1. Nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên
Nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên gồm: triệu tập đương sự, người có liên quan đến trụ SỞ cơ quan thi hành án hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành án; yêu cầu người phải thi hành án tự nguyện thi hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thí hành án trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án; áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật; yêu cầu chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp xử lí tang vật, tài sản và những việc khác có liên quan đến việc thi hành án; đề nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi chấp hành viên công tác ra quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, đình chỉ thi hành án, trả lại đơn yêu cầu thi hành án, phạt tiền hoặc trực tiếp phạt tiền người cố tình không thi hành án; yêu cầu tòa án đã ra bản án hoặc quyết định giải thích những điểm chưa rõ để thi hành án; lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành án và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp hành viên làm nhiệm vụ thi hành quyết định về tài sản trong bản án hình sự của tòa án quân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
2. Khái niệm chấp hành viên
Tham gia vào quá trình thi hành án dân sự có rất nhiều chủ thể và mỗi chủ thể có vị trí, vai trò khác nhau. Trong đó, chủ thể tham gia vào hầu hết các giai đoạn của quá trình thi hành án và là người giữ vị trí tổ chức thi hành án được gọi là chấp hành viên.
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành.
Trong pháp luật thi hành án dân sự, Điều 17 Luật thi hành án dân sự cũng định nghĩa chấp hành viên theo hướng này.
Chấp hành viên là công chức nhà nước, là người được bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn do pháp luật quy định và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước chứ không phải là thù lao theo vụ việc. Chấp hành viên thực hiện quyền lực của Nhà chấp hành viên trong tổ chức thi hành án vừa khắc phục được bất cập trong điều động, luân chuyển chấp hành viên.
Chấp hành viên được cấp trang phục, phù hiệu, thẻ chấp hành viên để sử dụng khi làm nhiệm vụ và được hưởng thang bậc lương theo quy định của Chính phủ.
3. Tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức chấp hành viên
– Tiêu chuẩn chấp hành viên
Chấp hành viên là công chức nhà nước và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thi hành án, cho nên chỉ những người đáp ứng đủ những tiêu chuẩn do pháp luật quy định mới được bổ nhiệm làm chấp hành viên. Theo quy định tại Điều 18 Luật thi hành án dân sự, các tiêu chuẩn đó bao gồm:
+ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại Điều 18 Luật thi hành án dân sự, có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên (khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự).
+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự, có thời gian làm công tác pháp luật từ 3 năm trở lên và trúng tuyển kì thi tuyển chấp hành viên sơ cấp thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên sơ cấp.
+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự, có thời gian làm chấp hành viên sơ cấp từ 5 năm trở lên và trúng tuyển kì thi tuyển chấp hành viên trung cấp thi được bổ nhiệm làm chấp hành viên trung cấp.
nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự thì có thể được bổ nhiệm chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển. Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 5 năm hở lên có thể được bổ nhiệm chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
– Việc bổ nhiệm chấp hành viên
Xuất phát từ vị trí quan trọng của chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự nên chấp hành viên sẽ do Bộ trưởng Bộ tư pháp xem xét bổ nhiệm ữên cơ sở các tiêu chuẩn chấp hành viên. Việc bổ nhiệm chấp hành viên được thực hiện theo thủ tục chặt chẽ do Chính phủ quy định trong nghị định về cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự.
– Việc miễn nhiệm và cách chức chấp hành viên
Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
Ngoài ra, xuất phát từ vị trí, vai hò quan trọng của chấp hành viên trong hoạt động tư pháp nói chung và thi hành án nói riêng, khoản 2 Điều 19 Luật thi hành án dân sự còn quy định việc miễn nhiệm chấp hành viên trong trường hợp người đang là chấp hành viên nhưng do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khoẻ mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc vì lí do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để viên những quyền hạn cụ thể. Quyền hạn của chấp hành viên được hiểu là phạm vi những công việc mà chấp hành viên được thực hiện trong quá trình thi hành án dân sự.
Nhiệm vụ và quyền hạn của chấp hành viên do pháp luật thi hành án dân sự quy định. Chấp hành viên là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tổ chức thi hành bản án, quyết định khi được thủ trưởng cơ quan Thi hành án phân công. Vì vậy, để tạo điều kiện cho chấp hành viên có thể chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy tối đa vai trò cá nhân của chấp hành viên nhưng vẫn đảm bảo việc thi hành án đúng pháp luật, chấp hành viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
– Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương Sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên.
– Triệu tập đương sự, người có liên quan đến việc thi hành án đến trụ sở cơ quan Thi hành án dân sự hoặc uỷ ban nhân dân Kã, phường, thị trấn nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành lán; giải thích, thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án.
– Ấn định thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi mành án. Nếu hết thời hạn tự nguyện mà người phải thi hành án Không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ áp dụng Ibiện pháp cưỡng chế.
– Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án chấp hành viên cần phải áp dụng biện pháp bảo đàm thi hành án. Việc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm hay cưỡng chế nào phụ thuộc vào nội dung của bản án, quyết định, đơn yêu càu thi hành án, tài sàn, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
– Yêu cầu cơ quan công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành án; quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
– Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chỉ trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án dân sự và các khoản phải nộp khác.
– Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ: Thi hành án dân sự là lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp sự chống đối của đương sự, đặc biệt là của người phải thi hành án diễn ra rất quyết liệt và trong mọi quá trình thi hành án. Để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của chấp hành viên cũng như đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của công dân, ngăn chặn những hành Ivi chống đối quyết liệt của đương sự, Luật thi hành án dân sự đã bổ sung quyền hạn này cho chấp hành viên.
– Thực hiện nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan thi hành án giao: Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc Thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
– Sách nhiễu, gây phiền hà cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thi hành án.
– Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật
Để chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành ấn dân sự có hiệu quả, Luật thi hành án dân sự đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên và những việc chấp hành viên không được làm tại Điều 20, Điều 21 và một số điều luật khác.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
Quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2014 như sau:
“- Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
– Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
– Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
– Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
– Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
– Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
– Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
– Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”.
Những việc Chấp hành viên không được làm bao gồm:
“- Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
– Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
ật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”.
– Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
– Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
– Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
5. Địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự
Địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ tổ chức thi hành án của chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, thể hiện vị trí của Chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự.
Trong đó các quyền thi hành án dân sự của Chấp hành viên là phạm vi những việc mà chấp hành viên được quyền quyết định, thực hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình còn nghĩa vụ thi hành án của Chấp hành viên được hiểu là những việc mà chấp hành viên phải thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án, quyết định được nhanh chóng và hiệu quả.
Chấp hành viên không chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự mà còn là chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật khác như quan hệ háp luật hành chính. Vì vậy, ngoài pháp luật thi hành án dân sự, hành vi của chấp hành viên còn chịu sự điều chỉnh của các ngành luật khác. Tuy nhiên, nói đến địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự là chỉ nói đến các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên với tư cách là người trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự. các quyền và nghĩa vụ này trước hết được quy định tại Luật thi hành án 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án 2014.
Như vậy, Chấp hành viên là người tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành thể hiện vị trí của chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành dân dân sự tạo thành địa vị pháp lý của chấp hành viên trong thi hành án dân sự. Việc xác định địa vị pháp lý của chấp hành viên chịu sự quy định và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như đặc thù của hoạt động thi hành án, bản chất của thi hành án dân sự, vị trí, vai trò của chấp hành viên trong thi hành án dân sự.
Địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện rõ ràng trong hai nhóm quy định sau:
– Một là, địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện ở các quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên trong thi hành án dân sự.
– Hai là, địa vị pháp lý của chấp hành viên thể hiện thông qua các quy định về trình tự, thủ tục thi hành các bản án, quyết định bao gồm: giai đoạn tự nguyện thi hành án, giai đoạn cưỡng chế thi hành án, giai đoạn kết thúc thi hành án.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự hoạt động. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group