khi nhận tài sản mượn

Quyền đòi lại tài sản

– Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của BLDS hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

– Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

– Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

– Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

Quyền trả lại tài sản

– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Bên mượn tài sản phải trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được; Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn và phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Quyền trả lại tài sản

– Nếu vay tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu vay tài sản là vật khác thì phải trả vật cùng loại, đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

– Phải trả lại đúng tài sản đã mượn.

Trong quá trình sử dụng phải giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng tài sản. Nếu tài sản hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

– Phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Ví dụ

A vay B 200.000 đồng để tiêu dùng. Khi nào nhận lương, A sẽ trả cho B.

A mượn vở của B để ghi chép bài, hôm sau đi học, A trả lại vở cho B

4. Hình thức của hợp đồng dân sự?

Hình thức miệng (bằng lời nói)

Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp dòng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau (bạn bè cho nhau vay tiền) hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt.

Hình thức viết ( bằng văn bản)

Trong văn bản, các bên phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản. Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy, đối với hợp đồng mà việc thực hiện không cùng lúc với việc giao kết thì các bên thường chọn hình thức này. Thông thường, hợp đồng được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ một bản.

Hình thức có công chứng, chứng thực, đăng ký

Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được bảo đảm, các bên vẫn có thể chọn hình thức này để giao kết hợp đồng.

5. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng?

Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đã được xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà hiệu lực của hợp đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Vì vậy, hợp đồng dân sự được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau:

– Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng

– Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản hợp đồng

– Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký.

– Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp pháp luật quy định.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Luật LVN Group biên tập