Bệnh viện Thống Nhất quyết định tiếp nhận từ ngày 15/01/2009. Trung tá Bác sĩ Nguyễn Văn A nhập ngũ từ tháng 9 năm 1984 và công tác liên tục trong quân đội trước khi chuyển ngành sang Bệnh viện Thống Nhất. Tháng 4 năm 2015, bác sĩ Nguyễn Văn A làm đơn xin thôi việc.
Cho tôi hỏi là:
1. bệnh viện Thống Nhất phải trả chế độ trợ cấp thôi việc đối với bác sĩ A từ khi nào (trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp)? Nếu phải trả thì áp dụng theo điều khoản của văn bản nào?
2. Cơ quan cũ (Bộ quốc phòng) của Bác sĩ Nguyễn Văn A có phải chi trả trợ cấp thôi việc từ tháng 9/1984 – 12/2008 không?
Xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật động của công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời
Chào bạn, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Trường hợp này, bác sĩ A là quân nhân chuyển ngành. Theo quy định tại điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm có quy định:
“3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó:
a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội”.
Như vậy, thời gian bác sĩ A phục vụ trong quân đội sẽ không được tính vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc theo quy định trên.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật lao động – Công ty luật LVN Group.