1. Chánh án là gì ?

Chánh án tòa là một chức danh nhà nước được dùng để chỉ một người đứng đầu cơ quan xét xử còn chức danh thẩm phán được dùng chỉ người có thẩm quyền xét xử một vụ kiện hay xét xử một vụ vi phạm pháp luật bị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn đề nghị truy tố trước pháp luật. Chỉ có Thẩm phán mới có quyền nhân danh Nhà nước tuyên án khi xét xử một vụ án cụ thể, Chánh án có quyền kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không. Khi Chánh án trực tiếp xét xử một vụ án cụ thể thì lúc đó Chánh án được gọi là thẩm phán của phiên tòa (với điều kiện chánh án phải được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán. Thông thường Chánh án đều được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán).

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nhiệm kì của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước: trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội.

Chánh án Tòa án quân sự trung ương do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Chánh án tòa án nhân dân địa phương do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức sau khi thống nhất với thường trực hội đồng nhân dân cùng cấp. Chánh án toà án quân sự quân khu và tương đương, Chánh án toà án quân sự khu vực do Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Nhiệm kì của Chánh án tòa án quân sự và Chánh án tòa án nhân dân địa phương là 5 năm.

Chánh án tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân cùng cấp; trả lời chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân. Chánh án tòa án quân sự trung ương là phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chánh án tòa án là gì?

Chánh án được chia thành hai nhóm nhiệm vụ với những nhiệm vụ khác nhau đó là: nhóm có nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tố tụng xét xử ( tòa án, nhóm thứ hai là nhóm có nhiệm vụ và quyền hạn trách nhiệm khi tiến hành xét xử giải quyết vụ án hình sự.

2.1 Nhiệm vụ của nhóm người đứng đầu cơ quan xét xử

– Tổ chức các buổi xét xử các vụ án của Tòa án

– Phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự, phân công thư ký tòa án , thanh tra viên thẩm định hồ sơ

– Kiểm tra tuyên án của Thẩm phán có đúng với quy định pháp luật hay không

– Thay đổi Thẩm phán, hội thẩm giải quyết, và thư ký tòa án nếu có tình huống gì xảy ra trong thời gian xử án.

– Ra quyết định thi hành án hoặc hoãn chấp hành án phạt tù

– Chỉ đạo ban hành các dự thảo điều luật, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội

– Chỉ đạo tổng kết các vụ xét xử, đưa ra các phương án mới trong xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để đảm bảo có sự thống nhất giữa các tòa án các địa phương và tòa án nhân dân tối cao.

– Trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm hoặc bãi chức thẩm phán tòa án, trình nhà nước bổ nhiệm hoặc bãi chức phó chánh án tòa án

– Tổ chức kiểm tra việc thực hiện biên chế, quản lý cán bộ, quản lý và sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân.

– Tổ chức các chương trình nhằm đào tạo và bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

2.2 Nhiệm vụ của nhóm có nhiệm vụ khi tiến hành xét xử tố tụng

– Đưa ra quyết định về việc thay đổi hay thực thi tạm giam và xử lý vật chứng

– Quyết định về việc chuyển vụ án với các tòa án khác

– Quyết định về vấn đề thủ tục rút gọn

– Cung cấp và thu hồi giấy chứng nhận Luật sư của LVN Group bào chữa

– Tiến hành tổ chức các hoạt động tố tụng khác thuộc quyền hạn tòa án Chánh án và phó chánh án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm của mình về những quyết định của mình đúng với pháp luật bộ luật Việt Nam.

3. Sự khác nhau giữa thẩm phán và chánh án

Thẩm phán và Chánh án đều nằm trong thành phần những người tiến hành tố tụng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết vụ việc dân sự. Hoạt động của họ mang tính chất chủ động và độc lập. Vậy cùng đóng vai trò là những người tiến hành tố tụng thì giữa thẩm phán và Chánh án có sự khác biệt gì không và khác biệt đó thể hiện như thế nào? Bảng so sánh dưới đây sẽ cho các bạn biết được sự khác biệt đó.

TIÊU CHÍ

CHÁNH ÁN

THẨM PHÁN

KHÁI NIỆM

Chánh án là người đứng đầu cơ quan xét xử.

Thẩm phán là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán.

BẢN CHẤT

– Chánh án là người kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không.

– Khi Chánh án trực tiếp xét xử một vụ án cụ thể thì lúc đó Chánh án được gọi là thẩm phán của phiên tòa(với điều kiện chánh án phải được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán. Thông thường Chánh án đều được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán).

Chỉ có Thẩm phán mới có quyền nhân danh Nhà nước tuyên án khi xét xử một vụ án cụ thể

PHÂN LOẠI

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

– Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

— Chánh án Tòa án quân sự trung ương

– Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Thẩm phán Tòa án bao gồm:

– Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

– Thẩm phán cao cấp;

– Thẩm phán trung cấp;

– Thẩm phán sơ cấp.

trong đó có:

– Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.

– – Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

– Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

– Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh án Toà án Nhân dân tối cao.

– Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Chánh án Tòa án quân sự trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

– Chánh án Tòa án quân sự khu vực do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

NHIỆM KỲ

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

– Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

– Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

– Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

– Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

– Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

– Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án quân sự khu vực là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

VAI TRÒ

Chánh án có quyền kiểm tra việc tuyên án của Thẩm phán có đúng quy định của pháp luật hay không.

Người có thẩm quyền xét xử một vụ kiện hay xét xử một vụ vi phạm pháp luật bị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn đề nghị truy tố trước pháp luật.

NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN

a) Tổ chức công tác giải quyết vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

b) Quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này;

c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;

d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;

đ) Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật này;

g) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật này hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

h) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này;

i) Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;

k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Lập hồ sơ vụ việc dân sự.

3. Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

5. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.

6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.

8. Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.

9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.

10. Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.

11. Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt

động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

12. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.

13. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.

14. Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này

Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)