Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

1. Quy định về hợp đồng thời vụ

 

 Khái niệm hợp đồng thời vụ không được luật lao động cụ thể mà chỉ quy định chung về khái niệm hợp đồng lao động tại Điều 15 “Bộ luật lao động năm 2019”. Đồng thời trong quy định về phân loại hợp đồng lao động có xác định một trong những loại hợp đồng lao động là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Trên cơ sở định nghĩa về từ “thời vụ”, và quy định về khái niệm hợp đồng lao động cùng với nội dung về phân loại hợp đồng lao động thì có thể hiểu: Hợp đồng lao động thời vụ là một trong những loại hợp đồng lao động, là căn cứ ghi nhận quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện một công việc mang tính “mùa vụ”, tạm thời, không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng, thông qua việc quy định những nội dung mà hai bên đã thỏa thuận và thống nhất với nhau về nội dung công việc, tiền lương, và về các nội dung khác như tiền lương, điều kiện làm việc, các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Trên cơ sở này, có thể xác định “hợp đồng thời vụ” là tên gọi khác của loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Hợp đồng lao động thời vụ, như đã phân tích được xác định là một trong những loại hợp đồng lao động, nên mặc dù pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc quy định các điều khoản trong hợp đồng lao động mùa vụ, nhưng về mặt nguyên tắc, hợp đồng lao động mùa vụ vẫn cần phải có những nội dung cơ bản sau: thông tin về người sử dụng lao động hợp đồng lao động mùa vụ vẫn cần phải có những nội dung cơ bản sau: thông tin về người sử dụng lao động, người lao động, công việc và địa điểm làm việc, thời hạn của hợp đồng, mức lương và hình thức trả lương, chế độ nâng lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về việc đóng các khoản tiền bảo hiểm, và các nội dung bảo hộ lao động (tùy vào từng công việc)…

Hợp đồng lao động thời vụ được ký kết đối với những công việc mang tính chất tạm thời, có tính mùa vụ hoặc có thời hạn dưới 12 tháng. Đồng thời tại khoản 3 Điều 22 “Bộ luật lao động năm 2019” cũng có quy định về việc không được ký kết hợp đồng lao động thời vụ để thực hiện những công việc mang tính chất thường xuyên, dài hạn từ 12 tháng trở lên, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật về lao động. Trong đó, các trường hợp đặc biệt được phép giao kết hợp đồng lao động thời vụ (hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng) đối với những công việc mang tính thường xuyên từ 12 tháng trở lên gồm các trường hợp tuyển dụng người lao động để tạm thời thay thế người lao động khác đang trong thời gian đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoặc đang nghỉ hưởng chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.Về hình thức, hợp đồng lao động thời vụ cũng giống như các loại hợp đồng lao động khác phải được giao kết bằng văn bản theo quy định tại Điều 16 “Bộ luật lao động năm 2019”. Tuy nhiên, nếu công việc được giao kết là công việc mang tính chất tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, thì trường hợp này, người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động thời vụ bằng lời nói mà không bắt buộc phải giao kết bằng văn bản.

 

2. Uỷ quyền khi ký hợp đồng thời vụ

Theo quy định tại điều 28 Bộ luật lao động năm 2019

Điều 28. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động

Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Như vậy bạn có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải đảm bảo khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo các hợp đồng. Đồng thời, bạn phải đảm bảo thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật.

Bạn chỉ có thể ủy quyền cho người khác ký hợp đồng lao động trong trường hợp người này được ủy quyền hợp pháp thay mặt cho một nhóm người lao động ký kết hợp đồng để giải quyết một công việc nhất định, theo mùa vụ mà thời hạn kết thúc dưới 12 tháng, hoặc công việc xác định được thời gian kết thúc từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Khi người được ủy quyền hợp pháp ký kết hợp đồng lao động phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.

3. Quy định về lao động thời vụ

Hợp đồng lao động thời vụ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

– Không được giao kết hợp đồng lao động lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

– Khi ký kết hợp đồng lao động thời vụ, người sử dụng lao động phải đảm bảo các quyền lợi sau đây cho người lao động:

+ Được tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

+ Được tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Được bảo vệ quyền lợi chính đáng như không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, không được trả lương đúng hạn, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, được nghỉ ngơi trong thời gian hành kinh..

+ Khi có xảy ra tranh chấp giữa người sử dụng lao động và ngươi lao động thì người lao động có cơ sở để Tòa án giải quyết quyền lợi cho người lao động.

– Pháp luật lao động chưa hạn chế số lần ký kết HĐLĐ thời vụ.Tuy nhiên, công việc được giao kết trong hợp đồng lao động thời vụ phải là công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên.

– Khi ký kết hợp đồng lao động cần đảm bảo một số nội dung cơ bản như sau: tên, địa chỉ cụ thể của người sử dụng lao động, họ tên, chứng minh thư, địa chỉ của người lao động, nội dung công việc và địa điểm làm việc, thời hạn lao động, mức lương và hình thức trả lương, thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang bị về bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm và các khoản phụ cấp nếu có

– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi theo quy định tại  điều 36 “Bộ luật lao động 2019” thì:

“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Như vậy, mặc dù là công việc thời vụ và mang tình chất tạm thời nhưng pháp luật cũng đưa ra chi tiết, rõ ràng đối với loại hợp đồng lao động này.

4. Điều kiện để ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ

Để biết được điều kiện để ký hợp đồng lao động theo mùa vụ thì trước tiên phải xác định tính chất công việc người lao động tham gia là gì, nếu bản chất của công việc là theo mùa vụ, dưới 12 tháng và không có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, thì sẽ ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ

Những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, sẽ không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Trừ nhưng trường hợp sau:

Phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản,

Người lao động ốm đau, bị tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

Trường hợp vị phạm, NSDLĐ sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng NLĐ mà họ vi phạm theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP

5. Hình thức của hợp đồng theo mùa vụ

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Như vậy công việc theo mùa vụ có thời hạn dưới 03 tháng các bên có thể giao kết bằng lời nói.

Còn đối với công việc có thời hạn trên 03 tháng thì việc giao kết bắt buộc phải lập thành văn bản.

 

 
 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group