Vì ngày tôi bị tai nạn là 26/3 chủ nhật, nhưng xã có tổ chức chạy olympic nên tôi vẫn phải đi làm. Từ khi tôi bị tai nạn đến nay, tôi không được hưởng lương cũng như BHXH, UBND xã cũng không nộp bảo hiểm xã hội cho tôi. Gần đây chủ tịch và bí thư đến nhà yêu cầu tôi chuyển công tác sang làm phó chủ tịch cựu chiến binh xã (lương thấp hơn). Vậy tôi muốn biết họ giải quyết chế độ cho tôi như vậy có đúng không? Nếu bây giờ tôi có nhu cầu xin thôi việc không làm nữa thì chế độ tôi được hưởng như thế nào? và tôi phải làm những thủ tục gì? trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh tôi có được hưởng chế độ gì không?

Tôi rất mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật lao động công ty Luật LVN Group.

>>  Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.0191

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Bộ Luật Lao động 2012

Nghị định 112/2011/NĐ-CP  quy định về công chức xã, phường , thị trấn

Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và nghỉ hưu đối với công chức

2. Nội dung tư vấn

Việc giải quyết chế độ cho bạn như vậy là chưa thỏa đáng.

Nếu hiện tại, bạn có nhu cầu xin thôi việc không làm nữa thì bạn được hưởng chế độ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định 112/2011/NĐ_CP: “Theo nguyện vọng và được Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý”  Do đó, để được hưởng chế độ thôi việc đối với công chức cấp xã, bạn phải có được sự đồng ý của UBND cấp huyện. Chế độ trợ cấp thôi việc của bạn được chi trả theo quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2010/NĐ_CP:

 Điều 5. Trợ cấp thôi việc

Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng  (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.” 
Để được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, bạn thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ_CP:

” Điều 4. Thủ tục giải quyết thôi việc

1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:
a) Công chức phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Các lý do không giải quyết thôi việc:
Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;
Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.”  Như vậy, bạn phải gửi đơn xin thôi việc đến UBND cấp huyện nơi bạn đang công tác để được giải quyết chế độ thôi việc cho mình. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 142 BLLĐ : ” Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.” Như vậy, việc bạn khai báo việc bạn bị tai nạn giao thông là do đi thăm người ốm ( không phải bị tai nạn trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình), do đó không thuộc trường hợp được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Do đó, chế độ bảo hiểm xã hội của bạn được giải quyết theo chế độ ốm đau. Luật BHXH quy định:

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

Thời gian hưởng chế độ ốm đau của bạn được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật BHXH: “Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”. Mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc (khoản 1 Điều 28 Luật BHXH).

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

 Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

 Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp Luật Lao động – Công ty luật LVN Group