1. Khái niệm

Chặng đường biển ngắn (Short sea) là vận tải thương mại quốc tế bằng đường biển trên những tuyến đường ngắn.

 

2. Sự ra đời của vận tải đường biển

Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các loại hình vận tải khác như đường không hay tàu hòa. Ngay từ thế kỷ thứ 5 TCN, những quốc gia Cổ đại như Ai Cập, Trung Quốc,.. đã sử dụng đường biển để giao thương bới nhau.

Ngày này, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vẩn tải đường biển ngày trở nên quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Không những thế, cơ sở hạ tầng của vận tải biển cũng được cải thiện và nâng cấp khi hệ thống bến bãi, cảng được nâng cấp và hệ thống tàu thuyền hiện đại hơn, di chuyển nhanh hơn và an toàn hơn, vận chuyển được khối lượng lớn hơn.

 

3. Đặc điểm của ngành vận tải đường biển

Phương thức vận tải đường biển được chia làm loại vận chuyển hàng hóa và vận chuyển người (ở nước ta phổ biến vận chuyển hàng hóa).

Tùy vào mỗi loại hàng sẽ có những phương thức vận chuyển riêng. Các mặt hàng đông lạnh sẽ được vận chuyển bằng các loại tàu có lắp đặt thiết bị máy lạnh và thường di chuyển nhanh để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận một cách nhanh nhất, tránh bị hư hỏng hàng.

Một số loại hàng container sẽ được các loại tàu chuyên chở container đảm nhận và thường có kích thước lớn chịu được tải trọng lớn. Còn các loại hàng chất lỏng, chất hóa học sẽ được vận chuyển theo các vận tải chuyên dụng.

Vận tải đường biển là một trong những loại hình vận tải được nhiều người quan tâm hiện nay. Vận tải đường biển có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng như trong đời sống con người, không chỉ vận vận chuyển hàng hóa mà còn vận chuyển người.

Giống với các phương thức vận chuyển khác, quá trình di chuyển hàng hóa thông qua được biển được diễn ra theo quy trình sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, đến địa chỉ hoặc kho để lấy hàng.

Bước 2: Khai hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa nếu hải quan yêu cầu, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ, xin giấy phép lưu hành tự do.

Bước 3: Hàng được vận chuyển đến bến cảng và kiểm tra

Bước 4: Xếp hàng lên tàu và bắt đầu di chuyển

Bước 5: Hàng đến cảng, tiến hành dỡ hàng sau đó giao đến địa chỉ người nhận.

 

4. Sự khác biệt vận tải đường biển so với những phương thức khác – Đặc điểm của ngành vận tải đường biển

Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, từ lâu luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt giữa dịch vụ vận tải đường biển, bộ, sắt và hàng không. Mỗi hình thức vận tải có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, dưới đây là sự khác biệt của vận tải đường biển so với những phương thức khác:

– Có thể chở được khối lượng hàng lớn gấp nhiều lần so với đường bộ, đường hàng không.

– Chuyên chở tất cả các loại hàng hóa

– Cước phí vận chuyển rẻ

– Có tính an toàn cao vì ít khi bị va chạm giữa các tàu hàng

– Tốc độ di chuyển của vận tải đường biển chậm, thời gian vận chuyển từ 4 – 5 ngày trở lên, trong khi đó đường sắt, đường bộ chỉ khoảng 1 ngày, đường hàng không chỉ từ 1 – 2 giờ đồng hồ.

– Các loại thủ tục trong vận tải đường biển phức tạp

– Phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, điều kiện tự nhiên.

 

5. Ưu, nhược điểm của vận tải đường biển

Bất kì loại hình vận tải nào cũng không tránh được những ưu và nhược điểm. Điều quan trọng là ta cần biết nắm bắt những ưu điểm và làm sao để loại bỏ được nhược điểm, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ưu điểm của ngàng vận tải đường biển:

– Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là những tuyến đường giao thông tự nhiên, không tốn phí xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng.

– Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa và năng lực chuyên chở lớn khi có thể chở một khối lượng hàng hóa lớn trên chặng đường dài.

– Có thể giao nhận hàng hóa ở khắp mọi nơi không hạn chế về đường đi do 70% trái đất là nước. Hình thức vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển khác.

Trong khi vận chuyển bằng đường không sẽ có hạn chế về kích thước và khối lượng lô hàng, vận chuyển về đường tàu hỏa sẽ có hạn chế về thời gian hay như vận chuyển bằng đường bộ sẽ hạn chế về khối lương lô hàng và cả thời gian với những tuyến đường dài.

– Chi phí rẻ. Các tuyến vận tải đường biển đa số là tự nhiên và được khai thác một cách hợp lí mà không mất phí thi công, tu sửa hay lắp đặt.

– Khả năng sử dụng vận chuyển đường biển bằng các Container chuyên dụng cao.

Khả năng chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn.

Nhược điểm của hình thức vận chuyển này:

– Có khả năng gặp nguy hiểm cao vì bốn bề là nước, khó có khả năng thoát thân.

– Phục thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.Chịu ảnh hưởng nặng nề về yếu tố thời tiết, không thể di chuyển được khi bão, sóng thần hay mưa to.

– Thời gian vận chuyển chậm, không thích hợp với những loại hàng hóa đang cần được giao nhanh.Tốc độ tàu thấp, việc tăng tốc độ của tàu bị hạn chế.

Với những ưu nhược điểm trên, ta có thể thấy, vận tải biển phù hợp với chuyên chở hàng hóa giao lưu quốc tế, với khối lượng hàng hóa lớn, cự lu vận chuyển dài và không yêu cầu thời gian quá gấp.

 

6. Lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Nhiều ưu điểm nhưng vận chuyển hàng hóa đường biển cũng không hề an toàn tuyệt đối. Nhất là khi vận chuyển một khối lượng hàng hóa lớn trên chặng đường dài. Những rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào ví dụ như chiến tranh, thiên tai như bão, đắm tàu,… Trong quá trình vận chuyển cũng có thể xảy ra rủi ro về kĩ thuật, sự cố ngoài ý muốn.

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường biển, việc các tàu dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc quốc gia khác nhau cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của quốc gia đó. Người chuyên chở cũng có thể gây ra sự sai sót trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, theo luật hàng hải các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường.

 

7. Sự phát triển của ngành vận tải biển

Ngành vận tải biển đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới khi các phương tiện giao thông hiện đại chưa ra đời thì ngành vận tải biển là một trong những ngành chịu tránh nhiệm vận chuyển hàng hóa cũng như con người từ khu vực này đến khu vực khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác. Ngành vận tải biển phát triển dần dần và chưa bao giờ trở nên lỗi thời, mỗi thời đại có những phương tiện cũng như cơ sở hạ tầng phát triển riêng.

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì ngành vận tải biển trở nên hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Sự hình thành của các phương tiện vận chuyển ngày càng được cải tiến có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa hơn, đa dạng các loại hàng hóa chứ không còn hàng hẹp như trước kia nữa. Các cảng, bến tàu, bãi, bến càng ngày được xây dựng nhiều hơn với cơ cấu hạ tầng vững chắc và an ninh hơn. Trang thiết bị đi tàu vận chuyển cũng được trang bị đầy đủ và đảm bảo tín mạng con người càng ngày được phát triển. Các công tác cứu hộ cứu nạn trên biển cũng được chú trọng và quan tâm đến.

Hiện nay, các doanh nghiệp càng ngày càng quan tâm đến ngành vận tải biển, chuyển hướng đầu từ vào ngành này cũng khá nhiều. Đi đôi với đó là sự phát triển kinh tế cũng như giao thương giữa các nước cũng được mở rộng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển.

 

8. Quy trình vận chuyển hàng hóa đường biển

Vận tải đường biển là một trong những hoạt động vận tải có liên quan tới vận tải biển và các phương tiện vận tải đường biển. Sử dụng những tàu thuyền, bến bãi, cảng để vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này tới quốc gia khác hoặc từ khu vực này tới khu vực khác trong cùng lãnh thổ.

Hiện tại, vận tải đường biển mang lại một nguồn doanh thu khá lớn. Với việc sử dụng các cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải biển, những khu đất, bến bãi vũng vịnh để làm nơi thuyền tàu neo đậu đẻ phục vụ việc vận chuyển người và hàng hóa trên những tuyến đường biển.

Bước 1: Đơn vị vận chuyển tới lấy hàng từ nhà kho của người xuất khẩu. Trong quá trình tới lấy hàng thì bên vận chuyển thì sẽ tiết kiệm được chi phí tối đa nhất.

Bước 2: Đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành khai báo hải quan, tiến hành thông quan hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ và xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu.

Bước 3: Đơn vị vận chuyển tiến hành đặt lịch tàu đối với hàng vận chuyển đường biển. Lịch sẽ được đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với khách hàng cũng như thời gian vận chuyển để khách hàng cân đối chi phí và thời gian tốt nhất.

Bước 4: Xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng ( telex release). Các đơn vị vận chuyển sẽ xuất cho khách hàng một vận đơn thông thường gổm 3 bản gốc và 3 bản coppy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.

Bước 5: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), các đơn vị vận chuyển tiến hành làm thủ tục hải quan, thông quan, kiểm hóa hàng hóa nếu có giúp khách hàng. Tại đây đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành nhận chứng từ từ phía người nhập khẩu, nên tờ khai và kế hoạch làm hàng hải quan.

Bước 6: Các đơn vị vận chuyển vận chuyển nội địa, giao hàng từ càng biển tới tận xưởng, kho cho người nhận tại Việt Nam. Sau khi làm xong thủ tục hải quan. Các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành đưa hàng từ cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe tải hoặc đầu kéo container.

Bước 7: Giao hàng và nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).