1. Khái niệm về chánh tổng:

Chánh tổng là chức danh người đứng đầu một tổng, đơn vị hành chính dưới cấp huyện, gồm một số xã.

Chánh tổng có từ thời nhà Lê, dưới triều đại Tây 7 Sơn được lập lại, nhưng lại bị bãi bỏ dưới thời vua Gia Long. Đến thời Minh Mạng, đơn vị hành chính cấp tổng được thành lập lại và đặt lại chức danh chánh tổng. Chánh tổng là viên quan thuộc cấp huyện, giữ vai trò trung gian giữa cấp huyện và cấp xã, có trách nhiệm truyền những mệnh lệnh của chính quyền cấp trên xuống cấp xã trong phạm vi một tổng và giám sát việc thực hiện những mệnh lệnh đó. Thời kì Pháp thuộc, chánh tổng và phó tổng được xếp trong ngạch nhân viên hành chính, được hưởng lương và xếp hạng bậc. Trước năm 1887, chánh tổng và phó tổng do chính phủ thực dân lựa chọn, chỉ định. Sau năm 1887, chánh tổng được tuyển chọn thông qua thi tuyển. Từ năm 1908, chánh tổng được tuyển lựa thông qua bầu cử mà cử tri là những người thuộc các thành phần có chức quyền, có tài sản, có bằng cấp và thống đốc là người có quyền quyết định cuối cùng trong việc tuyển chọn. Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, chánh tổng được tuyển lựa qua bầu cử và là người thay mặt cho tổng về mặt hành chính và pháp lí để giao thiệp với cấp trên.

 

2. Sự ra đời và cơ sở kinh tế – xã hội của pháp luật phong kiến:

Chế độ phong kiến được hình thành bằng việc phân phong đất đai của nhà vua cho các chư hầu theo các đẳng cấp của họ là cơ sở cho sở cho sự tồn tại cho sự bền vững của một xã hội với sự phân chia đẳng cấp giữa các bộ phận dân xư. Cơ sở kinh tế đó gắn liền với một kết cấu xã hội khá phức tạp bao gồm hai giai cấp chính là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Giai cấp địa chủ phong kiến là một lực lượng chiếm số ít trong xã hội nhưng lại là những người nắm giữ hầu hết ruộng đất tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong phương thức sản xuất phong kiến nên cũng là giai cấp thống trị trong xã hội cả về kinh tế, chính trị và cũng vì vậy mà thống tri cả về tư tưởng và đồng thời là giai cấp bóc lột. Ngược lại, giai cấp nông dân là lực lượng lao động sản xuất chính, chiếm số đông trong xã hội nhưng vì không có tư liệu sản xuất nên phụ thuộc vào giai cấp địa chủ và bị giai cấp này bóc lột. Do đặc điểm này mà mâu thuẫn chính trong xã hội phong kiến chủ yếu nằm trong quan hệ giữa hai giai cấp này. Điều đó được phản ánh một cách đậm nét trong nội dung của pháp luật. Tuy nhiên, sự bóc lột của địa chủ đối với nông dân đã có một tính chất khác so với chủ nô và nô lệ. Do đó là sự bóc lột gián tiếp thông qua phương thức phát canh, thu tô chứ không còn bóc lột trực tiếp sức lao động trong chế độ chiếm hữu nô lệ nữa, quan hệ giữa hai giai cấp bóc lột và bị bóc lột đã được cải thiện ở mức độ nhất định. Bên cạnh đó , xã hội phong kiến còn khá phức tạp bởi kết cấu bao gồm nhiều bộ phận dân cư khác nhau ảnh hưởng đến pháp luật. Cư dân thành thị cũng đã xuất hiện và ngày càng trở nên đông đức cùng với sự hình thành các độ thị với hoạt động chủ yếu là thương nghiệp và thủ công nghiệp, đặc biệt là thời kì cuối của chế độ phong kiến. Ở phương Đông, ngoài các bộ phận dân cư kể trên, trong xã hội còn tồn tại tầng lớp kẻ sĩ một dạng tri thức vào thời đó và hầu như không tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất nhưng có vị trí đáng kể trong xã hội và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xây dựng pháp luật cũng như nội dung của pháp luật khi nhà nước phong kiến tuyển mộ quan lại theo lối khoa cử. Khác với xã hội chiếm hữu nô lệ trước đó gắn với chế độ đa thần giáo, đa số các xã hội phong kiến đã có sự thống nhất cơ bản về giáo thành chế độ quốc giáo, người đứng đầu nhà nước cũng có có thể trở thành giáo chủ lớn nhất hoặc có sự liên kết chặt chẽ với giới tăng lữ của tôn giáo thống trị. Nhờ đó có thể tăng cường uy tín của mình trong đời sống tinh thần của dân cư, củng cố địa vị thống trị trong xã hội về mặt tư tưởng. Đây cũng là một cơ sở củng cố cho sự kết hợp chặt chẽ giữa vương quyền với thần quyền, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội cũng như đến nội dung của pháp luật.

Pháp luật phong kiến được hình thành từ các phong tục, tập quán đã tồn tại trong đời sống xã hội bởi sự thừa nhận của nhà nước cùng với sự kế thừa những bộ phận của pháp luật chủ nô còn phù hợp với điều kiện xã hội phong kiến. Đây là quá trình xảy ra một cách khá chậm chạp cùng với sự chuyển biến của chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến do ảnh hưởng bền vũng của chế độ công xã và chế độ chiếm hữu nô lệ.

 

3. Bản chất của pháp luật phong kiến:

Dưới góc độ giai cấp, pháp luật phong kiến là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm hợp pháp hóa ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến và buộc xã hội phải tuân theo. Bằng cách đặt ra các quy phạm mới hoặc thừa nhận những quy phạm trước đó có lợi cho giai cấp mình, giai cấp địa chủ phong kiến đã xác lập, một trật tự xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội đó . Ở các giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển của chế độ phong kiến , pháp luật cũng manh những màu sắc khác nhau nhưng nhìn chung thì nó luôn được giai cấp địa chủ phong kiến sử dụng như là thứ công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mưu đồ thống trị của chúng trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về chính trị, pháp luật phong kiến khẳng định vị trí thống trị của địa chủ phong kiến gắn liền với một xã hội đẳng cấp với vai trò tối thượng của người đứng đầu nhà nước .Trật tự xã hội được xác lập có tính chất bền vứng và có quan hệ chặt chẽ với chế độ cha quyền con nối. Về kinh tế, pháp luật bảo vệ cho quan hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự chiếm hữu tư nhân của địa chủ phong kiến về ruộng đất và bóc lột nông dân thông qua hình thức phát canh, thu tô. Về tư tưởng pháp luật phong kiến thường sử dụng giáo lý của tôn giáo thống trị trong xã hội và thừa nhận địa vị thống trị của lực lượng cầm quyền như là một đặc ân mà chúa trời trao cho, thậm chí nhà vua còn được gọi là thiên tử – người thay trời trị dân. Nội dung giai cấp của pháp luật phong kiến cũng có những thay đổi nhất định do sự chuyển biến của đối sách lực lượng, đặc biệt giữa hai thời kỳ phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền. Tuy nhiên vẫn có thể khẳng định pháp luật phong kiến là sự thể hiện tập trung ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến là công cụ để giai cấp này thông qua nhà nước để thực hiện sự chuyên chính đối với giai cấp nông dân và những tầng lớp và những tầng lớp xã hội khác. Tuy nhiên xét một cách công bằng thì sự đóng góp đáng kể trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người, pháp luật phong kiến cũng có thuộc tính xã hội của nó. Pháp luật phong kiến ra đời không chỉ thực hiện và bảo vệ lợi ích cho giai cấp địa chủ phong kiến mà nó còn để thiết lập và duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp dân cư khác. Pháp luật phong kiến có nhiều quy định bảo vệ cho đời sống xã hội, cho hoạt động sản xuất. Chẳng hạn ở Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền làm dân tự do, chống nạn nô tì hóa bằng việc cấm bán hoàng nam làm nô lệ, bảo vệ những người nghèo khổ không nơi nương tựa, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, trật tự an ninh xã hội, chống sự hà hiếp, quấy nhiễu của cường hào, quan lại. Có cả những đạo luật còn nghiêng về bảo vệ cho thường dân.Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật phong kiến là công cụ thống trị của nhà nước phong kiến, chủ yếu thể hiện ý chí của giai cấp địa chủ phong kiến nhằm bảo vệ trật tự xã hội phong kiến. Điều này được thể hiện rõ hơn trong các đặc điểm của nó.

 

4. Đặc điểm của pháp luật phong kiến:

4.1. Pháp luật phong kiến củng cố và bảo vệ trật tự xã hội phong kiến:

Trật tự xã hội phong kiến là trật tự thứ bậc của các đẳng cấp trong xã hội và quan hệ vua tôi. Mỗi đẳng cấp có vị trí xã hội riêng gắn liền với các lợi ích kinh tế, chính trị nhất định theo thứ bậc đã được xác định từ trước, trong đó vua được coi là thiên tử có quyền lực bao trùm thiên hạ và dưới vua có các chư hầu cũng có đất đai và quyền lực ở mức độ khác nhau. Pháp luật có những quy định rất rõ ràng các đặc quyền tương ứng với đẳng cấp xã hội đó.

Về mặt kinh tế vua có quyền đặt ra thuế hoặc giao tiếp cho các chư hầu có quyền thu thuế trong các lãnh địa được phong tạo ra các nguồn thu cho nhà nước mà thực chất là của nhà vua. Các lãnh chúa ở châu Âu còn có cả quyền tịch thu tài sản, quyền thu tiền phạt, quyền đúc tiền,… Pháp luật quy định các biện pháp trói buộc người nông dân vào ruộng đất, duy trì và bảo vệ cho quan hệ sản xuất phong kiến.

Về mặt chính trị pháp luật xác định các đẳng cấp khác nhau trong xã hội cùng các biện pháp trừng trị rất khắc nghiệt đối với những hành vi xâm phạm đến địa vụ của các thế lực quý tộc hay trật tự xã hội phong kiến.

 

4.2. Pháp luật phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo và đạo đức phong kiến:

Nhiều quy định của pháp luật phong kiến là sự thể chế của các tư tưởng tôn giáo mà trực tiếp là các tín điều tôn giáo. Bên cạnh nội dung các quy định của pháp luật, trong chế độ phong kiến nhất là ở phương Tây có hệ thống tòa án giáo hội tồn tại cùng với tòa án của triều đình cũng có chức năng xét xử những chủ yếu là xét xử đối với những người bị coi là tà đạo và thường chống lại các tư tưởng tôn giáo. Bên cạnh sự ảnh hưởng của tôn giáo, pháp luật phong kiến còn mang đậm những dấu ấn của đạo đức phong kiến. Trật tự của xã hội phong kiến do giai cấp thống trị xây dựng nên do vậy mà quan niệm về cái tốt, cái xấu, về lẽ sống, về sự công bằng cũng do chúng quan niệm thành chuẩn mực mà con người phải theo. Đạo đức của giai cấp thống trị được thể chế hóa thành pháp luật.

Trên đây là bài viết của công ty Luật LVN Group về khái niệm chánh tổng và sự ra đời , bản chất đặc điểm của pháp luật phong kiến. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ tới đường dây hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ.

Trân trọng.

Luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)