>> Luật sư tư vấn luật Dân sự trực tuyến, gọi:  1900.0191

 

Trả lời:

1. Chi phí cấp lại sổ hồng là bao nhiêu?

Tại mục b3 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về mức thu cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở như sau:

“b.3. Lệ phí địa chính

– Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.

– Mức thu: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau:

+ Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau:

* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:

Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.

Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.”

Như vậy, mỗi tỉnh sẽ ban hành mức thu cụ thể nhưng tối đa không quá 50.000 đồng/giấy. Bạn có nêu một đơn vị nhận làm với giá 7 triệu đồng/giấy thì có thể đây là mức phí dịch vụ của đơn vị đó đi thực hiện các thủ tục cấp lại cho bạn chứ không phải mức lệ phí nhà nước quy định. vì vậy bạn cần trao đổi lại với chuyên viên tiếp nhận hồ sơ hoặc người có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận để làm rõ việc này.

 

2. Trình tự thủ tục để thực hiện việc cấp lại sổ đất

  • Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư phải tiến hành khai báo đến UBND cấp xã nơi có đất, khai báo về việc bị mất “Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng”;
  • Phải tiến hành đăng tin mất sổ đất trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài,.
  • Kể từ ngày cá nhân và hộ gia đình, cộng đồng dân cư tiến hành khai báo mất sổ, trong vòng 15 ngày, niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận thuộc về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã,.
  • Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài phải đăng tin mất sổ đất trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương ít nhất là 03 lần.
  • Sau 30 ngày, tính từ ngày UBND niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận đối với trường hợp của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư hoặc đối với trường hợp của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận tính từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
  • Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm đối với việc kiểm tra hồ sơ cũng như việc trích lục bản đồ địa chính hoặc tiến hành trích đo địa chính thửa đất, trong các trường hợp mà chưa có bản đồ địa chính và trường hợp chưa trích đo địa chính của thửa đất; sau đó tiến hành lập hồ sơ rồi trình Sở tài nguyên và môi trường để Sở ký quyết định về việc hủy Giấy chứng nhận bị mất, bên cạnh đó ký cấp lại đối với Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiến hành chỉnh lý, cũng như cập nhật các biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc tiến hành gửi cho UBND cấp xã để trao đổi trong trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
  • Người có sổ đỏ bị mất muốn xin cấp lại thì cần phải nộp các chi phí để cơ quan nhà nước tiến hành làm lại sổ đỏ như: chi phí đo vẽ, lệ phí, …

 

3. Hồ sơ để xin cấp lại sổ đỏ

Theo quy định của khoản 2 của Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị về việc cấp lại Giấy chứng nhận;
  • Đối với hộ gia đình và cá nhân thì cần Giấy xác nhận của UBND cấp xã đối với việc đã niêm yết thông báo về việc mất giấy trong vòng 15 ngày;
  • Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần có Giấy tờ để chứng minh việc đã tiến hành đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với việc mất Giấy chứng nhận;

Tại Điều 11 của Thông tư  24/2014/TT-BTNMT còn thêm quy định đối với việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ mà có chức năng thực hiện thủ tục đăng ký, cũng như thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì không được quyền yêu cầu người sử dụng đất, hay yêu cầu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp thêm những loại giấy tờ khác ngoài những loại giấy tờ nêu trên phải nộp.

 

4. Mẫu số 10.Đk – Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4.1. Mẫu số 10.Đk là gì?

Mẫu số 10.Đk là mẫu đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các công trình xây dựng khác trên đất.

Mẫu đơn này do Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành.

 

4.2. Mẫu số 10.ĐK được sử dụng để làm gì?

Mẫu đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền của mình.

Khi có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận, người sử dụng đất có thể điền vào mẫu đơn có sẵn.

Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

 

4.3. Nội dung Mẫu số 10.Đk

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Kính gửi: ………………………………………………

 

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..

Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

I. PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ

(Xem kỹ hướng dẫn viết đơn trước khi kê khai; không tẩy xóa, sửa chữa trên đơn)

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất

1.1. Tên (viết chữ in hoa): …………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

1.2. Địa chỉ(1): …………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Giấy chứng nhận đã cấp đề nghị được cấp lại, cấp đổi

2.1. Số vào sổ cấp GCN: …………………………; 2.2. Số phát hành GCN: …………………….;

2.3. Ngày cấp GCN …/…/……

3. Lý do đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận: ………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………

4. Thông tin thửa đất có thay đổi do đo đạc lại (kê khai theo bản đồ địa chính mới)

Tờ bản đồ số

Thửa đất số

Diện tích (m2)

Nội dung thay đổi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1. Thông tin thửa đất theo GCN đã cấp:

– Thửa đất số: ………………………………….;

– Tờ bản đồ số: …………………………………;

– Diện tích: ……………………………….… m2

– ………………………………………………….

– ………………………………………………….

4.2. Thông tin thửa đất mới thay đổi:

– Thửa đất số: …………………………….;

– Tờ bản đồ số: ……………………………;

– Diện tích: ………..……….…………… m2

– …………………………………………….

– …………………………………………….

5. Thông tin tài sản gắn liền với đất đã cấp GCN có thay đổi (kê khai theo thông tin đã thay đổi – nếu có)

Loại tài sản

Nội dung thay đổi

 

 

 

 

 

 

5.1. Thông tin trên GCN đã cấp:

– Loại tài sản: ………………………………….;

– Diện tích XD (chiếm đất): ………………… m2;

– ………………………………………………….

………………………………………………….

………………………………………………….

5.2. Thông tin có thay đổi:

– Loại tài sản: ……………………………….;

– Diện tích XD (chiếm đất): …………… m2;

– …………………………………………….

……………………………………………….

……………………………………………….

6. Những giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi nộp kèm theo

– Giấy chứng nhận đã cấp;

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 

Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

…………., ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

 

II. XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Đối với trường hợp cấp đổi GCN do đo vẽ lại bản đồ địa chính)

Sự thay đổi đường ranh giới thửa đất kể từ khi cấp GCN đến nay: ………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….

 

Ngày …… tháng …… năm ……
Công chức địa chính
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

 

 

Ngày …… tháng …… năm ……
TM. Ủy ban nhân dân
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)

III. Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

(Nêu rõ kết quả kiểm tra hồ sơ và ý kiến đồng ý hay không đồng ý với đề nghị cấp đổi, cấp lại GCN; lý do).

Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ, tên và chức vụ)

 

 

Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Bài viết tham khảo thêm:

>> Tư vấn về quy trình và thủ tục cấp lại sổ hồng ?

>> Chi phí để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.